Hong Kong sẽ thất bại, Trung Quốc cũng chẳng chiến thắng
Đa số các chuyên gia quốc tế đều nhận định, phong trào biểu tình ở Hong Kong sớm muộn cũng sẽ thất bại nhưng không có nghĩa là Bắc Kinh sẽ chiến thắng. Những bất mãn trong lòng Hong Kong đã quá lớn.
Một người biểu tình giơ cao tấm biểu ngữ: Hong Kong dành cho người Hong Kong
Nhiều người cho rằng phong trào biểu tình của sinh viên Hong Kong xuất phát từ nhu cầu “dân chủ” và nhắm đến cái đích dân chủ. Điều này chỉ đúng một phần rất nhỏ. Nguồn gốc sâu xa của những gì đang diễn ra ở Hong Kong là do người dân của đặc khu này, đặc biệt là giới trẻ cảm thấy họ ngày càng bị thiệt thòi trong quá trình phát triển của chính mảnh đất nơi họ sinh sống và góp sức xây dựng.
Như một chuyên gia nghiên cứu xã hội từng nhận xét: Trung Quốc ngày càng trở nên quốc tế hóa còn Hong Kong lại ngày càng trở nên Đại lục hóa. Trong con mắt của người Hong Kong, kể từ khi được trao trả về Trung Quốc (tháng 7/1997) đến nay, những gì được gọi là tinh hoa của họ đang dần dần bị người Đại lục “cướp” hết. Ngược lại, với người dân Đại lục, Hong Kong “là một đứa trẻ được nuông chiều quá đâm hư”.
Xét một cách sâu xa hơn nữa, những bất ổn của Hong Kong là điều tất yếu bởi Bắc Kinh đã không thành công trong việc điều hành xã hội của đặc khu, sự phân hóa giàu nghèo ngày càng sâu sắc và chênh lệch về thu nhập ngày càng bị nới rộng khoảng cách.
Hãy cùng nhìn vào những con số cơ bản. Năm 1997, GDP của Hong Kong là 17,6 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người là 27.000 USD. Năm 2013, GDP đã tăng lên 27,4 tỷ USD và thu nhập đạt 38.797 USD/đầu người.
Giới trẻ Hong Kong ngày càng mất niềm tin vào chính quyền trung ương ở Bắc Kinh.
Video đang HOT
Kinh tế phát triển nhưng bất bình đẳng cũng tăng lên. Nếu năm 1997, hệ số Gini (chỉ số về bất bình đẳng của phân phối thu nhập giữa cá nhân và hệ kinh tế trong một nền kinh tế – ND) của Hong Kong chỉ là 0,518 thì đến năm 2011 đã là 0,537, đứng đầu châu Á về bất bình đẳng trong thu nhập. Số liệu thống kê cho thấy, thu nhập bình quân của 10% hộ gia đình nghèo nhất Hong Kong giảm tới 16% trong khoảng thời gian 2001-2011, từ mức 2.590 USD còn 2.170 USD.
Thu nhập giảm nhưng giá cả sinh hoạt ở Hong Kong ngày càng trở nên đắt đỏ. So với năm 2001, giá gạo và rau đã tăng gấp đôi và gấp bốn lần và chỉ từ năm 2009 đến nay, giá nhà đã tăng hơn 80%. Điều này cho thấy, xã hội Hong Kong ngày càng trở nên bất bình đẳng và mầm mống của sự bất ổn bắt đầu xuất hiện.
Điều tồi tệ hơn là kể từ khi ông Lương Chấn Anh lên nắm quyền điều hành Hong Kong, xu hướng đối đầu trong xã hội ở Đặc khu này ngày càng tăng lên. Và khi Bắc Kinh quyết định can thiệp vào việc bầu cử tại Hong Kong, các cuộc biểu tình phản đối đã bùng phát dữ dội.
Hong Kong từng là thuộc địa của Anh trong suốt 100 năm. Cho đến năm 1997, vùng đất này được trao trả lại cho Trung Quốc nhưng đi kèm với đó là một bản thỏa thuận Hong Kong vẫn được nắm quyền tự chủ trong 50 năm với cơ quan lập pháp, tư pháp riêng biệt. Chính vì thế, Hong Kong đương nhiên cũng sẽ có cuộc bầu cử dân chủ độc lập để xây dựng hệ thống kinh tế, chính trị của riêng mình. Bắc Kinh đã hứa hẹn sẽ cho phép Hong Kong tổ chức cuộc bầu cử dân chủ vào năm 2017 bằng hình thức phổ thông đầu phiếu để người dân có thể tự lựa chọn nhà lãnh đạo cho riêng mình.
Tuy nhiên, gần đây Trung Quốc lại ra thông báo chỉ có những người được một ủy ban thân Trung Quốc đề cử mới được tham gia ứng cử trong cuộc bỏ phiếu bầu trưởng đặc khu hành chính Hong Kong vào năm 2017.
Phong trào biểu tình ở Hong Kong, theo như lầm tưởng của nhiều người là “đấu tranh đòi dân chủ”, nhưng thực tế nó là cái cớ để người Hong Kong lập lại một xã hội mới. Khi đã gần như tuyệt vọng và bị thuyết phục bởi lý lẽ rằng “có kẻ từ Đại lục đang chiếm hết thành quả của mình”, người Hong Kong sẵn sàng xuống đường với niềm tin rằng “muốn hết nghèo thì phải thay đổi”.
Đa số các chuyên gia quốc tế đều nhận định, phong trào biểu tình ở Hong Kong sớm muộn cũng sẽ thất bại nhưng điều đó không có nghĩa là Bắc Kinh sẽ chiến thắng. Phong trào biểu tình “Chiếm Trung tâm” của giới sinh viên Hong Kong sẽ là sự khởi đầu của kỷ nguyên “bất phục” của các khu vực đối với chính quyền trung ương ở Bắc Kinh. Chính vì lẽ này, tương lai của Hong Kong sẽ rất khó đoán định nhưng hòa bình là thứ khá xa vời.
Thêm vào đó, “Chiếm trung tâm” thực sự là cú đánh mạnh vào chủ trương “một nước hai chế độ” của Trung Quốc và nó sẽ khiến cho Đại lục gặp nhiều khó khăn trong việc giải quyết vấn đề Đài Loan sau này.
Thực tế mà nói, kể từ năm 1997 đến nay, đã nhiều lần chính quyền Bắc Kinh “nuông chiều” và dành những thuận lợi cho Hong Kong. Song người dân Hong Kong, đặc biệt là giới trẻ, chỉ cần biết, mức sống, thu nhập và quyền lợi của họ ngày càng giảm và khẳng định chính quyền trung ương và ông Lương Chấn Anh là những kẻ phải chịu trách nhiệm.
Theo Infonet
Hội nghị Trung ương 4: Cơ hội để ông Tập Cận Bình củng cố quyền lực
Trong bốn ngày, kể từ 20/10/2014, Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 18 họp Hội nghị toàn thể Ban Chấp hành Trung ương lần thứ tư. Nội dung chính của Hội nghị lần này là "y pháp trị quốc", tức cai trị đất nước bằng pháp luật, theo RFI.
"Y pháp trị quốc" cũng có nghĩa là sử dụng các định chế pháp luật để "củng cố chế độ độc". Ảnh AFP /F.J. BROWN
Ban Chấp hành Trung ương của mỗi khóa Đại hội Đảng là cơ quan quyền lực cao nhất, bầu ra Bộ Chính trị và Tổng Bí thư. Do vậy, theo giới quan sát, có một số động thái cho thấy, Hội nghị toàn thể Ban Chấp hành Trung ương là cơ hội quyết định, tạo tính chính đáng để Tổng Bí thư Tập Cận Bình củng cố quyền lực qua việc gạt bỏ hẳn những đối thủ đáng gờm có chân rết sâu rộng, như Chu Vĩnh Khang, Từ Tài Hậu, sắp xếp người thân cận vào các vị trí trọng yếu, đặc biệt là trong Quân Ủy Trung ương.
Ngày 15/10 vừa qua, báo điện tử Nhân Dân nhật báo, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc cho biết, Ban Kỷ luật và Thanh tra Đảng sẽ thông báo việc điều tra tham nhũng của Chu Vĩnh Khang, nguyên ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, cựu Bộ trưởng Công an. Và dường như đang có các thảo luận liên quan đến việc "có khai trừ Đảng đối với Chu Vĩnh Khang và chuyển trường hợp này cho cơ quan tư pháp hay không". Thông tin này không được loan tải trên ấn bản giấy của tờ báo.
Vẫn theo nguồn tin này, Hội nghị Trung ương 4 cũng hoàn tất các thủ tục khai trừ Đảng và chuyển cho Viện Kiểm sát trường hợp một số nhân vật, vốn là cộng sự thân cận của Chu Vĩnh Khang, như Lý Xuân Thành (Li Chuncheng), cựu Phó Bí thư tỉnh ủy Tứ Xuyên (Sichuan), Lý Đông Sanh (Li Dongsheng), nguyên Thứ trưởng Công an, Tương Khiết Mẫn (Jiang Jiemin), cựu lãnh đạo Ủy ban quản lý tài sản công, Vương Vĩnh Xuân (Wang Yongchun), nguyên Phó Chủ tịch tập đoàn dầu khí Petrochina (China National Petroleum Corp).
Trong một trường hợp khác không liên quan đến Chu Vĩnh Khang, Hội nghị Trung ương 4 cũng xem xét hoàn tất thủ tục hạ bệ Vạn Khánh Lương (Wan Qinglian), cựu Bí Thư tỉnh ủy Quảng Châu.
Khi tấn công vào Chu Vĩnh Khang, về hưu từ năm 2012, Tập Cận Bình đã bác bỏ một luật lệ bất thành văn trong nội bộ đảng Cộng sản Trung Quốc là không đụng chạm tới các quan chức cao cấp khi đã nghỉ hưu. Hành động của Tập Cận Bình có thể làm dấy lên phản ứng mạnh mẽ của các cựu lãnh đạo Đảng, vì lo sợ là sau Chu, thì đến lượt họ và gia đình sẽ bị "sờ gáy".
Tuy nhiên, một nguồn thạo tin cho Reuters biết là hai cựu Tổng Bí thư có ảnh hưởng lớn là Hồ Cẩm Đào và Giang Trạch Dân, ủng hộ việc Tập Cận Bình cho điều tra Chu Vĩnh Khang. Mặt khác, đây là một sự mạo hiểm có tính toán của lãnh đạo Trung Quốc. Nhân danh chống tham nhũng, đập ruồi đả hổ, Tập Cận Bình sẽ có được sự ủng hộ của công luận.
Các nguồn tin từ Hồng Kông cho hay là Hội nghị Trung ương 4 cũng sẽ đề cập đến vấn đề nhân sự trong Quân ủy Trung ương, Và nêu ra hai lý do chính.
Hồi tháng Sáu, Từ Tài Hậu, Phó Chủ tịch Quân Ủy đã bị cáo buộc tham nhũng. Tuy bị hạ bệ, nhưng Từ Tài Hậu vẫn còn nhiều ủng hộ, ngay trong Quân ủy. Do vậy, Tập Cận Bình phải gạt bỏ các nhân vật này và đưa vào đây một số người được coi là thân cận. Báo chí nói đến Lưu Nguyên, con trai cố Chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ, hiện là Chính ủy Tổng Cục Hậu Cần, Trương Hựu Hiệp, lãnh đạo Tổng Cục Vũ khí Khí tài.
Một lý do khác là tình hình căng thẳng ở Biển Đông và biển Hoa Đông, do các tranh chấp lãnh thổ, chủ quyền giữa Trung Quốc với Việt Nam, Philippines và Nhật Bản. Lãnh đạo Trung Quốc cần củng cố Quân ủy, cơ quan lãnh đạo tối cao của quân đội.
Với chủ trương "Y pháp trị quốc" để bảo toàn ổn định xã hội, tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư nước ngoài, đảng Cộng sản Trung Quốc, nhân danh thượng tôn pháp luật, sẽ sử dụng luật pháp để duy trì tình trạng độc quyền lãnh đạo và Tổng Bí thư Tập Cận Bình có cơ hội và phương tiện củng cố thế lực của mình.
Ông Andew Nathan, chuyên gia về Trung Quốc, tại đại học Columbia, New York, Hoa Kỳ, giải thích, đối với đảng Cộng sản Trung Quốc, "lãnh đạo bằng pháp luật có nghĩa là sử dụng các định chế pháp luật như viện kiểm sát, tòa án, các nhà làm luật, để tiếp tục củng cố chế độ độc đảng".
Theo Bizlive
Ông Lý Khắc Cường: "Hong Kong là công việc nội bộ của Trung Quốc" Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cho rằng các sự kiện ở Hong Kong là công việc nội bộ của Trung Quốc, Tiếng nói nước Nga đưa tin. Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cho rằng các sự kiện ở Hong Kong là công việc nội bộ của Trung Quốc. Thủ tướng Trung Quốc...