Hong Kong tặng 7,5 triệu liều vaccine cho nước nghèo
Quan chức Hong Kong cho biết thành phố sẽ tặng 7,5 triệu liều vaccine Covid-19 của AstraZeneca cho các nước đang phát triển thông qua Covax.
“Xét đến tình hình dịch bệnh toàn cầu vẫn tiếp tục, cùng việc nguồn vaccine của Hong Kong ổn định và đầy đủ, tôi thông báo chính quyền đã đạt thỏa thuận ba bên với chương trình Covax và hãng AstraZeneca để tài trợ 7,5 triệu liều vaccine”, Sophia Chan, lãnh đạo cơ quan thực phẩm và y tế Hong Kong, hôm nay cho biết.
Vaccine Covid-19 của AstraZeneca được chuẩn bị tại một phòng tiêm ở Pháp hôm 12/3. Ảnh: AFP .
Quan chức Hong Kong nói thêm rằng tổng cộng 92 nền kinh tế thu nhập thấp và dưới trung bình sẽ nhận được số vaccine này, đồng thời lưu ý vaccine dự kiến được phân phối theo nhiều đợt trước quý II năm sau. Đây là số vaccine Hong Kong đặt mua từ trước, nhưng không nhận trong năm nay để tránh lãng phí.
Chan dẫn thông tin từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết công tác phân phối vaccine trên thế giới chưa đạt yêu cầu, khi mới chỉ 20% dân số ở các nước đang phát triển được tiêm liều đầu tiên. Trong khi đó tại Hong Kong, 60,6% dân số đã được tiêm ít nhất một liều.
Theo Chan, nguồn vaccine gồm 15 triệu liều của Pfizer-BioNTech và Sinovac đủ để tiêm chủng cho toàn bộ dân số Hong Kong. “Khi nhìn vào tỷ lệ tiêm chủng hiện tại, ngay cả trong trường hợp cần tiêm liều thứ ba cho người cao tuổi, chúng tôi cho rằng nguồn vaccine vẫn đủ”, bà giải thích.
Trong một hội nghị thượng đỉnh hồi tháng 8, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết nước này cam kết cung cấp 2 tỷ liều vaccine Covid-19 cho hơn 100 quốc gia và tổ chức quốc tế, đồng thời tài trợ 100 triệu USD cho Covax và 100 triệu liều vaccine cho các nước đang phát triển.
Video đang HOT
Tình hình Covid-19 tại Hong Kong được cho là đang ổn định. Giới chức đã nới lỏng biện pháp giãn cách xã hội tại các phòng gym, cho phép người tập không cần đeo khẩu trang nếu toàn bộ nhân viên đã được tiêm chủng đầy đủ, hoặc được xét nghiệm nCoV thường xuyên.
Toàn thế giới đã ghi nhận trên 234,7 triệu ca nhiễm virus SARS-CoV-2
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h ngày 1/10 (giờ Việt Nam), toàn thế giới đã ghi nhận 234.730.900 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 4.800.665 ca tử vong. Số bệnh nhân được điều trị khỏi là 211.536.497 người.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Lima, Peru. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất vẫn là Mỹ với 716.849 ca tử vong trong tổng số 44.315.162 ca. Tiếp đó là Ấn Độ với 448.396 ca tử vong trong số 33.768.516 ca. Brazil đứng thứ 3 với 596.800 ca tử vong trong số 21.427.073 ca.
Tính theo tỷ lệ dân số, Peru là quốc gia có tỷ lệ tử vong cao nhất, theo đó cứ 100.000 người dân thì có 605 người tử vong. Tiếp đến là Bosnia-Herzegovina với 323 người và CH Bắc Macedonia với 320 người/100.000 dân.
Xét theo khu vực, Mỹ Latinh và Caribe hiện có trên 1,4 triệu ca tử vong trong trên 44,9 triệu ca. Tiếp đến là châu Âu, có trên 67,8 triệu người mắc COVID-19, trong đó có trên 1,3 triệu ca tử vong. Châu Á ghi nhận trên 1,1 triệu ca tử vong trong trên 75,9 triệu ca. Bắc Mỹ có trên 1 triệu ca tử vong trong trên 53,2 triệu ca. Châu Phi ghi nhận trên 211.800 ca tử vong, trong khi số người không qua khỏi ở châu Đại Dương là trên 2.900 người.
Lào đã tiếp tục gia hạn lệnh phong tỏa kéo dài thêm 15 ngày kể từ ngày 1/10, đồng thời nỗ lực đưa đất nước chuyển sang trạng thái bình thường mới phù hợp với bối cảnh thực tế. Đây là lần thứ 11 nước này gia hạn lệnh phong tỏa vốn được áp dụng từ ngày 22/4 đến nay. Lào đã nỗ lực triển khai nhiều biện pháp phòng chống nhưng dịch bệnh tiếp tục lan rộng trong cộng đồng tại nhiều tỉnh với mức tăng hơn 48% so với giai đoạn trước đây.
Lào đã ghi nhận 464 ca mắc mới COVID-19 và 1 trường hợp tử vong. Trong số các ca mắc mới có tới 437 ca cộng đồng, còn lại là các ca nhập cảnh được cách ly ngay. Thủ đô Viêng Chăn vẫn đứng đầu cả nước về số ca cộng đồng với 220 trường hợp. Đến nay, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại Lào hiện là 24.310 ca, trong đó có 19 người tử vong.
Trong khi đó, nhà chức trách Philippines nới lỏng hơn nữa các biện pháp phòng dịch tại vùng thủ đô từ ngày 1/10, theo đó cho phép các nhà hàng đón thêm khách và các phòng tập thể thao mở cửa trở lại. Theo quy định mới, các nhà hàng và dịch vụ chăm sóc cá nhân được phép tăng gấp đôi lượng khách phục vụ lên mức 20% công suất hoạt động, các phòng tập thể hình và thể thao được mở cửa trở lại nhưng chỉ nhận những người đã tiêm đủ liều vaccine.
Quy định mới được đưa ra trong bối cảnh tình hình dịch tại Philippines đã có những dấu hiệu được cải thiện. Số ca nhiễm mới hằng ngày trung bình ở mức 1.700 ca trong tuần trước, giảm đáng kể so với 4.300 ca/ngày trong tuần trước đó. Hiện Philippines có tổng cộng gần 2,5 triệu ca nhiễm, trong đó có 38.294 ca tử vong, là nước bị ảnh hưởng nặng nề thứ hai ở khu vực Đông Nam Á, sau Indonesia.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngày 1/10, Nhật Bản đã dỡ bỏ hoàn toàn tình trạng khẩn cấp áp dụng tại thủ đô Tokyo và 18 tỉnh tại nước này, đồng thời dỡ bỏ tình trạng bán khẩn cấp tại các vùng còn lại trên cả nước. Đây là lần đầu tiên kể từ tháng 4/2021, toàn bộ 47 tỉnh tại Nhật Bản không phải áp dụng lệnh tình trạng khẩn cấp ở bất kỳ hình thức nào.
Chính phủ Nhật Bản có kế hoạch nới lỏng từng bước các biện pháp hạn chế để nối lại các hoạt động kinh tế và xã hội song song với các biện pháp phòng chống làn sóng dịch bệnh COVID-19 tiếp theo. Khi lệnh tình trạng khẩn cấp dần được dỡ bỏ, lĩnh vực du lịch của Nhật Bản cũng có dấu hiệu khởi sắc với số lượng đặt chỗ các chương trình du lịch trong nước bắt đầu tăng, trong khi các nhà hàng và các công viên chủ đề chuẩn bị đón số lượng khách dự kiến sẽ tăng.
Trong diễn biến trái chiều, Hàn Quốc sẽ duy trì các quy định giãn cách xã hội cứng rắn trên toàn quốc thêm 2 tuần nữa, trong bối cảnh các ca COVID-19 mới gia tăng. Kế hoạch gia hạn sẽ có hiệu lực từ ngày 4/10, theo đó khu vực Seoul và vùng phụ cận sẽ vẫn giãn cách xã hội mức cao nhất (cấp độ 4), trong khi phần còn lại của đất nước sẽ giãn cách ở cấp độ 3.
Các quán cà phê và nhà hàng trong khu vực thủ đô sẽ được phép hoạt động đến 22h, người dân được phép tham gia các cuộc tụ tập ở khu vực thủ đô sau 18h với tối đa 6 người, trong đó phải có ít nhất 4 người đã được tiêm chủng đầy đủ. Tuy nhiên, Thủ tướng Hàn Quốc cho biết các quy định về số người tham dự các sự kiện như đám cưới, tiệc thôi nôi cũng như đến các địa điểm thể thao ngoài trời sẽ được sửa đổi một phần căn cứ vào số người được tiêm phòng đầy đủ trong bối cảnh tiếp tục có nhiều lời phàn nàn về việc hạn chế tụ tập.
Tương tự, Hy Lạp thông báo sẽ áp dụng lệnh giới nghiêm ban đêm và cấm tổ chức biểu diễn nhạc tại các quán bar, cafe và nhà hàng ở thành phố Thessaloniki. Quy định mới được ban hành sau khi số ca mắc mới COVID-19 tại thành phố lớn thứ 2 tại Hy Lạp gia tăng. Bộ Bảo vệ dân sự Hy Lạp cho biết vùng đô thị Thessaloniki và vùng phụ cận Halkidiki, cùng với thành phố Larrissa ở miền Trung sẽ áp dụng các biện pháp hạn chế cấp độ 4 trong vòng 1 tuần từ ngày 1/10.
Hy Lạp đã vượt qua giai đoạn đầu của đại dịch vào năm 2020 với ít tác động hơn các quốc gia khác trong khu vực. Tuy nhiên, trong năm nay, dịch bệnh diễn biến phức tạp hơn và số ca mắc mới cũng bắt đầu tăng trong những tuần gần đây. Ngày 30/9, Hy Lạp ghi nhận 2.232 ca mắc mới và 33 ca tử vong, nâng tổng số ca mắc và tử vong vì dịch bệnh tại quốc gia này lên là 655.767 ca và 14.828 ca. Với dân số 11 triệu người, Hy Lạp đã tiêm được hơn 12 triệu liều vaccine, khoảng 58% dân số đã được tiêm phòng đầy đủ.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Dubbo, Australia. Ảnh: AFP/TTXVN
Chính phủ Australia thông báo trong tháng 11 tới, các bang đạt tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ lên tới 80% dân số sẽ mở trở lại cho hoạt động đi lại quốc tế, bắt đầu với bang đông dân nhất ở nước này là New South Wales. Hiện bang New South Wales đang thực hiện thí điểm việc cách ly tại nhà. Nếu chương trình này thành công, công dân Australia và những người có thị thực thường trú được tiêm chủng đầy đủ khi nhập cảnh về nước tại bang này sẽ được cách ly tại nhà trong một tuần, thay vì phải cách ly tại khách sạn trong hai tuần. Để được cách ly tại nhà, các du khách phải được tiêm chủng đầy đủ hai liều vaccine đã được phê duyệt, trừ trẻ em dưới 12 tuổi hoặc người được miễn trừ về mặt y tế.
Hiện các loại vaccine phòng COVID-19 của các hãng Pfizer/BioNTech, AstraZeneca, Moderna và Janssen đã được công nhận ở Australia. Cơ quan Quản lý hàng hóa trị liệu Australia (TGA) cũng vừa ra khuyến cáo hai loại vaccine của hãng Sinovac (Trung Quốc) sản xuất và Covishield do Ấn Độ sản xuất sẽ được coi là "vaccine được công nhận" khi xác định du khách nhập cảnh đã được tiêm chủng phù hợp hay chưa. Việc công nhận hai loại vaccine này sẽ loại bỏ một rào cản lớn đối với nhiều sinh viên quốc tế muốn học tập tại Australia.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong tổng số 54 quốc gia ở châu Phi, mới chỉ có 15 quốc gia đã tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho ít nhất 10% dân số tính đến ngày 30/9, đạt mục tiêu toàn cầu do Hội đồng y tế thế giới, cơ quan hoạch định chính sách y tế cao nhất trên thế giới, đề ra hồi tháng 5 vừa qua.
Nhà điều phối vaccine ở châu Phi thuộc WHO Richard Mihigo nhấn mạnh: "Những dữ liệu mới nhất cho thấy thành quả khiêm tốn song vẫn còn một chặng đường dài để đạt được mục tiêu mà WHO đề ra là tiêm chủng đầy đủ cho 40% dân số châu lục vào cuối năm nay". Trong tháng 9 vừa qua, tổng cộng 23 triệu liều vaccine đã tới châu Phi, tăng gấp 10 lần so với tháng 6.
Trong tuần từ ngày 19 - 26/9, số ca mắc mới COVID-19 ở châu Phi đã giảm 35% xuống trên 74.000 ca, trong khi có gần 1.800 ca tử vong được ghi nhận ở 34 quốc gia tại châu lục này.
Cho đến nay, cơ chế COVAX - do WHO và Liên minh Toàn cầu về vaccine và tiêm chủng (GAVI) phối hợp, đã cung cấp hơn 301 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 cho 142 quốc gia.
Hãng Novavax đề nghị WHO cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine Ngày 23/9, công ty Novavax của Mỹ và đối tác là Viện Huyết thanh Ấn Độ (SII) đã nộp hồ sơ đề nghị Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cấp phép sử dụng khẩn cấp cho vaccine ngừa COVID-19 của hãng Novavax. Biểu tượng của hãng dược phẩm Novavax (Mỹ) bên vaccine ngừa COVID-19. Ảnh: AFP/TTXVN Việc WHO cấp phép sẽ là...