Hồng Kông sẽ là thị trường chứng khoán lớn thứ ba thế giới
Nhu cầu có cổ phiếu Hồng Kông của các nhà đầu tư Trung Quốc đang tăng mạnh. Giới chuyên gia nhận định đặc khu này đang chuẩn bị vượt qua Nhật Bản để trở thành thị trường chứng khoán lớn thứ ba thế giới.
Bên trong sàn chứng khoán Hồng Kông hôm 5.3 – Ảnh: Reuters
Hãng Bloomberg đưa tin tổng giá trị của các cổ phiếu đang được niêm yết trên sàn chứng khoán Hồng Kông (HKEx) đã đạt mức 4,9 nghìn tỉ USD, cận với mức 5 nghìn tỉ của thị trường chứng khoán Nhật Bản từ hôm 9.4.
Hồng Kông sẽ nhanh chóng thay thế Nhật Bản, giữ vị trí thị trường chứng khoán lớn thứ 3 trên thế giới sau thị trường chứng khoán Mỹ và Trung Quốc với lần lượt 24,7 nghìn tỉ và 6,9 nghìn tỉ, theo số liệu về giá trị vốn hóa thị trường của hãng tinBloomberg.
Cơn sốt cổ phiếu khiến chỉ số tổng hợp Thượng Hải (Shanghai Composite) tăng 89% trong 12 tháng qua đã lan rộng đến Hồng Kông, nơi mà doanh số giao dịch mỗi ngày trên sàn chứng khoán đều đã vượt Nhật Bản kể từ ngày 9.4 vừa qua.
Nguyên nhân là vì từ ngày 27.3, chính quyền Trung Quốc đã nói lỏng tiếp chính sách, cho phép các công ty quản lý quỹ và các tổ chức đầu tư trong nước mua cổ phiếu trực tiếp ở Hồng Kông. Dòng tiền từ đại lục bắt đầu chảy mạnh vào thị trường đặc khu này.
Trước đó, các cơ quan chức năng hai bên đã cho phép “Kết nối cổ phiếu Thượng Hải – Hồng Kông” hoạt động từ tháng 11.2014. Các nhà đầu tư quốc tế được phép trao đổi một số cổ phiếu chọn lọc trên sàn chứng khoán Thượng Hải, đồng thời lần đầu tiên
Video đang HOT
cho phép giới đầu tư Trung Quốc mua cổ phần bên ngoài đại lục.
Trong hai ngày 8 và 9.4, giới đầu tư Trung Quốc đạt mức mua lớn nhất với tổng hạn ngạch là 10,5 tỉ nhân dân tệ – tương đương 1,7 tỉ USD – trên sàn HKEx. Cổ phiếu đại lục ở Hồng Kông tăng 10% trong tuần qua, tốt nhất trong số 93 nhóm cổ phiếu được Bloomberg theo dõi.
Tiền của giới đầu tư đại lục sẽ tiếp chảy vào Hồng Kông trong tương lai gần. Sở giao dịch chứng khoán Thâm Quyến – một trong các sàn giao dịch chính của Trung Quốc – cho biết họ có hoạch hợp tác với Hồng Kông cuối năm nay.
Trước tình hình này, Nhật Bản đối mặt với nguy cơ tụt xuống vị trí thứ tư, dù cho thị trường chứng khoán nước này đã tăng trưởng gấp đôi dưới thời Thủ tướng Shinzo Abe. Ngày 10.4, chỉ số Nikkei 225 – chỉ số giá bình quân của 225 loại cổ phiếu lớn nhất tại Tokyo – đã giao dịch ở mức trên 20.000 điểm lần đầu tiên trong vòng 15 năm qua.
Koji Toda, Giám đốc quản lý quỹ tại Resona Bank, cho biết: “Thị trường Nhật hiện đang trên đà tăng nhờ có niềm tin rằng chính sách nới lỏng tiền tệ sẽ giúp đất nước thoát khỏi giảm phát. Lúc này, nếu chứng khoán Trung Quốc tăng lên nhờ các nỗ lực kích thích nền kinh tế của chính phủ, thì đó là tin tốt cho nền kinh tế toàn cầu”.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Trung Quốc, Nga và Đông Âu tăng mạnh chi tiêu quân sự
Mỹ vẫn là nước đứng đầu thế giới về chi tiêu quân sự. Trung Quốc, Nga và các quốc gia Đông Âu cũng tăng mạnh chi tiêu quốc phòng.
Tên lửa tối tân của Trung Quốc xuất hiện trong cuộc diễu hành mừng ngày Quốc khánh ở thủ đô Bắc Kinh - Ảnh: AFP
AFP ngày 13.4 dẫn báo cáo mới nhất của Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm - SIPRI (Thụy Điển) cho biết chi tiêu quân sự trên toàn thế giới trong năm 2014 là 1,8 nghìn tỉ USD.
Theo báo cáo, chi tiêu quân sự của Trung Quốc và Nga tăng mạnh. Căng thẳng chính trị tại miền đông Ukraine cũng khiến các nước ở khu vực Đông Âu tăng ngân sách và sửa đổi kế hoạch cho các chương trình quốc phòng.
"Cuộc khủng hoảng ở Ukraine đã thay đổi căn bản tình hình an ninh châu Âu. Dù vậy, cho đến nay, các tác động của tình hình Ukraine ảnh hưởng lên chi tiêu quân sự chủ yếu chỉ rõ rệt ở các nước có chung biên giới với Nga", tiến sĩ Sam Perlo-Freeman từ SIPRI cho biết.
Đối với Mỹ, mặc dù vẫn là quốc gia đứng đầu thế giới về chi tiêu cho quốc phòng, nước này đã giảm 6,4% chi tiêu quân sự trong năm qua so với năm 2013 và giảm đi 1/5 so với đỉnh điểm hồi năm 2010. Khu vực Tây Âu cũng trong tình trạng tương tự.
Trong khi đó, Trung Quốc, Nga, Ả Rập Xê Út là 3 nước chi tiêu cho quốc phòng xếp ngay sau Mỹ.
Cụ thể, chi tiêu quân sự của Trung Quốc năm 2014 là 216 tỉ USD, tăng 9,7% so với năm 2013. Ả Rập Xê Út tăng 17%, là nước có mức tăng chi tiêu quốc phòng cao nhất trong số 15 quốc gia hàng đầu thế giới về chi tiêu quân sự.
Tuy nhiên, báo cáo trên cũng chỉ ra rằng dù giảm nhưng chi tiêu dành cho quân sự của Mỹ vẫn cao hơn 45% so với thời điểm trước vụ tấn công khủng bố 11.9.2001.
Ngân sách quốc phòng của Ukraine trong năm qua là 4 tỉ USD, tăng 20%. Số liệu này của Nga thì tăng 8% so với năm 2013, lên 84,5 tỉ USD. Chính phủ Nga thậm chí còn dự trù ngân sách quốc phòng trong năm 2015 tăng thêm 15%, mặc dù thực trạng nền kinh tế Nga có thể gây khó cho mục tiêu này.
Ở khu vực châu Phi, chi tiêu quân sự tăng khoảng 6%. Hai nước dẫn đầu ở khu vực này là Algeria và Angola, SIPRI cho biết.
Ông Perlo-Freeman cho hay: "Tổng chi tiêu quân sự trên thế giới năm 2014 hầu như không thay đổi nhiều. Các khu vực như Trung Đông và châu Phi vẫn đang tiếp tục đẩy mạnh chi tiêu cho lĩnh vực này, đặt thêm gánh nặng lên nền kinh tế của nhiều nước".
SIPRI là một tổ chức nghiên cứu về xung đột, vũ khí, kiểm soát vũ khí và giải trừ quân bị.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Trung Quốc có thêm hàng chục tỉ phú mới Việc giá cổ phiếu ở đại lục gần đây tăng mạnh đã giúp ít nhất 41 người Trung Quốc gia nhập nhóm siêu giàu với giá trị tài sản cá nhân hơn 1 tỉ USD, tạp chí kinh doanh Forbes ước tính. Thị trường chứng khoán Trung Quốc tăng mạnh thời gian gần đây - Ảnh: AFP Một nửa trong số những người...