Hồng Kông hủy bắn pháo hoa dịp Tết Nguyên đán
Tờ South China Morning Post hôm 15.1 cho hay chính quyền Hồng Kông sẽ hủy bắn pháo hoa truyền thống dịp Tết Nguyên đán, dự kiến diễn ra vào đêm 26.1 tại cảng Victoria vì lo ngại an ninh.
Hồng Kông hủy bỏ sự kiện bắn pháo hoa dịp Tết Canh Tý 2020 Ảnh chụp màn hình SCMP
Thông tin từ Ủy ban Du lịch Hồng Kông cho hay giới lãnh đạo đặc khu rất lo ngại cho sự an toàn của sự kiện, giữa lúc các cuộc biểu tình phản đối chính quyền còn chưa dứt hẳn.
Hồng Kông là một trong những nơi nổi tiếng nhất châu Á về trình diễn pháo hoa.
Suốt nhiều năm qua, chương trình bắn pháo hoa kéo dài 20 phút trong đêm mùng 2 Tết Nguyên đán được xem là tâm điểm thu hút khách du lịch đến với đặc khu này dịp đầu năm.
Video đang HOT
Lần gần nhất, sự kiện này bị hủy bỏ là vào năm 2018, sau vụ tai nạn xe buýt tại đặc khu này khiến 19 người thiệt mạng.
Theo thanhnien.vn
Vượt loạt tín hiệu ngược, ấn định đột phá thương chiến Mỹ - Trung
Phái đoàn Trung Quốc đã lên lịch lại lịch trình ở Mỹ sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đơn phương tuyên bố ngày 15/1 là cho các đại diện cao cấp từ Bắc Kinh ký thỏa thuận.
Phái đoàn thương mại của Trung Quốc dự kiến sẽ ở Washington trong bốn ngày, bắt đầu từ ngày 13/1 để ký kết thỏa thuận thương mại giai đoạn một - tạm dừng cuộc chiến tranh thương mại tốn kém giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, một nguồn thạo tin nói với tờ South China Morning Post (SCMP).
Dẫn đầu bởi Phó Thủ tướng Lưu Hạc, phái đoàn ban đầu dự định khởi hành vào đầu tháng nhưng phải thay đổi lịch trình sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tweet vào đêm giao thừa tuyên bố rằng ông sẽ ký thỏa thuận với các đại diện cao cấp từ Bắc Kinh vào ngày 15/1 tại Nhà Trắng.
Trong khi hai bên lên kế hoạch kết thúc cuộc đàm phán giai đoạn một vào tháng 1, thì phía Trung Quốc không mong đợi ông Trump sẽ đưa ra thông báo đơn phương về ngày kí kết.
Tờ SCMP đưa tin Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc sẽ đến Mỹ kí kết thỏa thuận thương mại giai đoạn 1. Ảnh: AFP/SCMP.
Sau cuộc thảo luận mất cả buổi chiều, phía Trung Quốc đã quyết định sửa đổi kế hoạch của họ để phù hợp với ông Trump, và sẽ trở lại Trung Quốc vào ngày 16/1, mặc dù Washington và Bắc Kinh vẫn chưa chính thức xác nhận chuyến thăm của ông Lưu Hạc.
Các chi tiết của tiến trình ký kết phản ánh sự khác biệt trong cách Bắc Kinh và Washington xem xét thỏa thuận này.
Ông Trump đang cố gắng coi thỏa thuận giai đoạn một là một thành công lớn cho Hoa Kỳ và cho chính mình, nhưng người Trung Quốc, mặc dù rất muốn ký thỏa thuận để đảm bảo sự ổn định, ít có khuynh hướng ca ngợi lớn về nó.
Một nguồn tin ở Washington biết về mối quan hệ song phương trên cho biết sự thay đổi này là điều dễ hiểu khi ông Trump mong muốn nhận được sự ủng hộ chính trị từ thỏa thuận với Trung Quốc.
Đại diện thương mại Hoa Kỳ Robert Lighthizer cho biết vào ngày 13/12 rằng sau khi hai bên đạt được thỏa thuận tạm thời, các quan chức hai nước sẽ ký kết thỏa thuận thương mại giai đoạn một trong tuần đầu tiên của tháng 1.
Phía Trung Quốc không chính thức nói khi nào họ muốn ký thỏa thuận, nhưng Thứ trưởng tài chính Liao Min đã nói trong một cuộc họp báo muộn ở Bắc Kinh vào ngày 13/12 rằng việc ký kết thỏa thuận giai đoạn 1 là một ưu tiên hàng đầu.
Ông Trump nói trước Giáng sinh rằng ông sẽ có lễ ký kết với Chủ tịch Tập Cận Bình để xác nhận thỏa thuận này, theo Reuters. Chúng tôi sẽ có một buổi lễ ký kết, ông Trump nói.
Nhưng có rất ít dấu hiệu cho thấy hai nhà lãnh đạo sẽ gặp nhau và truyền thông Trung Quốc cho rằng ông Tập không có ý định ký thỏa thuận trực tiếp.
Phiên bản tiếng Anh của Global Times tuần trước dẫn lời Gap Lingyun - từ Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc tại Bắc Kinh rằng Trung Quốc coi trọng bản chất của thỏa thuận. Miễn là thỏa thuận có tính ràng buộc về mặt pháp lý, liệu nó có thực sự quan trọng nếu được ký kết tại Trung Quốc hay Mỹ hay được ký bởi các nhà lãnh đạo của hai nền kinh tế lớn nhất thế giới? Không có sự khác biệt lớn trong thực tế, miễn là cả hai bên đều giảng hòa và trở lại con đường bình thường".
An Bình
Trung Quốc khủng hoảng thịt lợn: Toàn cầu ảnh hưởng Khủng hoảng thịt lợn ở Trung Quốc gây nhiều chuyện dở khóc dở cười ở nước này. Nhưng quy mô khủng hoảng lớn hơn nhiều so với dự kiến, đến mức tác động đến giá tiêu dùng toàn cầu, cán cân xuất nhập khẩu của các nước. Thịt lợn đang là món hàng "quý" tại đất nước tỷ dân Món hàng quý giá...