Hong Kong: Lãnh đạo sinh viên được bầu vào Hội đồng Lập pháp
Nathan Law – 23 tuổi, một trong những lãnh đạo sinh viên đòi dân chủ ở Hong Kong năm 2014 là một trong ba nhà hoạt động dân chủ được bầu vào Hội đồng Lập pháp Hong Kong.
Theo kết quả sơ bộ cuộc bầu cử Hội đồng Lập pháp Đặc khu Hong Kong do báo South China Morning Post cho biết ngày 5-9, có ba nhà hoạt động tìm kiếm dân chủ cho Hong Kong được bầu vào Hội đồng Lập pháp kỳ này.
Đó là hai nhà hoạt động xã hội kỳ cựu Sixtus Leung – 30 tuổi, Eddie Chu – 38 tuổi. Nhân vật thứ ba là Nathan Law – 23 tuổi, một trong những lãnh đạo sinh viên của phong trào Dù vàng thực hiện cuộc biểu tình chiếm trung tâm đòi dân chủ ở Hong Kong năm 2014.
Nathan Law (cầm hoa) và lãnh đạo sinh viên Joshua Wong thuộc đảng Demosist mừng chiến thắng ngày 5-9. Ảnh: AP
Lãnh đạo phong trào Dù vàng Joshua Wong ra mắt một đảng chính trị có tên Demosist vào đầu năm nay, với mục tiêu là vào được Hội đồng Lập pháp Hong Kong, theo đuổi các chủ trương cải cách dân chủ. Bản thân Joshua Wong chưa đủ tuổi để tự ứng cử (19 tuổi) nên đảng Demosist cử Nathan Law làm đại diện.
Joshua Wong từng nói với hãng tin CNN hồi tháng 8: “Đảng chúng tôi cần thiết phải có đại diện được bầu vào Hội đồng Lập pháp để có tiếng nói và sức mạnh chính trị, giúp chúng tôi theo đuổi mục tiêu đã định của mình”.
Video đang HOT
Mục tiêu của đảng Demosist là muốn có một cuộc trưng cầu dân ý cho phép dân Hong Kong tự quyết định tương lai mình sau năm 2047, thời điểm kết thúc 50 năm chính quyền Trung Quốc đại lục cho phép Hong Kong có quyền tự chủ trong giới hạn theo thỏa thuận lúc Anh trao trả Hong Kong cho Trung Quốc năm 1997.
South China Morning Post nhận định việc ba nhà hoạt động vì dân chủ được bầu vào Hội đồng Lập pháp đánh dấu sự xuất hiện của một lực lượng chính trị mới. Bước thay đổi này cho thấy cử tri Hong Kong đang ủng hộ một thế hệ chính trị mới hướng về mục tiêu vì một tương lai dân chủ hơn cho Hong Kong. Tuy nhiên, dù có thay đổi nhưng phần lớn Hội đồng Lập pháp lần này vẫn là các nhà lập pháp có tư tưởng thân Trung Quốc.
Eddie Chu họp báo sau khi thắng cử vào Hội đồng Lập pháp Hong Kong ngày 5-9. Ảnh: REUTERS
Hội đồng Lập pháp Hong Kong có 70 ghế, được bầu bốn năm một lần. Đây là cuộc bầu cử Hội đồng Lập pháp đầu tiên ở Hong Kong kể từ sau cuộc biểu tình Chiếm trung tâm năm 2014 và trước khi diễn ra cuộc bỏ phiếu bầu đặc khu trưởng nửa năm (2017).
Cuộc bầu cử ngày 4-9 thu hút nhiều cử tri Hong Kong đi bỏ phiếu hơn bất kỳ thời điểm nào kể từ khi Hong Kong được Anh trả về Trung Quốc năm 1997. Ngay từ đầu ngày sáng 4-9 đã có rất nhiều người bắt đầu xếp hàng dài hàng tiếng đồng hồ để được bỏ phiếu, cảnh tượng chưa hề thấy trong các cuộc bầu cử trước, theo South China Morning Post. Ít nhất một địa điểm bỏ phiếu phải mở cửa đến 2 giờ 30 sáng 5-9 để phục vụ bỏ phiếu cho một hàng dài cử tri đã xếp hàng từ 10 giờ 30 tối 4-9.
ĐĂNG KHOA
Theo PLO
Lương Chấn Anh: Hồng Kông sẽ mất vị thế hàng đầu nếu dân đòi độc lập
Lãnh đạo Hồng Kông ngày 26.4 cảnh báo đặc khu hành chính này sẽ mất vị thế hàng đầu của mình trong việc thu hút đầu tư và tạo công ăn việc làm nếu người dân đòi độc lập
Ông Lương Chấn Anh lo ngại phong trào đòi độc lập cho Hồng KôngAFP
Ông Lương Chấn Anh, Trưởng đặc khu Hồng Kông, đã vẽ ra một bức tranh kinh tế ảm đạm cho thành phố từng là thuộc địa của Anh này, trong bối cảnh có nhiều phong trào của người trẻ Hồng Kông muốn thúc đẩy đòi độc lập, thoát khỏi sự ảnh hưởng của Trung Quốc. Lãnh đạo Hồng Kông xem đây là sự chia rẽ chính trị trên đặc khu.
Dân Hồng Kông đang tận hưởng sự tự trị và được nhiều quyền tự do, điều mà người dân đại lục chưa bao giờ được hưởng, nhưng Bắc Kinh xem việc đòi độc lập là điều không tưởng.
"Bảy triệu cư dân của thành phố sẽ phải chịu những hậu quả chính trị và kinh tế do những chiến dịch đòi độc lập và quyền tự quyết", ông Lương Chấn Anh nói với các phóng viên tại trụ sở chính của chính quyền Hồng Kông, theo AFP.
"Các nhà đầu tư sẽ mất niềm tin vào Hồng Kông. Mọi người sẽ mất đi cơ hội phát triển và có việc làm", ông nói tiếp. Hồng Kông dẫn đầu khu vực châu Á về đầu tư nước ngoài và là trung tâm tài chính lớn của khu vực.
Trưởng đặc khu còn cho rằng Hồng Kông sẽ mất lòng tin và cả sự hỗ trợ từ Trung Quốc. Ông Lương là nhà lãnh đạo thân Bắc Kinh, được môt ủy ban gồm những người ủng hộ Trung Quốc bầu làm lãnh đạo đặc khu từ năm 2012.
Đảng Demosisto của Hoàng Chi Phong ra mắt AFP
Trong thời gian qua, Hồng Kông chứng kiến nhiều đảng chính trị được thành lập với cùng mục tiêu thúc đẩy độc lập và quyền tự quyết cho đặc khu này. Trong số này, có đảng Demosisto của cựu thủ lĩnh phong trào sinh viên Joshua Wong (Hoàng Chi Phong), người làm chính quyền Hồng Kông mệt mỏi với chiến dịch chiếm đường phố hồi năm 2014. Demosisto muốn thúc đẩy cuộc trưng cầu dân ý để quyết định tương lai của thành phố này.
Một đảng khác, Hong Kong National do một nhóm từ 30 đến 50 sinh viên và chuyên gia trẻ thành lập, lấy tiêu chí độc lập cho Hồng Kông và gọi đó là con đường duy nhất cho sự sống còn của thành phố.
Truyền thông Trung Quốc thúc giục chính quyền Hồng Kông hành động để dập tắt những phong trào này. "Chính quyền Hồng Kông không thể tiếp tục được khoan dung", một bài xã luận trên một phiên bản quốc tế của tờ Nhân Dân nhật báo viết cuối tuần qua, đồng thời cảnh báo phong trào sẽ đẩy thành phố vào chỗ "nguy hiểm". Chính quyền đáp lại lời cảnh báo này bằng việc hứa sẽ xem xét.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Thủ lĩnh sinh viên Hong Kong thành lập đảng mới Joshua Wong, một trong những nhà hoạt động ủng hộ dân chủ nổi tiếng nhất Hong Kong, thành lập một đảng chính trị mới. Joshua Wong, thủ lĩnh sinh viên từng đi đầu các cuộc biểu tình trong Phong trào Ô dù làm dậy sóng Hong Kong năm 2014. Ảnh: AFP "Đã đến lúc đấu tranh cho quyền tự quyết của chúng ta",...