Hong Kong: Sinh viên phá cửa tràn vào tòa thị chính
Cảnh sát chống bạo động phải dùng dùi cui và hơi cay để ngăn người biểu tình ồ ạt tràn vào tòa thị chính.
Ngày 19/11, một nhóm người biểu tình đòi dân chủ ở Hong Kong đã đột nhập vào tòa thị chính của thành phố bằng cửa ngách, và cảnh sát đã phải ra tay ngăn chặn dòng người biểu tình tràn vào bên trong tòa nhà.
Người biểu tình hò nhau phá cửa tòa thị chính
Căng thẳng bùng phát chỉ vài giờ sau khi các nhân viên thi hành án tìm cách tháo dỡ một phần chướng ngại vật của người biểu tình theo lệnh của tòa án Hong Kong tại khu trung tâm Admiralty vốn bị người biểu tình chiếm giữ suốt 2 tháng qua.
Một nhóm sinh viên biểu tình đã hò nhau lao về phía tòa thị chính, dùng các rào chắn kim loại và trụ bê tông để phá vỡ một cánh cửa bằng kính ở hông tòa nhà. Sau khi đập vỡ cửa, một số người biểu tình đã tìm cách chui vào bên trong tòa thị chính.
Ngay lập tức, đông đảo cảnh sát chống bạo động đã đổ tới khu vực này, sử dụng hơi cay và dùi cui để ngăn cản đám đông người biểu tình đang tìm cách tràn vào bên trong.
Cảnh sát xịt hơi cay ngăn cản sinh viên lao vào tòa thị chính
Video đang HOT
Khoảng 100 cảnh sát chống bạo động đội mũ sắt, mang dùi cui và khiên chắn đã được huy động canh gác bên ngoài tòa nhà chính quyền trước đông đảo sinh viên biểu tình đòi tổ chức bầu cử tự do người lãnh đạo thành phố vào năm 2017.
Sau những cuộc xô xát giữa người biểu tình và cảnh sát, 4 người biểu tình đã bị bắt giữ, trong khi 3 cảnh sát cũng bị thương và phải vào bệnh viện điều trị. Tình hình sau đó đã trở nên lắng dịu hơn khi cảnh sát chống bạo động rút đi.
Một nghị sĩ ủng hộ biểu tình tên là Fernando Cheung cho biết ông và một số lãnh đạo biểu tình đã tìm cách can ngăn sinh viên không nên tràn vào bên trong tòa thị chính.
Một người biểu tình bị cảnh sát dùng dùi cui khống chế
Cheung nói: “Đây là vụ việc rất cá biệt. Tôi nghĩ đây chỉ là điều không may, và chúng tôi không muốn nó xảy ra bởi cho đến nay phong trào biểu tình vẫn diễn ra trong hòa bình”.
Đây là lần đầu tiên người biểu tình Hong Kong đột nhập vào tòa thị chính trong suốt 2 tháng qua, trái ngược với dự đoán của các chuyên gia phân tích chính trị rằng phong trào biểu tình rầm rộ này sẽ dần dần lắng xuống theo thời gian.
Cuộc biểu tình này có lúc đã thu hút sự tham gia của hàng chục ngàn người và làm tê liệt trung tâm tài chính Hong Kong trong một thời gian dài. Tuy nhiên, cả Bắc Kinh và chính quyền Hong Kong đều nhất quyết không chịu nhượng bộ trước yêu cầu đòi tổ chức bầu cử phổ thông đầu phiếu tự do bầu trưởng đặc khu hành chính Hong Kong vào năm 2017.
Theo Trí Dũng (Theo Reuters) (Khám phá)
Tòa án Hong Kong ra tay dẹp vật cản của biểu tình
Một phần chướng ngại vật do người biểu tình dựng lên trước một tòa nhà đã bị tòa án yêu cầu tháo dỡ.
Ngày 18/11, các quan chức Hong Kong bắt đầu tháo dỡ một phần chướng ngại vật do người biểu tình dựng lên ở khu Admiralty theo lệnh của tòa án trong một nỗ lực nhằm giải tán biểu tình bằng các biện pháp pháp lý kể từ khi phong trào biểu tình đòi dân chủ của sinh viên bùng lên từ cách đây 2 tháng.
Chướng ngại vật do người biểu tình Hong Kong dựng trên đường phố
Tuy nhiên chính quyền Hong Kong đã thất bại trong việc biến lệnh tháo dỡ chướng ngại vật của tòa án này thành một màn phô trương sức mạnh để trấn áp người biểu tình, và có những lúc cuộc tháo dỡ trở thành "trò hề" trong mắt người dân.
Lệnh tháo dỡ chướng ngại vật được tòa án Hong Kong đưa ra theo kiến nghị của chủ tòa nhà CITIC khi họ cho rằng những hàng rào mà sinh viên dựng lên đã ngăn cản các phương tiện tiếp cận với tòa nhà nằm ngay trên đại lộ Tim Mei này.
Tuy nhiên, các nhân viên thi hành án của tòa chỉ có thể tháo dỡ một phần rất nhỏ chướng ngại vật do người biểu tình dựng lên, vì trong bản đồ đính kèm lệnh của tòa án quy định rất rõ phạm vi tháo dỡ chướng ngại vật chỉ là ở phía trước tòa nhà CITIC.
Người biểu tình di chuyển chướng ngại vật ra xa tòa nhà CITIC
Ngay sau khi lực lượng tháo dỡ có mặt, sinh viên Hong Kong đã ngay lập tức có mặt, mang theo loa phóng thanh để đàm phán với chủ của tòa nhà CITIC. Những hàng rào bằng kim loại phía trước tòa nhà cũng được các sinh viên nhanh tay cất đi trước khi nhân viên tòa án chạm được tay vào. Những hàng rào này ngay sau đó được mang đi để tiếp tục dựng chướng ngại vật ở nơi khác.
Nghị sĩ ủng hộ phe biểu tình Albert Ho cho biết việc một công ty tư nhân như CITIC phải dựa vào tòa án để tháo dỡ chướng ngại vật do người biểu tình dựng lên đã chứng tỏ sự yếu kém của chính quyền Hong Kong.
Nghị sĩ này nói: "Lời giải thích duy nhất cho việc này là chính quyền đã mất tự tin vào khả năng của mình, bởi họ thiếu quyền hạn và tính hợp pháp để thừa hành pháp luật".
Trong khi các nhân viên thi hành án đọc lệnh tháo dỡ của tòa án trước đám đông sinh viên biểu tình, cảnh sát mặc thường phục và sắc phục vẫn chỉ đứng yên gần đó mà không ra tay can thiệp. Còn người biểu tình thì vẫn tỏ ra thờ ơ với lệnh của tòa án, trong khi lãnh đạo biểu tình 18 tuổi Joshua Wong vẫn bình tĩnh trượt ván dọc con phố.
Sinh viên nhanh tay giằng lấy các hàng rào trước khi nhân viên thi hành án đến tháo dỡ
Joshua Wong nói: "Sinh viên biểu tình sẽ tôn trọng phán quyết của tòa án. Nhưng việc giải tỏa toàn bộ đại lộ Tim Mei là không cần thiết".
Khu vực chính của phe biểu tình trên đường Harcourt vẫn không bị động đến, và hàng ngàn chiếc lều đầy màu sắc vẫn còn nguyên vẹn tại nơi được gọi là "làng Hong Kong" này. Tuy nhiên, nhiều người tin rằng đây chỉ là một cuộc diễn tập của chính quyền để có thể giải tán biểu tình quyết liệt hơn trong thời gian tới.
Một sinh viên 22 tuổi tên là Alex nói: "Chúng tôi cho rằng họ đang đợi thời cơ để hành động. Chính quyền chắc chắn sẽ có hành động cứng rắn hơn, chỉ có điều chúng tôi không biết điều gì sẽ xảy ra".
Theo Trí Dũng (Theo Time) (Khám phá)
Biểu tình Hong Kong: Đàm phán rơi vào bế tắc Đối thoại đầu tiên giữa chính quyền Hong Kong với lãnh đạo sinh viên biểu tình rơi vào bế tắc khi các đề nghị của chính quyền không làm thỏa mãn được yêu cầu của người biểu tình. Ngày 21/10, cuộc đối thoại đầu tiên giữa chính quyền với sinh viên đã diễn ra trong vòng 2 tiếng đồng hồ và được truyền...