Hong Kong mạnh tay can thiệp thị trường nhà đất
Các chuyên gia cho rằng Hong Kong buộc phải can thiệp vào thị trường nhà đất, dù có không ít những chỉ trích về hiệu quả các biện pháp đang được sử dụng.
Tuần trước, chính quyền Hong Kong đã cam kết hỗ trợ nguồn cung đất và dành riêng 580 triệu USD ngân quỹ hàng năm trong vòng 5 năm tới để tìm kiếm các khu vực xây dựng mới, hy vọng tháo gỡ tình trạng thiếu hụt đất hiện nay.
Nicole Wong, phụ trách nghiên cứu bất động sản Hong Kong tại CLSA đánh giá các nỗ lực trên của chính quyền chỉ có tác động hạn chế đến việc kiểm soát giá cả. Theo ông, cũng nên chú tâm đến những biện pháp giảm thiểu nhu cầu.
Wong cho hay: “Có thể thấy chính quyền hiện đang đổ nhiều công sức cho việc bán đất, nhưng việc này rất tốn thời gian. Giải pháp thay thế tốt nhất là can thiệp vào nhu cầu. Nếu không toàn bộ hệ thống có thể sụp đổ”.
Hong Kong đang nỗ lực hạ nhiệt thị trường bất động sản. Ảnh: MW
Video đang HOT
Trước đó, Hong Kong đã đưa ra hàng loạt các biện pháp hạ nhiệt thị trường như tăng thuế trước bạ và cắt giảm vay nợ nhà đất. Chính phủ đã mạnh tay cắt giảm giá nhà từ tháng 10/ 2009, nhưng liên tiếp phải đối mặt với các chỉ trích khi mà giá vẫn tiếp tục tăng. Giá nhà đã tăng 2% vào tháng một và 120% từ năm 2008.
Theo Wong, các quy định hạn chế sẽ hiệu quả hơn là thêm nguồn cung đất, việc sẽ tiêu tốn từ ba đến bốn năm trước khi những lô đất này được đưa ra thị trường. Những biện pháp hạn chế sẽ giảm nhu cầu của những đối tượng chưa cần nhà gấp hay những người muốn đổi nhà. Mức phí trước bạ khổng lồ sẽ khiến họ xem xét lại. Wong dự báo sẽ các hoạt động giao dịch sẽ giảm 10 – 15% sau khi các quy định thắt chặt được đưa ra vào thứ Sáu tuần trước đó.
Raymond Yeung, chuyên viên kinh tế Trung Quốc tại ANZ cũng đồng tình, cho rằng các biện pháp hạn chế sẽ giảm hoạt động thao túng trên thị trường. Tăng nguồn cung đất nên là giải pháp lâu dài hơn. Yeung cho hay: “Số lượng căn hộ hoặc phần đất mà chính quyền đang cố bán hoặc dự định đưa ra thị trường vào thời điểm này không tác động nhiều đến các dự đoán giá cả”.
Tuy nhiên, Andrew Freris, tư vấn đầu tư châu Á tại BNP Paribas Wealth Management cho rằng chính quyền Hong Kong khó có thể làm gì nhiều để kiểm soát giá bất động sản, vốn dựa vào các yếu tố quốc tế.
Ông cho biết: “Rất đáng tiếc các chính sách nhà đất của Hong Kong chịu ảnh hưởng của Ben Bernanke (giám đốc Ngân hàng liên bang Mỹ). Nếu Ben còn duy trì mức lãi suất 0%, Hong Kong chẳng làm được gì nhiều, trừ khi họ thật mạnh tay can thiệp”.
Hong Kong, một trong những trung tâm tài chính châu Á, đã buộc phải bơm tiền vào thị trường nhà đất, sau khi các ngân hàng trung ương trên toàn thế giới tăng thanh khoản qua các chính sách nới lỏng tiền tệ, nhằm thúc đẩy tăng trưởng.
Yeung bổ sung rằng để giá nhà ở Hong Kong giảm, chính quyền cần đợi đến khi Mỹ kết thúc chu kỳ nới lỏng nói trên. Thị trường nhà đất sẽ tự điều chỉnh khi các kỳ vọng về lãi suất thay đổi và lãi suất bắt đầu tăng.
Theo VNE
Án phạt 20 tỷ USD cho các ngân hàng Mỹ
Vì những cáo buộc phát sinh từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008, một loạt các ngân hàng Mỹ hôm qua đã đồng ý chịu khoản phạt hơn 20 tỷ USD.
5 năm sau cuộc khủng hoảng tài chính, Bank of America (BofA), ngân hàng có tổng giá trị tài sản lớn thứ 2 nước Mỹ phải chi 11,6 tỷ USD cho Fannie Mae, nhà cho vay cầm cố khổng lồ, để giải quyết những tranh cãi pháp lý xung quanh các khoản nợ xấu.
Theo cáo buộc của Fannie Mae, BofA đã bán các khoản nợ thế chấp giả mạo trị giá hàng trăm tỷ USD cho Fannie. Rất nhiều trong số các khoản nợ này đã rơi vào tình trạng không thể thanh toán sau khi bong bóng nhà đất sụp đổ năm 2006, hủy hoại giá trị các khoản đầu tư của Fannie, buộc quỹ này phải cầu cứu một gói cứu trợ của chính phủ.
Trong một điều khoản riêng biệt khác, 10 công ty cho vay thế chấp bao gồm cả BofA, Wells Fargo, JPMorgan Chase và Citigroup cũng đã đồng ý chi trả hơn 8,5 tỷ USD. Số tiền này nhằm giải quyết những những cáo buộc 10 công ty này đã tịch biên hàng triệu căn nhà bất chấp nỗ lực thực hiện thế chấp của những người đi vay.
Bank of America sẽ phải chi 14,1 tỷ USD để giải quyết những cáo buộc liên quan. Ảnh FT
Với tổng số tiền phải chi lên đến 14,1 tỷ USD này, lợi nhuận trước thuế của BofA trong quý IV sẽ giảm 2,7 tỷ USD trong khi tổng lợi nhuận trước thuế của BofA được giới phân tích dự đoán đạt khoảng 3,5 tỷ USD. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của BofA sẽ được chính thức công bố trong tuần tới. Ngay sau thông tin trên, giá cổ phiếu của BofA đã giảm 0,2% xuống còn 12,09 USD trong cuối phiên giao dịch cùng ngày.
BofA sẽ thanh toán cho Fannie 3,55 tỷ USD bằng tiền mặt và mua lại khoảng 30.000 khoản nợ, tương đương với 6,75 tỷ USD. Khoản tiền 1,3 tỷ USD còn lại là án phạt dành cho sự chậm trễ trong quá trình xử lý các vấn đề liên quan đến số lượng nhà bị tịch biên.
Hai bản án phạt trên là những động thái mới nhất của các nhà quản lý Mỹ nhằm chấn chỉnh lại hệ thống ngân hàng kể từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008, bắt nguồn từ sự đổ vỡ của bong bóng nhà đất và thị trường chứng khoán đảm bảo bằng thế chấp (MBS) trị giá hàng trăm tỷ USD.
Hoạt động chấn chỉnh này cũng đặt hàng loạt ngân hàng vào tầm ngắm của các nhà quản lý Mỹ. Hàng chục án phạt và bồi thường đã được đưa ra và dự kiến sẽ còn có nhiều hơn nữa, các nhà phân tích cho biết.
Theo VNE
Tổng thống Nga tuyên bố mạnh tay với kẻ ám sát nhà báo Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 6.12 cho biết những kẻ đứng sau vụ ám sát một phóng viên truyền hình tại Cộng hòa Kabardino-Balkaria (Nga) sẽ sớm bị bắt và trừng phạt. "Tôi đảm bảo rằng lực lượng cảnh sát sẽ làm mọi thứ có thể để truy lùng và trừng phạt những tên tội phạm này", hãng tin RIA Novosti dẫn...