Hong Kong kêu gọi người dân chung tay chống dịch COVID-19
Theo phóng viên TTXVN tại Hong Kong, ngày 5/2, Đặc khu hành chính Hong Kong ( Trung Quốc) thông báo ghi nhận 343 ca mắc COVID-19 trong cộng đồng, mức cao nhất trong 1 ngày kể từ khi dịch bệnh bùng phát ở thành phố này 2 năm qua.
Một địa điểm xét nghiệm COVID-19 tại Hong Kong, Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN
Phát biểu tại cuộc họp báo chiều 5/2, Cục trưởng Cục Y tế và vệ sinh thực phẩm Trần Triệu Thủy (Sofia Chan) nhận định sau kỳ nghỉ tết Nguyên đán, số ca bệnh có thể sẽ tiếp tục tăng lên, nhưng nhà chức trách đã có sẵn phương án dự phòng như lên kế hoạch sớm nhất vào tuần sau sẽ sử dụng Trung tâm cách ly Penny’s Bay cho những bệnh nhân có triệu chứng nhẹ hoặc không triệu chứng, người tiếp xúc gần sẽ được sắp xếp cách ly tại nhà.
Bà Trần Triệu Thủy cho biết kết quả giám sát nước thải cho thấy dịch bệnh đang lan rộng ở nhiều quận, Hong Kong đang phải chạy đua với thời gian để chống lại virus SARS-CoV-2. Tuy nhiên, ngoài những biện pháp quyết liệt thì chính quyền cũng cần sự chung tay của người dân ở nhà chống dịch.
Theo Cục trưởng Cục Dân sự, Nhiếp Đức Quyền (Patrick Nip), cách hiệu quả nhất là giảm lưu lượng người và tiếp xúc xã hội, đồng thời cho rằng hai tuần tới sẽ là thời điểm then chốt.
Video đang HOT
Chương trình “bong bóng vaccine” sẽ có hiệu lực từ ngày 24/2, theo đó chỉ những người đã tiêm ít nhất 1 mũi vaccine ngừa COVID-19 mới được đến các địa điểm như tòa nhà công sở, trường học, nhà hàng, phòng tập thể thao, rạp chiếu phim và thư viện… Chính quyền Đặc khu tiến tới sẽ mở rộng chương trình trên, những người đã tiêm ít nhất hai mũi vaccine và mục tiêu là mũi thứ 3 mới được đến những địa điểm trên. Do đó, số người đăng ký tiêm vaccine tại Hong Kong đã tăng lên trong những ngày gần đây.
Tính đến ngày 4/2, 79,8% dân số tại Hong Kong đã tiêm mũi vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên, 71,8% dân số tiêm đủ liều cơ bản, 990.925 người được tiêm mũi tăng cường kể từ khi thành phố này thực hiện tiêm chủng đại trà.
Nhiều nước châu Á đón Tết trong không khí trầm lắng
Do nhiều nước châu Á hủy bắn pháo hoa và các lễ hội đón mừng Tết Nguyên đán nên không khí trong đêm Giao thừa tại châu Á có phần trầm lắng.
Nhiều nước kêu gọi người dân hạn chế đi lại hoặc ăn mừng Năm mới do tình hình dịch bệnh COVID-19 vẫn rất phức tạp.
Người dân viết câu đối đón Tết Nguyên đán Nhâm Dần tại tỉnh An Huy, Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN
Tại Trung Quốc, chính quyền nước này lại đang mạnh tay ngăn chặn sự lây nhiễm COVID-19 trước thềm Olympic mùa Đông Bắc Kinh dự kiến khai mạc ngày 4/2 tới. Để khuyến khích người dân hạn chế đi lại, chính quyền nhiều nơi áp dụng từ các biện pháp khen thưởng như tặng phiếu mua hàng hay thậm chí tiền mặt, cho đến cảnh báo rằng họ sẽ bị cách ly 14 ngày khi trở về.
Một số nơi như thành phố Tây An đã siết chặt chống dịch bằng xét nghiệm đại trà, phong tỏa và cách ly. Lượng khách di chuyển trên hệ thống giao thông trước dịp Tết nguyên đán năm nay đạt hơn 1,18 tỉ lượt khách, cao gần gấp đôi năm ngoái nhưng vẫn thấp hơn đáng kể so với 3 tỉ lượt khách năm 2019 trước đại dịch COVID-19.
Người dân mua hoa và đồ trang trí Tết tại Hong Kong, Trung Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN
Tại Đặc khu hành chính Hong Kong của Trung Quốc, chính quyền đã hủy các lễ hội mừng Tết Nguyên đán trong khi đóng cửa trường học, phong tỏa nhiều nơi để xét nghiệm. Dù dịp Tết nhưng các chính sách vẫn nghiêm ngặt như cấm phụ vụ ăn uống tại chỗ từ 18h và đóng cửa các cơ sở giải trí như bar, rạp phim...
Công viên Yamashitacho ở Yokohama, Nhật Bản, được trang trí đèn lồng chào đón Tết Nguyên đán. Ảnh: AFP/TTXVN
Tương tự tại Hàn Quốc, chính quyền đã cấm tụ tập trên 6 người và đặt giới nghiêm đóng các nhà hàng, quán cà phê từ 21h. Chính phủ Hàn Quốc kêu gọi người dân nên cân nhắc và hạn chế về quê, đi du lịch trong dịp Tết, bởi giới chức y tế nước này dự báo rằng dòng người di chuyển giữa các địa phương trong kỳ nghỉ kéo dài từ ngày 31/1 đến 2/2 sẽ khiến số ca nhiễm COVID-19 ở Hàn Quốc tăng cao kỷ lục.
Tại Đông Nam Á, chính quyền thủ đô Manila của Philippines đã cấm múa lân, bắn pháo hoa và tụ tập ở khu vực Binondo - nơi có trên 1,3 triệu người gốc Hoa sinh sống. Tại Malaysia, một số ngôi đền cũng hạn chế số người ra vào trong dịp lễ.
Đèn lồng hình con Hổ biểu tượng cho Năm Nhâm Dần trưng bày tại Singapore. Ảnh: THX/TTXVN
Tại Singapore, các con phố, các trung tâm cộng đồng tại các khu dân cư ở Singapore đã được trang hoàng rực rỡ, cùng với nhiều hoạt động văn hóa đã và sẽ được tổ chức để đón mừng Năm mới. Tuy nhiên, nhà chức trách khuyến cáo người dân tránh ra ngoài nếu họ cảm thấy không khỏe, ngay cả khi xét nghiệm cho thấy âm tính với SARS-CoV-2.
Giới chuyên gia lo ngại rằng số ca nhiễm ở một số nước châu Á có thể tăng vọt sau dịp Tết Nguyên đán do sự lây lan nhanh của biến thể Omicron và người dân đổ về quê, đi du lịch hoặc tụ tập đông người.
Người Trung Quốc ngậm ngùi đón Tết xa quê vì COVID-19 Cuộc Xuân vận về quê đón Tết Nguyên đán ở Trung Quốc năm nay một lần nữa lại bị ảnh hưởng vì đại dịch COVID-19. Trung Quốc kiên quyết duy trì chính sách "zero Covid" khi nước này bước sang năm thứ 3 đối phó với đại dịch. Ảnh: Reuters Theo tờ Straits Times, nhân viên bảo hiểm Yuan Jiahui, 51 tuổi, cho...