Hồng Kông: Người biểu tình đeo kính bảo hộ, đề phòng cảnh sát xịt hơi cay
Hôm nay (13.10), cảnh sát Hồng Kông bắt đầu loại bỏ một số rào chắn từ khu vực biểu tình trong thành phố, song lại nói rằng, người biểu tình có thể tiếp tục ở lại các đường phố mà họ đã chiếm đóng trong 2 tuần qua.
Cảnh sát Hồng Kông bắt đầu loại bỏ một số rào chắn từ khu vực biểu tình trong thành phố sáng 13.10.
“Có hàng trăm cảnh sát trên đường phố và họ bắt đầu dỡ bỏ một số rào chắn. Chúng tôi không thấy bất kỳ sự đối đầu trực tiếp nào”, Ivan Watson của CNN cho biết. Phóng viên này lưu ý thêm, vào sáng nay, trên đường phố không có nhiều người biểu tình tụ tập.
Một số người biểu tình ở quận trung tâm Admiralty sáng nay đã đeo khẩu trang và kính bảo hộ để chuẩn bị cho khả năng cảnh sát có thể sử dụng hơi caykhống chế họ.
Cũng trong sáng nay, cảnh sát đã ra tuyên bố rằng, các nhân viên thực thi pháp luật bắt đầu loại bỏ các chướng ngại vật khỏi khu vực biểu tình trong quận trung tâm Admiralty và Mongkok với mục đích lưu thông đi lại, không phải để ” xóa hiện trường”.
Đây là tuần thứ ba người biểu tình ở Hồng Kông tập trung trên đường phố để yêu cầu Trưởng Đặc khu hành chính Hồng Kông Lương Chấn Anh từ chức và mong muốn chính phủ Bắc Kinh cho phép họ tự lựa chọn lãnh đạo của mình trong cuộc bầu cử vào năm 2017.
Số lượng người tham gia biểu tình cuối tuần qua đã giảm đi, nhưng bắt đầu gia tăng trở lại trong tuần này khi người biểu tình kêu gọi tái tập hợp sau khi chính quyền hủy bỏ cuộc đàm phán với thủ lĩnh sinh viên vào hôm 10.10.
Video đang HOT
Một số người biểu tình trang bị kính bảo hộ, đeo khẩu trang, đề phòng nguy cơ bị cảnh sát khống chế.
Cơ hội bằng 0
Cuối tuần qua, Trưởng Đặc khu hành chính Hồng Kông Lương Chấn Anh lần đầu tiên đến khu vực biểu tình và nói trên đài phát sóng truyền hình miễn phí TVB rằng, các cuộc biểu tình không phải 1 cuộc “cách mạng “mà là một phong trào quần chúng vượt ngoài tầm kiểm soát”.
Ông Lương cho hay, các thủ lĩnh sinh viên “có cơ hội gần như bằng 0″ trong việc thôi thúc chính phủ Bắc Kinh thay đổi lập trường về việc lựa chọn nhà lãnh đạo cho Hồng Kông. Ông Lương cũng nhấn mạnh, ông sẽ không đáp ứng yêu cầu của người biểu tình bởi việc ông từ chức “không giải quyết được vấn đề gì”.
Trưởng Đặc khu hành chính Hồng Kông lý giải: “Đó là vì các sinh viên và những người biểu tình chiếm đóng khác đòi hỏi nhiều hơn thế. Họ muốn Ủy ban Thường vụ thu hồi quyết định hôm 31.8. Điều này là không thể”.
Theo LDO
Hong Kong: Các nhóm chống biểu tình đụng độ với người biểu tình
Các nhóm Chống chiếm đóng Trung tâm lợi dụng hoạt động của cảnh sát Hong Kong để phá bỏ các rào chắn và đụng độ với lực lượng biểu tình.
Reuters đưa tin, ngày 13/10, hàng trăm người không rõ nguồn gốc, trong đó có một số người đeo mặt nạ, xông vào dẹp bỏ hàng rào của đoàn biểu tình tại khu vực trung tâm thương mại của Hong Kong và đụng độ với người biểu tình, lực lượng đã chiếm đóng nhiều đường phố lớn của Hong Kong suốt 2 tuần qua.
Nhiều lái xe taxi bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ với cuộc biểu tình bởi điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới công việc của họ. Các lái xe taxi đã xếp 12 chiếc xe thành 1 hàng dọc theo rào chắn và yêu cầu chấm dứt biểu tình.
Những người biểu tình bảo vệ rào chắn trước sự tấn công của các nhóm chống biểu tình (Ảnh Reuters)
Đám đông, trong đó có các tài xế taxi và xe tải hô vang "Hãy mở lại các con đường". Trước đó, những người biểu tình đã thông báo cho các lái xe taxi về việc dỡ bỏ các rào chắn trước thời hạn chót vào tối 15/10.
Một chiếc xe tải có cần trục còn cố gắng loại bỏ hàng rào chắn cho đến khi cảnh sát yêu cầu lái xe dừng lại.
Trước đó, hàng trăm cảnh sát cũng đã dỡ bỏ một số rào chắn để giảm ùn tắc giao thông tại trung tâm tài chính Hong Kong, nhưng nhiều người biểu tình vẫn tiếp tục chiếm đóng nhiều tuyến đường.
Tuy nhiên, vài giờ sau đó, các nhóm Chống chiếm đóng Trung tâm đã tập trung tại các điểm biểu tình để phản đối và đòi lực lượng biểu tình phải giải tán, đồng thời lợi dụng các hoạt động của cảnh sát để phá bỏ các rào chắn.
Cuộc đụng độ đầu tiên giữa người biểu tình và các nhóm chống biểu tình đã nổ ra khiến cảnh sát phải cố gắng bảo vệ người biểu tình và hàng rào chắn.
Cảnh sát đã bắt giữ một số người đeo mặt nạ có hành vi ẩu đả với những người biểu tình.
Winnie Locke, một sinh viên biểu tình kể lại: "Các nhóm người đó trông giống xã hội đen, họ bắt đầu chạy về phía người biểu tình và đánh vào đầu một ông cụ khiến ông bị thương".
Một người biểu tình cho biết, anh đã bị một vết xước trên cánh tay sau khi bị những người mà anh bị cáo buộc là thành viên của hội Tam hoàng, hoặc các băng nhóm tội phạm có tổ chức tấn công.
Suốt 3 tuần qua, những người biểu tình, đa phần là các sinh viên đã xuống đường để đòi dân chủ đầy đủ và kêu gọi người lãnh đạo thành phố Lương Chấn Anh phải từ chức sau khi chính quyền Trung Quốc bác bỏ đề nghị bầu cử tự do người lãnh đạo tiếp theo của Hong Kong vào năm 2017.
Các cuộc biểu tình leo thang vào cuối tháng 9 khiến cảnh sát phải sử dụng hơi cay và dùi cui để giải tán biểu tình.
Chính quyền Hong Kong và Trung Quốc đã cáo buộc các cuộc biểu tình là bất hợp pháp. Tuần trước, Hong Kong đã hủy bỏ đàm phán với các lãnh đạo biểu tình.
Ông Lương Chấn Anh tuyên bố, ông sẽ không từ chức và cảnh báo các sinh viên tham gia biểu tình rằng phong trào đòi dân chủ của họ đã mất kiểm soát.
Ông Lương Chấn Anh cũng nêu rõ, các nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ không bao giờ thay đổi quyết định về cuộc bầu cử tại Hong Kong vào năm 2017./.
CTV Tạ Hiển
Theo_VOV
Phe đối lập Hong Kong đòi điều tra khoản tiền gửi ông Lương Chấn Anh Trước các cáo buộc nhận tiền và yêu cầu điều tra ông Lương, Văn phòng của vị đặc khu trưởng này đã phủ nhận mọi sai phạm. Các nhà lập pháp theo hướng dân chủ tại Hong Kong hôm nay (9/10) đã yêu cầu phải điều tra khoản tiền 6,4 triệu đôla mà doanh nghiệp chi cho Trưởng đặc khu của Hong Kong...