Hồng Kông ghi nhận trường hợp thứ 2 tử vong do Covid-19
Phát ngôn viên của Bệnh viện Princess Margaret (Hồng Kông) cho biết, bệnh nhân 70 tuổi nhiễm Covid-19 đã qua đời vào sáng ngày 19/2, sau khi tình trạng sức khoẻ của ông có chuyển biến xấu. Đây là trường hợp thứ 2 tại Hồng Kông tử vong do nhiễm Covid-19.
Bệnh nhân nhiễm Covid-19 qua đời lúc 7 giờ ngày 19/2 tại Bệnh viện Princess Margaret (Hồng Kông)
Bệnh viện cũng thông báo, thông tin chi tiết về trường hợp này sẽ được công bố vào chiều nay trong cuộc họp báo chung liên quan đến Bộ Y tế và Cơ quan quản lý bệnh viện.
Nhiều nguồn tin tiết lộ, bệnh nhân tử vong khoảng 7 giờ ngày 19/2 và là người mắc bệnh tiểu đường cũng như gặp các vấn đề về thận. Tuy nhiên, nguyên nhân chính xác về cái chết của người này vẫn chưa được xác định.
Theo thông tin được các cơ quan y tế công bố trước đó, nam bệnh nhân bị ốm vào ngày 2/2 và được gửi đến Bệnh viện Princess Margaret 10 ngày sau đó. Sau khi được ghi nhận nhiễm Covid-19 vào ngày 14/2, người này đã rơi vào tình trạng nguy kịch. Trước đó vào ngày 22/1, người đàn ông này đã có chuyến đi đến làng Lok Ma Chau.
Trường hợp tử vong do nhiễm Covid-19 đầu tiên tại Hồng Kông là một người đàn ông 39 tuổi mắc bệnh tiểu đường. Người này đã đi du lịch đếnVũ Hán vào ngày 21/1 và trở về Hồng Kông 2 ngày sau đó qua Tuyến đường sắt cao tốc Quảng Châu – Thâm Quyến – Hồng Kông.
Vân Huyền
Theo giaoducthoidai.vn/SCMP
Quá muộn rồi, ngày tận thế đang đến với Trái Đất
Nguy cơ của cuộc đại tuyệt chủng lần thứ 6 đến rất gần khi chúng ta đang tự tay phá nát môi trường và coi thường tác hại của biến đổi khí hậu.
Trong một báo cáo công bố hồi tháng 3, Liên hợp quốc cảnh báo khí thải độc hại, nước uống nhiễm hóa chất và tình trạng phá hoại hệ sinh thái vốn đóng vai trò thiết yếu trong cuộc sống của hàng tỷ người trên thế giới đang gây ra một đại dịch toàn cầu và làm suy yếu nền kinh tế.
Báo cáo Triển vọng Môi trường toàn cầu (GEO) do 250 nhà khoa học từ 70 quốc gia trên thế giới thực hiện trong 6 năm chỉ ra rằng các điều kiện môi trường khắc nghiệt gây ra gần 25% các ca dịch bệnh và tử vong trên toàn thể giới.
Chỉ tính riêng năm 2015, đây là nguyên nhân dẫn tới khoảng 9 triệu ca tử vong. Không có nước uống sạch, 1,4 triệu người thiệt mạng mỗi năm do các căn bệnh có thể phòng tránh được như tiêu chảy và các bệnh ký sinh trùng do dùng nguồn nước ô nhiễm và kém vệ sinh.
Khói mù bao trùm khu dân cư ở Noida, ngoại ô New Delhi, Ấn Độ một buổi sáng tháng 11. (Ảnh: Reuters)
Bản dự thảo báo cáo dày 1.800 trang do nhóm chuyên gia gồm khoảng 400 nhà khoa học trên thế giới công bố hồi tháng 6 mới đây dẫn ra các con số thống kê cho thấy diện tích rừng tự nhiên đang giảm với tốc độ báo động, hệ thống sinh thái thay đổi dẫn tới biến đổi khí hậu, ô nhiễm không khí ngày càng tăng.
Họ cũng cảnh báo có tới 1 triệu loài trong số khoảng 8 triệu loài sinh vật trên thế giới đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng trong vòng vài thập kỷ tới.
Nhiều nhà khoa học kết luận rằng hành tinh của chúng ta thực sự đã bước vào giai đoạn gọi là "tuyệt chủng hàng loạt".
"Trái Đất đang lâm vào kỳ giữa của kỳ đại tuyệt chủng thứ 6", Sir David Attenborough, nhà tự nhiên học nổi tiếng người Anh cảnh báo.
Một số nhà môi trường khẳng định Trái Đất đang phải trải qua quá trình hủy diệt sinh học khi hàng tỷ quần thể động vật bị mất đi trong những thập kỷ gần đây. Điều này đồng nghĩa với việc kỳ tuyệt chủng lần thứ 6 đang diễn ra và nghiêm trọng hơn 5 lần trước đó.
Theo Frédérik Saltré, nhà nghiên cứu về Sinh thái học tại Trung tâm nghiên cứu về đa dạng sinh học và di sản của Australia, trái ngược với 5 kỳ đại tuyệt chủng trước, các hoạt động trực tiếp và gián tiếp của con người như phá hủy môi trường sống, đánh bắt và săn bắt vô tội vạ, ô nhiễm hóa học, các loài xâm lấn và hiện tượng nóng lên toàn cầu là tác nhân dẫn tới sự tuyệt chủng của nhiều sinh vật trên Trái đất.
Bầu trời thị trấn Mallacoota, Victoria đổi sang màu đen kịt giữa ban ngày vì cháy rừng. (Ảnh: Twitter)
"Cảnh báo của chúng tôi cần được chú ý vì nền văn minh nhân loại phụ thuộc hoàn toàn và thực vật, động vật và vi sinh vật trên Trái Đất", Paul Ehrlich, Giáo sư tới từ Đại học Stanford (Mỹ) khẳng định.
Cảnh báo được 11.000 nhà khoa học đến từ 153 quốc gia được đăng tải trên tạp chí BioScience nhân kỷ 49 năm hội nghị khí hậu thế giới đầu tiên cách đây 1 tháng khẳng định nhân loại sẽ phải đối mặt với nỗi thống không kể xiết vì biến đổi khí hậu.
"Chúng tôi tuyên bố rõ ràng và dứt khoát rằng Trái Đất đang phải đối mặt với tình trạng khẩn cấp về khí hậu. Cuộc khủng hoảng khí hậu đang tới và tăng tốc nhanh hơn những gì mà các nhà khoa học dự đoán. Nó nghiêm trọng hơn, đe dọa hệ sinh thái tự nhiên và nhân loại", các nhà khoa học đưa ra kết luận.
Các nhà khoa học cho rằng chỉ trong khoảng 30 năm tới, con người sẽ có thể nhìn thấy những hậu quả của việc đó ở khắp nơi. Nhưng rõ ràng, liên tục trong những tháng vừa qua, chúng ta đã, đang cảm nhận được biến đổi khí hậu đang làm tổn thương Trái Đất nhiều ra sao.
Tháng 10/2019, mực nước biển toàn cầu duy trì ở mức cao nhất kể từ khi hệ thống đo đạc vệ tinh bắt đầu hoạt động năm 1993. Các đại dương đang nóng lên hơn bao giờ hết, tình trạng băng tan ở Greenland và Tây Nam cực diễn ra nhanh hơn. Chưa bao giờ trong 3 triệu năm qua, bầu khí quyển của chúng ta lưu trữ nhiều khí thải gây hiệu ứng nhà kính carbon dioxide (CO2) như thời điểm hiện tại.
Gần nửa tỷ động vật chết do cháy rừng ở Australia. (Ảnh: ABC News)
Các chỉ số PM2.5 (hạt bụi kích thước nhỏ hơn hoặc bằng 2.5 micromet - nhỏ hơn rất nhiều lần đường kính một sợ tóc) liên tục bị phá vỡ ở nhiều quốc gia. Người dân liên tục nhận được các cảnh báo đỏ từ chính phủ về chất lượng không khí.
Ở Malaysia, chính phủ nước này hồi tháng 12 phải đóng cửa hàng nghìn trường học, phân phát miễn phí hàng triệu chiếc khẩu trang cho người dân và và đưa ra cảnh báo về sức khỏe với cộng đồng khi 11 trong 16 bang của Malaysia có chỉ số không khí xuống mức không an toàn.
Tại Jakarta, lượng bụi siêu mịn PM2.5 trong nhiều tháng qua luôn được ghi nhận ở mức cao gấp 4 lần so với tiêu chuẩn tối đa do Tổ chức Y tế thế giới đặt ra.
Chỉ số này của Ấn Độ còn đáng sợ hơn rất nhiều. Tháng 11, chỉ số ô nhiễm không khí ở New Delhi đạt mức báo động, gấp 35 lần ngưỡng an toàn. Việc hít thở không khí trở nên độc hại giống như hút 50 điếu thuốc lá/ngày.
Theo nghiên cứu của WHO, hơn 95% dân số thế giới đang sống trong bầu không khí ô nhiễm và việc hít thở tưởng như vô hại lại đoạt mạng 7 triệu người mỗi năm. Hiện tượng nóng lên toàn cầu giống như chất xúc tác thúc đẩy ô nhiễm môi trường diễn ra nhanh hơn, trầm trọng hơn.
Ở Nam Mỹ, rừng Amazon - lá phổi xanh Trái Đất vẫn đang gào thét, giãy giụa cầu cứu. Trong khoảng thời gian từ tháng 1 - tháng 9/2019, 79.000 đám cháy được khi nhận tại cánh rừng nhiệt đới này. Các tổ chức và nhà nghiên cứu môi trường tin rằng các đám cháy tàn phá Amazon là do người chăn thả gia súc và người đốn gỗ muốn phát quang để tận dụng đất rừng.
Rừng Amazon bị thiêu rụi bởi hỏa hoạn. (Ảnh: AP)
Rừng nhiệt đới ở Amazon giúp đưa nước từ đất vào khí quyển, tạo ra lượng mưa cần thiết cho các khu vực khác. Nếu Amazon tiếp tục bị tàn phá như hiện nay, đa dạng sinh thái sẽ mất đi, hàng chục nghìn loài cây, hàng trăm nghìn loại côn trùng sẽ đứng trước nguy cơ biến mất.
Khi những đám cháy đang hoành hành ở Amazon, hỏa hoạn đồng thời tàn phá các cánh rừng ở Nam Australia.
Cho tới thời điểm hiện tại, 23 trường hợp thiệt mạng được ghi nhận do cháy rừng ở Nam Australia, 5,8 triệu ha rừng bị thiêu rụi bởi hơn 200 đám cháy rừng, nửa tỷ động vật bao gồm các loài có vú, bò sát và chim bị thiêu rụi, một số loài quý hiếm đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
Biến đổi khí hậu đang khiến các trận bão tăng mạnh về số lượng và nguy hiểm hơn về mức độ tàn phá.
" Chúng tôi đã quan sát toàn cầu trong 30 năm qua và thấy rằng những cơn bão mạnh nhất đều trở nên mạnh hơn do đại dương nóng lên", Giáo sư James Elsner, nhà khoa học khí quyển từ Trường Đại học bang Florida cho biết.
Sức khỏe của con người cũng ngày càng bị ảnh hưởng trong một thế giới đang ngày càng ấm lên.
Video: Thế giới đang đứng trước nguy cơ bị hủy diệt
Các đợt nóng lạnh bất thường đoạt mạng của hàng trăm người mỗi năm trong khi hạn hán gây ảnh hưởng nghiêm trọng hơn nhiều khu vực.
Giới chức Trung Quốc hồi tháng 11 ghi nhận 2 trường hợp được chuẩn đoán mắc bệnh dịch hạch thể phổi. Cả 2 bệnh nhân đều bị nhiễm bệnh tại Nội Mông, nơi một số loài gặm nhấm đang gia tăng đáng kể về số lượng sau những đợt hạn hán dai dẳng vì biến đổi khí hậu.
Chính phủ nhiều nước trong vài tuần qua đang phải triển khai các biện pháp khẩn cấp ngăn ngừa sự lây lan bệnh "viêm phổi virus không rõ nguồn gốc" từ quốc gia tỷ dân sau khi Bắc Kinh ghi nhận 44 ca bệnh này. Các diễn biến hiện nay làm dấy lên lo ngại loại virus này thể liên quan đến virus SARS từng khiến hàng trăm người ở châu Á thiệt mạng cách đây 17 năm.
Bất chấp những con số đáng báo động trên, nhiều quốc gia, nhiều cộng đồng, nhiều đất nước vẫn thờ ơ trước tác hại của biến đổi khí hậu.
Theo Chương trình môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP), nếu lượng khí phát thải tiếp tục ở mức hiện tại, Trái Đất có thể nóng lên từ 3,4-3,9 độ C vào cuối thế kỷ XXI.
Trong tuyên bố đưa ra hồi tháng 8/2019, ứng viên Tổng thống Mỹ Andrew Yang khẳng định chúng ta đã muộn mất 10 năm để cứu Trái Đất khỏi biến đổi khí hậu.
Nhiều người chỉ trích ông Yang là một tay mơ về môi trường khi đưa ra tuyên bố hồ đồ trên. Tuy nhiên, nhà hải dương học Josh Willis của NASA dẫn ra các dữ liệu để chứng minh nhận định của Yang là hoàn toàn có căn cứ.
'Chúng ta có đủ băng ở Greenland để tăng mực nước biển lên 7,5 m nữa. Một khối băng khổng lồ đủ để tàn phá các bờ biển trên khắp hành tinh. Con người nên rút lui khỏi bờ biển nếu không muốn bị nước biển nhấn chìm trong một hay hai thế kỷ tới", ông này cho hay.
SONG HY (Tổng hợp)
Theo vtc.vn
Bé gái 10 tuổi tử vong ngay sau khi máy bay cất cánh Chỉ vài phút sau khi máy bay cất cánh, một bé gái 10 tuổi đã gục chết vì ngừng tim. Vụ việc xảy ra khi chuyến bay mang số hiệu 2423 của Hãng Hàng không Delta Airlines (Mỹ) vừa rời sân bay ở Los Angeles trong chuyến hành trình kéo dài 3 giờ tới thành phố Seattle vào tối ngày 27-12. Ngay sau...