Hồng Kông phản đối sách trắng của Trung Quốc
Giới chức Trung Quốc tại Bắc Kinh hôm 10/6 đã công bố sách trắng nhằm nhắc nhở người Hồng Kông về vị thế của đặc khu hành chính này như một phần của Trung Quốc. Nhiều người tại Hồng Kông đã xuống đường để phản đối tài liệu này.
Người Hồng Kông xuống đường phản đối sách trắng của Bắc Kinh.
Hồng Kông đã trở thành một đặc khu hành chính của Trung Quốc vào năm 1997, khi hợp đồng cho Anh thuê kéo dài 99 năm kết thúc.
Hồng Kông được lãnh đạo dưới nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ”, theo đó Trung Quốc đồng ý cho đặc khu hành chính này hưởng quyền tự trị cao và duy trì các hệ thống xã hội và kinh tế trong 50 năm kể từ ngày trao trả cho đại lục.
Tuy nhiên, sách trắng cho biết chính phủ Bắc Kinh có “toàn quyền” đối với đặc khu hành chính Hồng Kông.
“Là một quốc gia thống nhất, chính phủ trương ương có toàn quyền đối với tất cả các khu hành chính, trong đó có đặc khu hành chính Hồng Kông”, sách trắng viết.
Video đang HOT
Chưa dừng ở đó, trong bài viết ủng hộ sách trắng, tờ People’s Daily của nhà nước Trung Quốc còn nhắc nhở rằng “tình yêu nước nên là điều quan trọng đối với người dân Hồng Kông”.
“Hồng Kông có thể duy trì sự thịnh vượng và ổn định trong một thời gian dài chỉ khi chính sách “một quốc gia, hai chế độ” được nhận thức và áp dụng một cách đầy đủ”, bài báo viết.
Sách trắng của Bắc Kinh đã gây ra làn sóng phản ứng tại Hồng Kông. Nhiều người dân đã xuống đường để phản đối tài liệu của Bắc Kinh.
Người dân Hồng Kông cho rằng sách trắng của Bắc Kinh là sự hăm dọa đối với những người ủng hộ cải cách chính trị rộng rãi hơn tại đặc khu hành chính.
Các nhà hoạt động dân chủ cho hay Bắc Kinh đang bóp méo ý nghĩa của chính sách “một quốc gia, hai chế độ” trong một nỗ lực nhằm kìm chế sự ủng hộ của công chúng đối với một nền dân chủ lớn hơn cho Hồng Kông.
Dù là một phần của Trung Quốc nhưng người Hồng Kông được hưởng các quyền tự do mà đại lục không có.
Nhưng ngày càng có những lo ngại rằng sự can thiệp của Trung Quốc trong các vấn đề của Hồng Kông có thể gây nguy hiểm cho các quyền dân chủ của đặc khu hành chính này.
Theo Dantri
Nga ban hành Sách Trắng về tình hình vi phạm nhân quyền ở Ukraine
Bộ Ngoại giao Nga ngày 5.5 đã công bố một cuốn "Sách Trắng", trong đó mô tả các hành vi vi phạm nhân quyền trong cuộc khủng hoảng ở Ukraine kéo dài trong nhiều tháng qua.
"Sách Trắng được viết dựa trên những thông tin thu thập được từ truyền thông Nga, Ukraine và các nước phương Tây cũng như từ các báo cáo của những nhà lãnh đạo trong chính quyền mới ở Kiev và những người ủng hộ, từ các nhân chứng và các cuộc phỏng vấn được một số tổ chức phi chính phủ của Nga thực hiện tại nhiều nơi", RIA Novosti trích dẫn thông báo của Bộ Ngoại giao Nga cho biết.
Không những thế, Bộ Ngoại giao Nga còn nhấn mạnh rằng các sự kiện diễn ra trong khoảng thời gian từ cuối tháng 11.2013 đến tháng 3.2014 đã "cho thấy các hành vi vi phạm những nguyên tắc quốc tế cơ bản và nhân quyền thô bạo nhất của những người biểu tình Maidan"
Theo Itar-Tass, mục tiêu của cuốn Sách Trắng dày 81 trang này là nhằm thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế về tình hình nhân quyền ở Ukraine.
Các tác giả Sách Trắng đã đề cập tới tình trạng phân biệt đối xử theo dân tộc và ngôn ngữ, chủ nghĩa bài ngoại và kích động phân biệt chủng tộc, cùng với đó là tình trạng phân biệt tôn giáo, bao gồm cả các mối đe dọa tới Giáo hội Chính thống Nga.
Sách Trắng cũng đề cập tới những hạn chế đối với truyền thông và sự kiểm duyệt ở Ukraine. Tình hình vi phạm tự do tư tưởng, tín ngưỡng, quan điểm chính trị, nhân quyền cũng được nhắc đến.
Một người biểu tình ném chai xăng về phía cảnh sát tại Quảng trường Maidan ngày 19.2. Ảnh: AFP
Bản Sách Trắng cáo buộc chính quyền Kiev đã "thâu tóm quá nhiều quyền lực, đảo chính vi hiến, phá hủy các cơ cấu quyền lực hợp pháp".
Không những thế, sự can thiệp của nước ngoài vào các sự kiện ở Ukraine cũng được nhắc đến trong báo cáo này, theo RT, trong đó có các chuyến thăm của nhiều nghị sĩ châu Âu và các nhà ngoại giao Âu - Mỹ đến quảng trường Maidan ở Kiev (tức Quảng trường Độc lập, nơi diễn ra các cuộc đối đầu và tình trạng bất ổn kéo dài từ cuối năm 2013 đến đầu năm 2014).
Cuốn Sách Trắng đã được trình lên Tổng thống Nga Putin. Duma Quốc gia Nga (tức Hạ viện Nga) trong một tuyên bố sau khi Sách Trắng được ban hành cho biết sẽ sử dụng các khả năng của mình để giúp phổ biến các nội dung trong báo cáo.
Cũng trong ngày 5.5, Hội đồng Nhân quyền của Tổng thống Nga đã lên tiếng kêu gọi LHQ và Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) gây áp lực lên Ukraine để các tổ chức nhân đạo nước ngoài có thể tiếp cận các khu vực bị ảnh hưởng bởi bạo lực để cung cấp các trợ giúp y tế và tâm lý cho các nạn nhân.
Theo Một thế giới
Ukraine chi 697 triệu USD nâng cấp vũ khí, quyết đấu với Nga Thủ tướng lâm thời của Ukraine Arseniy Yatsenyuk cho biết, chính phủ Ukraine đã quyết định chi 6,8 tỷ hryvnie (khoảng 697 triệu USD) cho nhiệm vụ quốc phòng để nâng cấp vũ khí và cải thiện khả năng chiến đấu của lực lượng vũ trang nước này. Trong tuần này, những chiếc xe tăng cũ kỹ của quân đội Ukraine sẽ rời...