Hong Kong lại xảy ra biểu tình rầm rộ
Hàng chục ngàn người mặc đồ đen đã đổ ra các đường phố Hong Kong (Trung Quốc) tuần hành hôm nay, 16/6 để đòi lãnh đạo đặc khu này phải từ chức.
Cuộc tuần hành hôm nay diễn ra một cách hòa bình. Những người biểu tình đã cố tránh để tái diễn tình trạng bùng phạt bạo lực như ngày 12/6, khi cảnh sát xô xát với những người xuống đường và phải bắn hơi cay cũng như đạn cao su để giải tán đám đông.
Hàng chục ngàn người mặc đồ đen tuần hành hôm 16/6. Ảnh: Reuters
Theo Reuters, đám đông hò reo khi các nhà tổ chức dùng loa phóng thanh kêu gọi bà Carrie Lam, trưởng đặc khu Hong Kong từ chức. Động thái diễn ra một ngày sau khi bà thông báo sẽ hoãn vô thời hạn việc thông qua dự luật dẫn độ gây tranh cãi.
Hôm 15/6, bà Lam thừa nhận, dự luật dẫn độ tội phạm “đã gây nhiều chia rẽ trong xã hội”. Bà bày tỏ bản thân cảm thấy “vô cùng buồn và nuối tiếc”, đồng thời cho biết Hội đồng lập pháp Hong Kong sẽ dừng mọi công việc liên quan tới dự luật. Các bước tiếp theo sẽ được thảo luận sau khi chính quyền đặc khu tiến hành tham vấn các bên khác nhau.
Video đang HOT
Quyết định được xem là động thái xuống thang của chính quyền Hong Kong trước sự phản đối của đông đảo người dân về dự luật dẫn độ. Tuy nhiên, nhiều người biểu tình khẳng định, họ vẫn muốn Hong Kong từ bỏ hoàn toàn dự luật và đòi trưởng đặc khu phải từ chức.
Tuấn Anh
Theo VNN
Lãnh đạo Hong Kong nói gì về hoãn luật dẫn độ vô thời hạn?
Chính quyền Hong Kong dự kiến sẽ hoãn dự luật dẫn độ về Trung Quốc nhằm xoa dịu dư luận sau nhiều ngày liền biểu tình lan rộng khắp đặc khu này.
Tại buổi họp báo hôm 15-6, Trưởng Đặc khu Hong Kong Carrie Lam cho biết sau khi đã nhất trí với các nhà lập pháp khác, dự luật dẫn độ sẽ bị tạm hoãn vô thời hạn. Bà cũng cho biết rất có thể dự luật sẽ không được thông qua cho đến ít nhất là hết năm 2019.
Trưởng Đặc khu Hong Kong Carrie Lamt tại buổi họp báo 15-6. Ảnh: SCMP
"Chúng tôi đã cố gắng rất nhiều để giảm thiểu sự khác biệt và xoá tan nghi ngờ", Bà Lam nói. "Tuần trước, hàng chục ngàn người đã xuống đường biểu tình và tụ tập. Những xung đột nghiêm trọng đã xảy ra... khiến một số sĩ quan cảnh sát, báo giới, và những người dân bị thương. Điều này làm tôi rất buồn".
Theo Trưởng Đặc khu, qua việc tạm hoãn dự luật dẫn độ, bà hy vọng chính quyền có thể "lập lại sự yên bình" cho xã hội mà nếu không thực hiện được thì xã hội Hong Kong sẽ phải "nhận thêm một đòn nữa".
"Trong các cuộc đối đầu [giữa người biểu tình và cảnh sát mà tôi thấy vào hôm 12-6, rất có thể... sẽ còn có cuộc đối đầu nghiêm trọng hơn như vậy nữa. Rất có thể các sĩ quan cảnh sát và công dân của tôi sẽ phải chịu nhiều thương tích hơn nữa. Tôi không muốn bất kỳ thương vong nào như vậy xảy ra", bà Lam chia sẻ.
Một phóng viên sau đó đã hỏi bà liệu những tranh cãi xung quanh dự luật dẫn độ có phải là do vì người dân "hiểu sai" ý định của chính quyền Hong Kong hay lý do thật sự là vì người Hong Kong "nghi ngờ sâu sắc" Bắc Kinh và cho rằng Trưởng Đặc khu hành động cho lợi ích của chính quyền Trung Quốc.
Carrie Lam cho biết tất cả những diễn biến gần đây là một sự hiểu lầm, nhưng thú nhận rằng tất cả những chính sách nào có liên quan đến chính quyền đại lục đều có nguy cơ tạo ra "xung đột". Mặc dù vậy, bà nói rằng hiện tại con đường duy nhất để tiến về phía trước chỉ có thể là "gia tăng niềm tin và xua tan nỗi lo" của người dân Hong Kong.
Khi được hỏi qua sự việc lần này Carrie Lam có làm "bẽ mặt" chính quyền Bắc Kinh hay không, bà nói rằng chính quyền Trung Quốc "đã thể hiện sự hiểu biết, tin tưởng, tôn trọng và hỗ trợ".
Theo bà Lam, Bắc Kinh hiểu rằng Hồng Kong rất khác với đại lục, và đôi khi "làm việc tốt" ở đây là điều không dễ dàng.
Một phóng viên khác đã hỏi liệu sắp tới Trưởng Đặc khu có tổ chức một buổi xin lỗi công khai hay không, Carrie Lam từ chối trả lời.
Theo hãng tin CNN, những tranh cãi xung quanh dự luật dẫn độ cũng đặt dấu chấm hỏi cho sự nghiệp của bà Lam với vai trò là Trưởng Đặc khu Hong Kong. Khi nhậm chức vào năm 2017, Carrie Lam đã tuyên bố sẽ từ chối nếu "dư luận khiến tôi không muốn tiếp tục làm việc này nữa". Khi được hỏi về vấn đề từ chức, bà Lam đã lảng tránh trả lời và chỉ nói đơn giản rằng bà rất buồn vì đã tạo ra xung đột trong xã hội, nhưng trong suốt hai năm cầm quyền, bà đã cố gắng xây dựng một xã hội hoà hợp.
Tờ South China Morning Post cho hay, Chính quyền của bà Lam được cho là đang chia rẽ vì dự luật dẫn độ, khi một số cố vấn cấp cao của bà trước đó đã công khai lên tiếng phản đối việc vội vã thông qua dự luật vốn châm ngòi cho hai cuộc biểu tình bạo lực gần đây.
Dự luật sửa đổi "Người phạm tội bỏ trốn và Hỗ trợ pháp lý lẫn nhau về vấn đề hình sự" cho phép Hong Kong bàn giao nghi phạm tới các quốc gia và vùng lãnh thổ chưa ký hiệp ước dẫn độ, trong đó có Trung Quốc đại lục. Người Hong Kong lo ngại dự luật này có thể khiến ảnh hưởng của Trung Quốc đại lục gia tăng ở Đặc khu.
Theo PLO
Người Hong Kong nghỉ bán hàng, đóng cửa tiệm biểu tình phản đối dự luật dẫn độ 100 cơ sở kinh doanh ở Hong Kong tuyên bố sẽ đồng loạt đóng cửa vào ngày 12/6 để biểu tình phản đối dự luật dẫn độ sang Trung Quốc. Đại diện hơn 100 cơ sở kinh doanh ở Hong Kong bao gồm nhà hàng, tiệm cà phê, cửa hàng bán camera, bán đồ chơi, tiệm làm móng, phòng tập yoga, thậm chí...