Hong Kong nỗ lực khống chế ổ dịch tại phòng tập thể hình
Ngày 12/3, chính quyền Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) thông báo đã ghi nhận 60 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, trong bối cảnh nhà chức trách đang phải nỗ lực khống chế tình trạng lây lan dịch COVID-19 xuất phát từ một ổ dịch tại phòng tập thể hình.
Một điểm lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Hong Kong, Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN
Cơ quan Y tế Hong Kong cho biết có 47 trường hợp liên quan đến ổ dịch tại Ursus Fitness, một phòng tập thể hình tại quận Sai Ying Pun, nơi thường xuyên lui tới của các luật sư nước ngoài, chủ ngân hàng và lãnh đạo các quỹ đầu tư.
Ngày 11/3 vừa qua, nhà chức trách ước tính có trên 240 người đã được đưa đi cách ly do liên quan đến ổ dịch này, bởi nhiều khách hàng của phòng tập đã không đeo khẩu trang khi đến đây.
Sau khi phát hiện các ca nhiễm, toàn bộ học sinh trong một lớp của trường tiểu học Kellett cũng đã được cách ly. Trong thời gian cách ly 14 ngày, bố hoặc mẹ các em sẽ được phép đi cùng con mình. Ít nhất 9 trường học đã tạm thời đóng cửa để phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm.
Video đang HOT
Trong những tuần gần đây, các trường học Hong Kong đã bắt đầu mở lại các lớp học trực tiếp sau khi phải tổ chức học trực tuyến từ tháng 11/2020.
Trước khi bùng phát ổ dịch tại phòng tập Ursus Fitness, số ca nhiễm mới theo ngày tại Hong Kong đã giảm xuống mức thấp. Giới chức y tế Hong Kong hy vọng sẽ sớm kiểm soát được tình hình.
Chính quyền Hong Kong hiện đã yêu cầu người dân khi đến các phòng tập thể thao phải đeo khẩu trang, trong khi các nhân viên phòng tập phải xét nghiệm COVID-19 định kỳ 14 ngày/lần.
Theo thống kê, Hong Kong đã ghi nhận tổng cộng trên 11.000 ca nhiễm và trên 200 ca tử vong do COVID-19. Đặc khu này này đã tiến hành tiêm phòng COVID-19 cho người dân từ tháng 2, song mới chỉ có 145.800 người trên tổng số 7,5 triệu dân được tiêm phòng mũi đầu.
* Cùng ngày, Bộ Y tế Bulgaria cho biết số ca tử vong do COVID-19 tại nước này đã vượt 11.000 ca sau khi ghi nhận thêm 95 ca tử vong mới trong 24 giờ qua. Trong khi đó, số ca nhiễm tăng thêm 3.121 ca lên 272.700 ca. Số bệnh nhân đang nhập viện là 6.604 người, mức cao nhất kể từ ngày 21/12/2020, với 502 trường hợp đang được điều trị tích cực.
Nhân viên y tế kiểm tra thân nhiệt người dân tại một trạm kiểm soát ở Bansko, Bulgaria trong nỗ lực kiểm soát dịch COVID-19. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo số liệu mới nhất của trang Our World in Data, Bulgaria có tỷ lệ tử vong do dịch COVID-19 cao nhất trong Liên minh châu Âu (EU) là 4,1%. Không giống như các nước EU khác, Chính phủ Bulgaria vẫn chưa có kế hoạch áp đặt phong tỏa toàn quốc dù số ca nhiễm và tử vong do COVID-19 tăng lên trong thời gian gần đây. Bộ trưởng Y tế Bulgaria Kostadin Angelov nhận định người dân vẫn chưa sẵn sàng cho quyết định này.
Bulgaria đã tiêm phòng được cho 324.446 người. Trong bối cảnh nhiều nước đang đẩy mạnh chiến dịch tiêm phòng để khống chế dịch, Bulgaria lại có phần chậm chân hơn với tỷ lệ tiêm phòng là 4,45 trên 100 người, mức thấp nhất trong EU.
Đại dịch COVID-19 tác động mạnh đến khả năng tiếp cận y tế của người dân châu Phi
Tiến trình phổ cập dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn dân (UHC) tại châu Phi đối mặt nhiều thách thức do tình trạng gián đoạn bởi đại dịch COVID-19 và thiếu hụt nguồn tài chính. Đây là kết luận trong báo cáo được công bố ngày 8/3 bên lề Hội nghị quốc tế về chương trình y tế châu Phi (AHAIC) 2021 diễn ra trực tuyến từ ngày 8-10/3.
Nhân viên y tế lấy mẫu dịch xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Ruaraka, Kenya. Ảnh: AFP/TTXVN
Với tiêu đề "Tình trạng phổ cập dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn dân tại châu Phi", báo cáo nêu rõ chỉ 48% dân số châu lục này, tương đương khoảng 615 triệu người, có thể tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng trong bối cảnh nhiều nước vật lộn với những tác động tiêu cực của đại dịch, trong đó có việc giảm thu nhập.
Ông Githinji Gitahi, Giám đốc điều hành (CEO) tổ chức phi lợi nhuận Amref Health Africa, cho biết đại dịch đã làm bộc lộ những lỗ hổng trong hệ thống y tế toàn cầu và của châu Phi, đồng thời đây cũng là ví dụ điển hình cho thấy cần nhanh chóng đạt được UHC. Ông cũng chỉ rõ báo cáo được xem là lời cảnh tỉnh để các chính phủ, các nhà tài trợ chuyển các nguồn lực bổ sung cho chương trình chăm sóc sức khỏe cho tất cả mọi người.
CEO của tổ chức Amref Health Africa nhấn mạnh báo cáo này sẽ cung cấp một lộ trình thực tế, qua đó chỉ dẫn các nước châu Phi trong hành trình tiến tới UHC và tăng cường hợp tác đa phương trên khắp lục địa, để các nước có thể chuyển lời nói thành hành động thực tế.
Theo báo cáo trên, di sản từ chế độ thuộc địa, các chính sách lỗi thời, việc áp dụng công nghệ thấp, nghèo đói và gánh nặng bệnh tật gia tăng đang làm chệch hướng nỗ lực đảm bảo tất cả người dân châu Phi có thể tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng. Báo cáo nhấn mạnh trong giai đoạn 2015-2019, chỉ 49% phụ nữ và trẻ em gái châu Phi được tiếp cận với các biện pháp tránh thai hiện đại, do vậy, việc cải cách chính sách, thiện chí chính trị, sự đổi mới và đầu tư mạnh mẽ là cần thiết để đẩy nhanh tiến độ đạt được các mục tiêu sức khỏe cho tất cả mọi người ở châu lục này.
Báo cáo trên do một ủy ban của AHAIC gồm 19 thành viên thực hiện nhằm ghi lại những tiến bộ mà các nước châu Phi đã đạt được hướng tới các mục tiêu về sức khỏe cho tất cả mọi người.
COVID-19 tới 6 giờ sáng 9/3: Thế giới trên 2,6 triệu ca tử vong; Mỹ ra hướng dẫn tiêm vaccine Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận 267.600 trường hợp mắc COVID-19 và 5.737 ca tử vong. Tổng số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 trên toàn cầu đã lên trên 117,7 triệu ca bệnh, trong đó trên 2,6 triệu người không qua khỏi. Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Budgam, tây bắc thành phố Srinagar, thủ...