Hong Kong: Hàng ngàn người lại biểu tình, Trung Quốc nói “sẽ không để yên”
Hàng ngàn người dân tại Đặc khu hành chính Hong Kong tiếp tục xuống đường biểu tình vào hôm nay (4/8) khiến truyền thông Trung Quốc cảnh báo chính quyền Bắc Kinh sẽ không để tình hình hỗn loạn tiếp tục diễn ra.
Trong những tháng gần đây, người dân Hong Kong liên tiếp tổ chức biểu tình nhằm phản đối dự luật cho phép dẫn độ nghi phạm từ thành phố này về xét xử tại Trung Quốc.
Hàng ngàn người Hong Kong tiếp tục xuống đường biểu tình vào hôm nay (4/8) nhằm phản đối dự luật dẫn độ.
Reuters đưa tin, trong tuyên bố vào sáng sớm nay, cảnh sát Hong Kong cho hay họ đã bắt giữ hơn 20 người biểu tình quá khích.
Trước đó, vào ngày 3/8, cảnh sát Hong Kong đã phải dùng tới hơi cay để đối phó với những người biểu tình ở khu vực Kowloon. Cảnh sát Hong Kong cho biết thêm, các cuộc biểu tình đã cản trở giao thông nghiêm trọng trong thành phố bao gồm cả hầm Cross-Harbour nối Hong Kong với Trung Quốc.
Còn trong ngày hôm nay, hàng ngàn người đã xuống đường tuần hành trong hòa bình tại thị trấn Tseung Kwan O.
Video đang HOT
“Chúng tôi muốn nói với chính quyền đặc khu cần phải xóa bỏ dự luật dẫn độ và cảnh sát cần phải dừng lại các cuộc điều tra cũng như hành động bao lực”, cô Gabriel Lee (21 tuổi) hiện là sinh viên theo học ngành kỹ thuật tham gia đoàn biểu tình nói.
Theo cô Lee, người dân Hong Kong vô cùng tức giận khi chính quyền đặc khu không đáp ứng những yêu cầu mà người biểu tình đưa ra cũng như không tiến hành xem xét và điều tra về hành động bạo lực của cảnh sát.
Trong hôm nay (4/8), Tân Hoa Xã đã có bài viết nhấn mạnh, “chính quyền Trung ương sẽ không ngồi yên và để tình hình hỗn loạn tiếp diễn. Chúng tôi chắc chắn rằng Hong Kong sẽ vượt qua được những khó khăn và thách thức phía trước”.
Tình trạng biểu tình kèm theo xung đột leo thang đã gây ảnh hưởng lớn tới tốc độ phát triển kinh tế của Hong Kong trong những tháng gần đây bởi du khách được khuyến cáo tránh di chuyển tới Hong Kong.
Theo infonet
Phòng xa luật dẫn độ, người giàu Hồng Kông chuyển tài sản ra nước ngoài
Hãng tin Reuters tiết lộ một số nhân vật giàu có tại Hồng Kông đã bắt đầu chuyển tài sản cá nhân ra nước ngoài do ngày càng lo ngại về dự luật cho phép dẫn độ người sang Trung Quốc mà chính quyền đặc khu nỗ lực thúc đẩy thông qua.
Người dân Hồng Kông biểu tình phản đối dự luật dẫn độ - Ảnh: Channel News Asia
Nguồn tin của Reuters làm nghề tư vấn vừa giúp một nhà tài phiệt - tự xác định bản thân "gặp nguy hiểm" về chính trị - thực hiện giao dịch chuyển hơn 100 triệu USD từ tài khoản Citibank Hồng Kông sang tài khoản Citibank Singapore.
"(Làn sóng chuyển tài sản) đã bắt đầu. Chúng tôi nghe nói nhiều người cũng đang làm vậy vì sợ chính quyền Bắc Kinh rồi sẽ có quyền lấy đi tài sản của họ ở Hồng Kông. Singapore là điểm đến được ưa thích", theo nguồn tin trên.
Hồng Kông cùng Singapore cạnh tranh quyết liệt cho vị trí trung tâm tài chính hàng đầu châu Á, đặc khu của Trung Quốc hiện chiếm ưu thế khi là nơi tập trung nhiều tài sản tư nhân hơn. Theo báo cáo năm 2018 từ ngân hàng Credit Suisse, Hồng Kông có 853 cá nhân sở hữu khối tài sản hơn 100 triệu USD - gấp đôi Singapore.
Dự luật dẫn độ (áp dụng với cư dân Hồng Kông, công dân nước ngoài lẫn công dân Trung Quốc sinh sống hoặc đi đến đặc khu) bị cho có thể khiến nền pháp quyền - cơ sở để Hồng Kông vươn lên vị thế trung tâm tài chính tầm quốc tế - bị lung lay.
Đặc khu trưởng Lâm Trịnh Nguyệt Nga lại khẳng định dự luật giúp lấp những lỗ hổng tạo điều kiện cho tội phạm từ Trung Quốc đại lục đến Hồng Kông trú ẩn. Biểu tình khiến dự luật bị đình chỉ vô thời hạn.
Dự luật dẫn độ tạo ra làn sóng chuyển tài sản cá nhân từ Hồng Kông ra nước ngoài - Ảnh: Bloomberg
Giáo sư Simon Young thuộc đại học Hồng Kông đánh giá hành động chuyển tài sản đi là chuyện dễ hiểu. Nếu dự luật được thông qua thì tòa án Trung Quốc có quyền yêu cầu Hồng Kông phong tỏa và tịch thu tài sản liên quan đến tội ác nào đó ở đại lục, điều hiện chỉ áp dụng cho tội phạm ma túy.
"Dù bị bỏ qua trong các cuộc tranh luận công khai nhưng đây là nội dung quan trọng. Nhưng tất nhiên giới giàu có cùng đội ngũ tư vấn cho họ sẽ không bỏ qua", theo ông Young.
Nhân viên cấp cao của một ngân hàng quốc tế tại Hồng Kông cũng ghi nhận tình trạng khách hàng chuyển tiền đi Singapore. Người này chia sẻ: "Tình hình ở đặc khu vượt ngoài tầm kiểm soát. Họ không thể tin bà Lâm lẫn giới chức Bắc Kinh không nhận ra thiệt hại kinh tế do dự luật mang lại".
Phía chính quyền Hồng Kông đảm bảo bất cứ lệnh yêu cầu nào đều phải thông qua tòa án Hồng Kông và có thể bị phản bác. Hơn nữa yêu cầu phải đáp ứng tiêu chuẩn phạm tội của đặc khu.
Ba nhân viên ngân hàng khác tiết lộ khách hàng đã tìm đến xin tư vấn nhưng chưa tiến hành chuyển tài sản. Luật sư Kevin Yam nguy cơ chính quyền Bắc Kinh lợi dụng dự luật là rất thấp, nhưng dự luật đang thực sự tạo nên bầu không khí lo lắng.
Cẩm Bình (theo Reuters)
Theo Petro times
Tương lai của Hong Kong nếu dự luật dẫn độ được thông qua Hong Kong sẽ đối mặt với một số tác động nhất định nếu dự luật dẫn độ được thông qua, trong đó có nguy cơ mất đi bản sắc và không còn là điểm đến hấp dẫn trong mắt du khách quốc tế. Cảnh sát Hong Kong đối phó với người biểu tình ngày 12/6. (Ảnh: Reuters) Chính quyền Hong Kong đã lên...