Hồng Kông rối loạn, Singapore hưởng lợi
Mới qua chưa được một tuần, phong trào đấu tranh đòi dân chủ ở Hong Kong đã bắt đầu có tác động đến kinh tế địa phương và có thể gây nhiều hệ lụy nghiêm trọng đối với Hong Kong, trung tâm tài chính quốc tế hàng đầu ở khu vực, theo RFI.
Hồng Kông : Sinh viên biểu tình lập rào cản chặn đường . Ảnh tối 02/10/2014, Reuters.
Phong trào phản kháng của sinh viên học sinh Hong Kong bắt đầu tăng nhiệt từ hôm Chủ nhật vừa qua với sự tham gia của hàng chục nghìn người biểu tình đòi được quyền bầu cử tự do thực sự qua phương thức phổ thông đầu phiếu.
Đến giờ cuộc đấu tranh này đã gây nên một cuộc khủng hoảng chính trị lớn nhất từ khi mảnh đất thuộc địa Anh này được trả về cho Trung Quốc năm 1997 và được hưởng quy chế một đặc khu hành chính.
Giao thông ách tắc rối loạn, các chi nhánh ngân hàng đóng cửa, các chuyến công cán làm ăn của giới doanh nhân bị đình hoãn, đó chỉ là một vài ảnh hưởng có thể cảm nhận thấy ngay trong hoạt động của vùng lãnh thổ đặc biệt nằm ở miền đông nam Trung Quốc có 7 triệu dân, nhưng lại có một tiềm lực kinh tế tương đương với một số quốc gia như Chilê, Philippines hoặc thậm chí gần ngang bằng với Ai Cập.
Chuyên gia Gareth Leather thuộc trung tâm Capital Economics nhận định, nếu các cuộc biểu tình kéo dài du lịch và thương mại, hai nghành hiện chiếm tỷ trọng 10% thu nhập nội địa của Hong Kong, có thể sẽ bị ảnh hưởng nặng nề và khi đó kinh tế Hong Kong sẽ rơi vào suy thoái là điều không tránh khỏi.
Tuy nhiên hậu quả về mặt tài chính trong trường hợp cuộc khủng hoảng trở nên nghiêm trọng và kéo dài mới là mối bận tâm đang lo ngại. Hong Kong được cho là một mắt xích quan trọng trong guồng máy tư bản không chỉ khu vực châu Á.
Hàng trăm tỷ đô la mỗi ngày được giao dịch tại nơi đây qua các thị trường trao đổi tiền tệ, mua bán nguyên vật liệu cơ bản, vốn liên ngân hàng và nhất là thị trường chứng khoán Hong Konglà nơi niêm yết vốn của các tập đoàn kinh tế trọng yếu của Trung Quốc ; như về tài chính có ngân hàng HSBC, các tập đoàn viễn thông thì có China Mobil hay về năng lượng có PetroChina.
Thị trường chứng khoán Hong Kong được coi là thị trường hoạt động hiệu quả đứng hàng thứ 3 trên thế giới, sau New Yorrk và Luân Đôn.
Singapore hưởng lợi.
Vị thế của Hong Kong trên thị trường tài chính đã được xây dựng lên từ nửa sau của thế kỷ 20 bởi người Hong Kong, những người Anh, người phương Tây và chính bởi những người Trung Quốc đã bỏ chạy khỏi Hoa lục khi Cộng sản lên nắm quyền 1949.
Video đang HOT
Nhà phân tích độc lập Howard Wheeldon nhắc lại, trong thời kỳ thuộc địa Anh, Hong Kongđã có một thời kỳ thái bình, giúp cho vùng đất này trở nên phồn thịnh như thế kỷ trước .
Việc vùng đất thuộc địa này trở về nằm dưới trướng của Bắc Kinh cách đây 17 năm đã không phá vỡ được sự ổng định của Hong Kong, cho dù từ đó trở đi thường xuyên xảy ra các căng thẳng giữa lực lượng ủng hộ dân chủ và những người chủ trương giữ đường lối chính thức của Trung Quốc.
Theo ông Ivan Tselichtchev, giáo sư kinh tế Đại học quản lý Nigata Nhậ Bản cũng như nhiều chuyên gia khác trong vùng thì vị thế mạnh của Hong Kong trong bàn cờ tiền tệ chỉ bị đe dọa ở bên ngoài lề vì chính quyền Trung Quốc và Hong Kong có đủ quyền lực và nguồn lực để có thể kiềm chế được những rối ren lớn .
Tuy nhiên, chuyên gia này nhận định thêm: Các cuộc phản kháng này đã làm nổi bật mối nguy hiểm của chính sách trong việc áp dụng một đất nước hai chế độ do Bắc Kinh tạo lập ra từ năm 1997.
Tất cả phụ thuộc vào cách thức chính quyền xử lý thế nào phong trào phản kháng. Bắc Kinh thừa biết nếu đàn áp dữ dội phong trào phản kháng lần này thì sẽ gây hậu quả tai hại ra sao đối với nền kinh tế Hong Kong cũng như với hình ảnh của Hoa Lục.
Chuyên gia Leather thuộc Capital Economics, nhấn mạnh: Chính quyền Hong Kong chắc hẳn sẽ không dung thứ lâu việc chiếm đóng các trục huyết mạch thương mại chính và có thể sẽ huy động cảnh sát giải tán đám đông trong phố. Và người ta cũng không thể loại trừ khả năng chính phủ Trung Quốc điều quân đội tới tham gia giải tán biểu tình.
Vẫn theo chuyên gia Leather, “một kịch bản như vậy sẽ là cú đánh mạnh vào hình ảnh Hong Kong, một trung tâm tài chính quốc tế hàng đầu, vẫn duy trì ít nhiều Nhà nước pháp quyền, một Hong Kong có chính quyền ổn định, chất lượng cuộc sống thuộc vào loại dễ chịu …
Và người được hưởng lợi từ cú ngã của Hong Kong chắc hẳn sẽ là Singapore. Đảo quốc này sẽ là nơi đón tiếp những ngân hàng, dịch vụ tài chính nếu phải bỏ Hong Kong. Xa hơn, cuộc khủng hoảng Hong Kong còn có thể kéo theo hệ lụy không nhỏ đối với các trung tâm tài chính của Hoa lục như Thâm Quyến hay Thượng Hải, đài RFI phân tích.
Theo ntd/Bizlive
Những chuyện chỉ có ở Hồng Kông
Theo BBC, biểu tình là hoạt động xảy ra ở nhiều nơi, nhưng cuộc biểu tình hiện đang diễn ra ở Hồng Kông có những đặc thù riêng của mình.
Người biểu tình ở Hồng Kông cầm ô che mưa cho cảnh sát.
Theo BBC, biểu tình là hoạt động xảy ra ở nhiều nơi, nhưng cuộc biểu tình hiện đang diễn ra ở Hồng Kông có những đặc thù riêng của mình.
Làm bài tập ở nhà
Cuộc biểu tình hiện nay thuộc diện lớn nhất ở Hồng Kông trong nhiều năm qua. Thế nhưng nó diễn ra một cách hết sức trật tự, ngăn nắp. Nhiều sinh viên tham gia biểu tình vẫn dành thời gian để làm bài tập về nhà, như trong bức ảnh dưới đây của Richard Frost, Bloomberg News, đăng trên mạng Twitter.
Những chuyện chỉ có ở Hồng Kông.
Xin lỗi vì dựng rào chắn
Lối vào ga tàu điện ngầm Causeway Bay đang bị người biểu tình chặn bằng hàng rào và dựng biểu ngữ kêu gọi dân chủ.
Thế nhưng họ cũng cẩn thận gài thêm một tấm biển, trên có dòng chữ: "Xin lỗi quý vị về sự bất tiện có thể xảy ra".
Ảnh trên là của Collier Nogues, người hiện sống ở Hồng Kông. Ông cũng nhận xét sự hào phóng và lịch thiệp "thể hiện ở mọi nơi, mọi chốn mà tôi qua chiều hôm nay".
Gần đó, người biểu tình cũng xin lỗi vì đã chắn đường.
Gần đó, người biểu tình cũng xin lỗi vì đã chắn đường.
Vệ sinh cá nhân
Nhà báo Hồng Kông Tom Grundy chụp bức hình này, trong đó một người biểu tình mời mọi người phun nước thơm lên áo để vệ sinh thân thể. Thời tiết nóng, nhiệt độ cao và đông đúc làm người ta dễ toát mồ hôi.
Và khi ra đường làm phóng sự, Martin Yip của BBC cũng chứng kiến cảnh người tình nguyện phun nước mát lên những người biểu tình để giúp họ giải nhiệt.
Và khi ra đường làm phóng sự, Martin Yip của BBC cũng chứng kiến cảnh người tình nguyện phun nước mát lên những người biểu tình để giúp họ giải nhiệt.
Gọn gàng ngăn nắp nhất thế giới
Phóng viên BBC Saira Asher nhận xét rằng người biểu tình hết sức cần mẫn dọn dẹp sau mỗi ngày. "Buổi sáng, người biểu tình dọn hết rác thải từ đoàn người trong đêm. Các sinh viên nhặt đầu mẩu thuốc lá và chai nhựa, một số khác phân phát bánh mì ăn sáng".
Bởi vậy mà các mạng xã hội gọi họ là "những người biểu tình lịch sự nhất thế giới".
Những người dân khác cũng tổ chức thu gom rác thải để tái chế.
Báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng tường thuật vụ một người đàn ông ném trứng vào đoàn biểu tình ở Causeway Bay, miệng hét: "Về đi học đi, đừng chắn đường nữa!". Các sinh viên biểu tình phản ứng bằng cách dọn dẹp những gì ông ta ném ra.
Theo ntd/Bizlive
Ai phải gánh hệ lụy kinh tế từ biểu tình ở Hongkong? Biểu tình bất phục tùng dân sự ở Hongkongmặc dù mới kéo dài chưa đầy 1 tuần, nhưng đã bắt đầu có tác động không chỉ với đời sống của người dân mà còn cả kinh tế địa phương. Nếu tiếp diễn, biểu tình có thể gây nhiều hệ lụy nghiêm trọng đối với Hongkongmột trung tâm tài chính quốc tế hàng đầu...