Hong Kong khám phá cơ hội hợp tác với Việt Nam
Từ ngày 13 – 16/10, chùm 5 Hội chợ công nghệ mùa Thu đã được tổ chức tại Trung tâm Hội chợ triển lãm Hong Kong ( Trung Quốc) theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Các gian hàng tại Hội chợ. Ảnh: Mạc Luyện/PV TTXVN tại Hong Kong
Sự kiện do Hội đồng Phát triển thương mại Hong Kong (HKTDC) tổ chức đã thu hút sự tham dự của khoảng 1.100 đơn vị đến từ Pháp, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) và nhiều đơn vị ở Trung Quốc đại lục. Trong khuôn khổ hội chợ, Hiệp hội Công nghiệp điện gia dụng Hong Kong cũng đã tổ chức hội thảo “Giới thiệu các cơ hội công nghệ tại các nước thuộc Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) – khám phá cơ hội với Việt Nam”.
Theo phóng viên TTXVN tại Hong Kong, với chủ đề “Đổi mới công nghệ xây dựng tương lai”, các nhà triển lãm đã mang đến hội chợ một loạt sản phẩm, công nghệ mới nhất trong lĩnh vực công nghệ thông tin, điện tử, điện, chiếu sáng và giải pháp phát triển thành phố thông minh…
Ông K.Y. Leung thuộc Đại học Trung Văn Hong Kong cho biết hằng năm trường của ông đều tham gia hội chợ này. Năm nay, trường mang đến hội chợ robot sử dụng trong ngành xây dựng, dùng để kiểm tra kết cấu tường trước khi công nhân đến sửa chữa. Ngoài ra, trường còn mang đến hội chợ thiết bị điều trị phục hồi chức năng cho bệnh nhân đột quỵ.
Hội chợ diễn ra vào thời điểm Hong Kong vừa dỡ bỏ chính sách cách ly bắt buộc tại khách sạn đối với du khách. Trước khi dịch bệnh bùng phát, hằng năm đều có một số doanh nghiệp Việt Nam tham gia hội chợ này.
Ông Herbert Lun, Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp điện gia dụng Hong Kong trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN. Ảnh: Mạc Luyện/PV TTXVN tại Hong Kong
Chia sẻ với phóng viên TTXVN, ông Herbert Lun – Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp điện gia dụng Hong Kong cho biết rất vinh dự được thay mặt hiệp hội đưa đoàn doanh nghiệp Hong Kong tham gia triển lãm Vietnam Expo tại Thành phố Hồ Chí Minh vào cuối tháng 11. Ngành thiết bị điện của Hong Kong có lịch sử lâu đời, có nhiều sản phẩm tốt, đa dạng. Ông cũng rất vui khi hiệp hội có cơ hội đưa các sản phẩm mới nhất tới Việt Nam – một quốc gia có tốc độ phát triển cao trong ASEAN, được hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam, nơi có thị trường rất lớn.
Video đang HOT
Bà Vũ Thị Thúy, Trưởng Thương vụ Việt Nam tại Hong Kong diễn thuyết tại Hội thảo “Giới thiệu các cơ hội công nghệ tại các nước ASEAN – Khám phá cơ hội với Việt Nam”. Ảnh: Mạc Luyện/PV TTXVN tại Hong Kong
Trong hội thảo giới thiệu các cơ hội công nghệ tại các nước ASEAN, bà Vũ Thị Thúy – Trưởng Thương vụ Việt Nam tại Hong Kong, đã giới thiệu về cơ hội thương mại, đầu tư tại Việt Nam với nhiều lợi thế như nền chính trị ổn định, chính sách quản lý kinh tế, chính sách kiểm soát dịch bệnh đúng đắn. Trong 9 tháng đầu năm, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt 8,83%, trong khi tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 557,9 tỷ USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm trước. Điều này đã đưa Việt Nam trở thành một trong những điểm sáng kinh tế ở khu vực châu Á trong 9 tháng đầu năm 2022. Ngoài ra, Việt Nam có dân số trẻ, năng động, lực lượng lao động chiếm hơn 60% và là nước thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á về phát triển thương mại điện tử, cũng là điểm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam, 9 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Hong Kong đạt 9,97 tỷ USD, tăng 3,92% so với cùng kỳ năm trước. Hong Kong hiện là nhà đầu tư lớn thứ 5 tại Việt Nam với tổng số vốn đăng ký đạt 28,53 tỷ USD và 2.110 dự án trong nhiều lĩnh vực.
Ông Herbert Lun, Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp điện gia dụng Hong Kong chủ trì Hội thảo “Giới thiệu các cơ hội công nghệ tại các nước ASEAN – Khám phá cơ hội với Việt Nam”. Ảnh: Mạc Luyện/PV TTXVN tại Hong Kong
Đại diện Hội đồng phát triển Thương mại, chuyên gia kinh tế Corey To, có bài phát biểu đánh giá tiềm năng thị trường tiêu dùng Việt Nam. Theo ông, Việt Nam là một trong những nước được đánh giá có khả năng phục hồi kinh tế tốt sau đại dịch COVID-19. Theo đánh giá của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), năm 2022 Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng GDP 7% (mức tăng trưởng ASEAN 5 là khoảng 5,3%, các nước phát triển là 2,4%), năm 2023 con số này sẽ vào khoảng 6,2% với Việt Nam, 4,9% với các nước ASEAN 5 và 1,1% với các nước phát triển.
Hội thảo đã diễn ra tốt đẹp và nhận được sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp và người tham quan hội chợ.
Thứ trưởng Bộ Tài chính: Thu ngân sách có dấu hiệu bắt đầu sụt giảm
Ngân sách năm 2022 dự kiến giảm thu khoảng 98.000 tỷ đồng, gấp gần 4 lần mức giảm năm 2021 (24.000 tỷ đồng),
Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng.
Thu ngân sách từ tháng 9/2022 có dấu hiệu bắt đầu sụt giảm, các địa phương cũng đều phản ánh khó khăn, Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng cho biết tại phiên thẩm tra về tình hình kinh tế, xã hội của Ủy ban Kinh tế, sáng 30/9.
Nhận định thu ngân sách là một trong điểm sáng trong 9 tháng đầu năm, ông Hưng cho biết kết quả đã đạt 94% dự toán, tăng 22% cùng kỳ. Thu nội địa đạt 88,9% dự toán, tăng 18,8% cùng kỳ. Thu dầu thô đạt 60.000 tỷ đồng, gấp đôi dự toán năm.
Ông Hưng giải thích, thu từ dầu thô tăng vọt chủ yếu nhờ giá, khi dự toán đưa ra giá dầu là 60 USD/thùng, nhưng thực tế xuất bán được 107 USD/thùng. Sản lượng khai thác dầu 9 tháng cũng đạt cao hơn dự kiến, đạt gần 92% kế hoạch.
61/63 địa phương đã thu đạt yêu cầu dự toán. 9 tháng đầu năm đã gia hạn gần 160.000 tỷ đồng, trong đó miễn giảm thuế phí là 60.000 tỷ đồng, còn gia hạn thuế là 98.000 tỷ đồng, Thứ trưởng thông tin thêm.
Tuy nhiên, trong những điểm sáng, ông Hưng nhìn nhận, vẫn tồn tại nhiều vấn đề. Trước tiên, thu ngân sách đang có xu hướng giảm. Thu thuế tháng 9 là 94.000 tỷ đồng, tương đương 6,7% dự toán. Trong khi đó, bình quân 7 tháng thu 11,4% dự toán/tháng.
Nhìn vào từng khu vực kinh tế, thì thu từ kinh tế nhà nước, ngoài quốc doanh tăng trưởng khá, nhưng thu từ khu vực FDI tăng thấp, đạt 77% dự toán, tăng 5,9% so với cùng kỳ. Điều này phản ánh khu vực FDI phụ thuộc nhiều thị trường thế giới, ông Hưng nhấn mạnh.
Với từng sắc thuế, lãnh đạo Bộ Tài chính thông tin, thuế thu nhập doanh nghiệp (chiếm 39% tổng thu thuế, phí) đến nay đạt 83,6% dự toán, tăng 7,1% cùng kỳ. Thuế VAT đạt 75,7% dự toán, và tăng 13,8% cùng kỳ.
Ông Hưng cũng phân tích, các sắc thuế nói chung bình quân 5 tháng đầu năm thu 38.600 tỷ đồng, nhưng từ tháng 6 trở lại đây so với bình quân 5 tháng, có dấu hiệu giảm. Cụ thể, tháng 6 thu chỉ bằng 83,59% bình quân 5 tháng; tháng 7 khoảng 80,8%; tháng 8 là 74% và tháng 9 bằng 64,5% bình quân 5 tháng.
Xu hướng thu thuế giảm, theo ông Hưng, thể hiện các chi phí đầu vào (nguyên vật liệu, vốn vay) của doanh nghiệp tăng cao; thị trường đang thu hẹp dù kim ngạch xuất nhập khẩu tăng cao nhưng nhiều doanh nghiệp giảm đơn hàng. Cùng đó khoản lỗ luỹ kế của doanh nghiệp từ 2020-2021 chuyển sang, cũng ảnh hưởng.
Vẫn theo Thứ trưởng, nhìn vào từng lĩnh vực như bất động sản, thép, gỗ, xi măng, may mặc... đều có khó khăn. Chẳng hạn, với ngành gỗ, thống kê của cơ quan thuế thì 73% doanh nghiệp có đơn hàng giảm, thậm chí có doanh nghiệp bị giảm 30-90% đơn hàng. Hay ngành may mặc, hiện nhiều hoạt động cầm chừng chỉ đạt 50-70% công suất. Ngành thép cũng tương tự, khi quý III giảm 13 lần so với đầu năm khiến doanh nghiệp thép rất khó khăn. Lắp ráp ô tô chỉ bằng 68% so với cùng kỳ.
"Trong những điểm sáng có những điểm hết sức khó khăn. Kết quả tới nay tích cực, nhưng chặng đường phía trước còn nhiều gian nan", ông Hưng nhận xét.
Hồi âm băn khoăn của một số đại biểu là thu ngân sách vượt 3% dự toán đã sát chưa?, ông Hưng giải thích, thu ngân sách từ tháng 9 có dấu hiệu bắt đầu sụt giảm, các địa phương cũng đều phản ánh khó khăn. Hai là, tác động chính sách, khi làm gói phục hồi kinh tế thì tính các chính sách tác động làm giảm thu ngân sách khoảng 64.000 tỷ đồng, nhưng chưa gồm khoản giảm thu từ giảm thuế với xăng dầu.
Nếu cộng khoản này, ngân sách năm nay dự kiến giảm thu khoảng 98.000 tỷ đồng, gấp gần 4 lần mức giảm năm 2021 (24.000 tỷ đồng), ông Hưng giải thích.
Đề cập diễn biến của thị trường chứng khoán, một trong các nỗi lo của các đại biểu về bức tranh kinh tế năm nay, ông Hưng nói tháng 9 có nhiều phiên giảm điểm, giảm 9% so với cuối tháng 8 và giảm hơn 22% so với 2021. Điều này cũng phù hợp diễn biến thị trường các nước trên thế giới.
Trước ý kiến quan ngại về việc quỹ ngoại gần đây bán ra liên tục, ông Hưng nói, theo dõi 9 tháng đầu năm vốn ngoại đang bán ròng khoảng 800 tỷ đồng, so với danh mục các nhà đầu tư nước ngoài đang nắm giữ khoảng 47 - 48 tỷ USD thì không đáng kể. Quan trọng hơn, họ bán ròng nhưng không rút tiền ra khỏi Việt Nam.
Bộ Tài chính sẽ tiếp tục theo dõi biến động thị trường hiện nay để có chỉ đạo, điều hành kịp thời, Thứ trưởng Hưng cho biết.
8 tháng, Việt Nam xuất siêu 3,96 tỷ USD, có 30 mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu hơn 1 tỷ USD Tổng cục Thống kê vừa công bố sáng 29/8, trong tháng 8, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 64,34 tỷ USD, tăng 5,2% so với tháng trước và tăng 17,3% so với cùng kỳ năm trước. Dây chuyền may hàng xuất khẩu của Công ty TNHH may mặc xuất khẩu Appareltech Hà Tĩnh, Cụm công nghiệp Đức Thọ, huyện...