Hong Kong ở đâu trong kế hoạch 5 năm lần thứ 13 của Trung Quốc
Trung Quốc đang hàm ý điều gì khi nước này tuyên bố sẽ nâng cao vai trò của Đặc khu hành chính Hong Kong trong kế hoạch phát triển kinh tế.
Cách đây hai tuần, sinh viên ngành báo chí đã hỏi tôi câu hỏi: làm thế nào một bài báo của Tân Hoa Xã lại được đăng tải đúng vào lúc Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc vừa kết thúc?.
Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc đã thông qua kế hoạch 5 năm lần thứ 13 và không đề cập đến thuật ngữ “một nhà nước, hai chế độ” hay “người dân Hong Kong quản lý Hong Kong”. Trong bối cảnh báo chí ngày càng đóng vai trò quan trọng, liệu đây có phải là một thiếu sót lớn không?
Người dân Hong Kong ngày càng nhạy cảm trước tuyên bố của Trung Quốc về Đặc khu hành chính của họ.
Khi toàn bộ nội dung kế hoạch được công bố vào thứ ba tuần trước, hai khái niệm không được Tân Hoa Xã nhắc tới đã được làm sáng tỏ. Tuy vậy, văn bản này nhấn mạnh, hai khái niệm trên nên được áp dụng một cách “toàn diện và chính xác”.
Trung Quốc cam kết hỗ trợ đầy đủ Đặc khu hành chính Hong Kong gia nhập sáng kiến “Một Vành đai, Một Con đường”, nâng cao vị thế Hong Kong trong kế hoạch phát triển kinh tế Trung Quốc và “phát huy những lợi thế độc nhất vô nhị của Hong Kong” trong việc thúc đẩy hợp tác giữa Đặc khu hành chính này với Trung Quốc đại lục và Đài Loan.
Vai trò của Đặc khu hành chính Hong Kong trong kế hoạch phát triển Trung Quốc phải chăng vẫn chưa được vạch rõ? Bởi lẽ, từ “nâng cao” có thể được giải thích theo nhiều cách khác nhau và câu trả lời cho thắc trên là vừa có lại vừa không.
Video đang HOT
Câu trả lời có thể là có vì với nền kinh tế tự do của mình, Hong Kong sẽ tiếp tục là cầu nối liên kết Trung Quốc với thế giới bên ngoài. Tuy vậy, câu trả lời cũng có thể là không bởi vì Đặc khu hành chính này không phải là bàn đạp duy nhất để Trung Quốc tiến ra toàn cầu.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang thiết lập nhiều mối quan hệ cá nhân với các lãnh đạo thế giới bằng “ngoại giao lãnh đạo” của ông. Việc này sẽ thúc đẩy quan hệ đối tác trực tiếp giữa các công ty Trung Quốc với những đối tác nước ngoài. Vậy thì, vai trò của Hong Kong nằm ở đâu?
Cuối tuần qua, ông Tập Cận Bình và lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu đã có cuộc gặp lịch sử tại Singapore. Buổi gặp gỡ này đã tạo ra tiền lệ cho cuộc tiếp xúc trực tiếp giữa các nhà lãnh đạo ở cả hai bờ eo biển. Một cách tự nhiên, khi căng thẳng chính trị giảm bớt, hợp tác kinh tế được hưởng lợi. Một lần nữa, mọi người vẫn đang chờ đợi xem Hong Kong sẽ đóng vai trò gì trong hợp tác giữa Trung Quốc đại lục và Đài Loan.
Những người bi quan lại cho rằng, từ “nâng cao” có nghĩa là Đặc khu hành chính Hong Kong có nhiều thứ để cho đi, ví dụ như tiếp tục cung cấp dịch vụ tài chính và luật pháp chuyên nghiệp và là một nhân tố kết nối mạnh mẽ Trung Quốc với thế giới như Giám đốc Điều hành Leung Chun-ying cam kết. Hong Kong cũng có thể thúc đẩy các cải cách kinh tế với Trung Quốc đại lục bằng cách hỗ trợ phát triển khu vực thương mại tự do ở đồng bằng sông Châu Giang, Tiền Hải ở Thẩm Quyến, Hoành Cầm ở Châu Hải, và Nam Sa ở Quảng Châu.
Mặc khác, những người bi quan cũng cho rằng, từ “nâng cao” có nghĩa, Hong Kong sẽ không có vai trò mới nào, ngụ ý, Đặc khu hành chính Hong Kong đã làm việc chưa đủ tốt.
Điều này khiến một số người nhớ đến câu nói kinh điển của Cựu Giám đốc Điều hành Tung Chee-hwa: “Khi Hong Kong thịnh vượng, Trung Quốc sẽ được hưởng lợi; khi Trung Quốc thịng vượng, Hong Kong sẽ được hưởng lợi nhiều hơn”.
Ông Tung đã đúng nhưng những người xem xét vấn đề theo một hướng khác lại tin rằng, Trung Quốc càng thịnh vượng, vai trò của Hong Kong sẽ càng giảm sút và do vậy, Hong Kong sẽ được hưởng lợi ít hơn.
Dù nỗi sợ hãi này không phải là không có lý nhưng vấn đề thực sự lại nằm ở cách Hong Kong thực hiện những điều chỉnh kịp thời. Theo Ba Shusong, một nhà hoạch định kế hoạch 5 năm lần thứ 13, Trung Quốc đang phát triển theo mô hình chữ L chứ không phải chữ V. Vì thế, Trung Quốc cần một chiến lược tiếp cận thế giới toàn diện hơn và việc đầu tư ra nước ngoài sẽ làm gia tăng GDP và kích thích tăng trưởng trong nước.
Hy vọng rằng, phân tích của ông Ba sẽ khiến người những người bi quan hành động tích cực hơn nhằm thúc đẩy thế mạnh “độc nhất vô nhị” của Hong Kong.
Theo South China Morning Post
Trung Á- Khu vực tranh giành ảnh hưởng mới giữa Nga và Mỹ?
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry ngày 3/11 kết thúc chuyến thăm Trung Á với cam kết tăng cường hợp tác an ninh.
Đây là lần đầu tiên một Ngoại trưởng Mỹ tới thăm cả 5 nước cộng hòa Trung Á thuộc Liên Xô trước đây trong một chuyến đi. Theo giới quan sát, Mỹ đang nỗ lực gia tăng ảnh hưởng tại khu vực Trung Á, nhằm đối trọng lại vai trò đang ngày một gia tăng của Nga tại Trung Đông.
Trong chuyến thăm tới Tajikistan ngày 3/11, ông Kerry tìm cách đảm bảo với lãnh đạo các nước Trung Á về mối lo ngại của chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo, đặc biệt là khi Mỹ giảm quy mô hiện diện quân sự trong khu vực.
Ngoại trưởng Mỹ Kerry tới Kyrgyzstan. (ảnh: Getty).
Tại thủ đô Dushanbe, ông Kerry có cuộc gặp với Tổng thống Tajikistan Imomali Rakhmon để khẳng định cam kết của Mỹ đối với an ninh biên giới với Afghanistan.
Ông Kerry nói: "Tôi xin đảm bảo rằng Mỹ vẫn giữ các cam kết về một Tajikistan có chủ quyền an ninh và phát triển thịnh vượng. Chúng tôi muốn hợp tác với các bạn để giải quyết các thách thức kinh tế, an ninh. Phải công bằng mà nói chúng tôi có mối quan hệ hợp tác với Tajikistan hơn bất cứ nước nào khác trong khu vực vì cả hai đều có mối lo ngại chung về tình hình tại Afghanistan, biên giới, chống khủng bố và đối phó với buôn bán ma túy".
Ngoại trưởng Kerry tới Kyrgyzstan, Uzbekistan, Kazakhstan, Tajikistan và Turkmenistan trong chuyến thăm 4 ngày tới khu vực. Một loạt vấn đề trong chương trình nghị sự của ông với các nước này bao gồm an ninh toàn cầu và khu vực, cuộc chiến chống khủng bố cũng như mối quan hệ hợp tác song phương giữa Mỹ và các đối tác khu vực.
Trung Á không là tâm điểm trên truyền thông quốc tế, nhưng lại được coi là trọng tâm của các chương trình nghị sự ngoại giao toàn cầu do vị trí địa chính trị quan trọng. Đây là một khu vực kinh tế năng động, trữ lượng dầu mỏ, khí đốt dồi dào, các nước trong khu vực cũng có vai trò đặc biệt trong việc thực hiện chiến lược chống chủ nghĩa khủng bố. Chính vì vậy, thời gian qua Trung Á cũng là điểm đến thăm thường xuyên của nhiều nhà lãnh đạo thế giới.
Chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ diễn ra sau cảnh báo của các quan chức Nga về mối nguy hiểm của những nhóm vũ trang Hồi giáo tại Afghanistan, có nguy cơ lan ra toàn khu vực. Điều này mở đường cho sự gia tăng hiện diện quân sự của Nga để đảm bảo an toàn cho các quốc gia trong khu vực.
Thực tế Nga cũng đang duy trì ảnh hưởng tại các nước Trung Á, với việc quân đội nước này giúp đỡ Tajikistan bảo vệ biên giới và duy trì căn cứ quân sự tại Tajikistan và Kyrgyzstan.
Một số nước Trung Á cũng đang là thành viên của các khối an ninh như Tổ chức hợp tác an ninh thượng Hải, Tổ chức Hiệp ước An ninh tập thể...Do đó ảnh hưởng của Nga trong khu vực sẽ ngày càng gia tăng.
Gọi chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ Kerry đến Trung Á lần này là một "nước cờ chính trị", chuyên gia phân tích khu vực Boris Mezhuev nhấn mạnh, Mỹ đang cố gắng chứng minh nước này có thể duy trì cả sự hiện diện chính trị và quân sự tại Trung Á.
Quyết định của Mỹ gần đây giữ binh lính tại Afghanistan cũng là cách để đổi phó với sự ảnh hưởng của Nga trong khu vực. Ông Mezhuev nhấn mạnh, việc Mỹ tăng cường vai trò ở Trung Á vào thời điểm này cũng nhằm "bù đắp lại" sự mất mát tại Trung Đông khi vai trò và ảnh hưởng của Nga đang ngày càng gia tăng./.
Phạm Hà (Tổng hợp)
Theo_VOV
Kinh tế Trung Quốc trước bước ngoặt lớn Trung Quốc đang đứng trước lựa chọn không dễ dàng về chiến lược tăng trưởng kinh tế trong kế hoạch 5 năm 2016-2020 lần thứ 13, đó là sẽ quyết định ưu tiên cho tăng trưởng như những năm qua hay là cải cách. Tăng trưởng "nóng" thời gian dài đã khiến kinh tế - xã hội Trung Quốc tích tụ nhiều bất...