Hong Kong dừng hiệp ước dẫn độ với Pháp, Đức
Chính quyền Hong Kong dừng hiệp ước dẫn độ với Pháp và Đức sau khi hai nước này có động thái tương tự để phản đối luật an ninh.
“Hai quốc gia này đã chính trị hóa hợp tác tư pháp, do đó làm tổn hại đến cơ sở hợp tác tư pháp giữa Hong Kong với Đức và Pháp”, chính quyền đặc khu hành chính Hong Kong hôm nay ra tuyên bố cho biết.
Quyết định được đưa ra gần hai tuần sau khi Đức hôm 31/7 thông báo đình chỉ hiệp ước dẫn độ với Hong Kong, trong khi Pháp hôm 3/8 quyết định hoãn phê chuẩn thỏa thuận dẫn độ ký với đặc khu hành chính này.
Trước đó, các nước trong liên minh tình báo Ngũ Nhãn gồm Mỹ, Canada, Australia, Anh và New Zealand cũng đã đình chỉ hiệp ước dẫn độ với Hong Kong để phản đối luật an ninh mà Trung Quốc đại lục ban hành cho thành phố.
Video đang HOT
Khu phức hợp Hội đồng Lập pháp và văn phòng chính quyền Hong Kong. Ảnh: Bloomberg.
Trung Quốc đã chấm dứt hiệp ước dẫn độ giữa Hong Kong với Canada, Australia, Anh và New Zealand để đáp trả, tuyên bố các nước này “chính trị hóa hợp tác tư pháp với Hong Kong” và “làm tổn hại nghiêm trọng nền móng hợp tác tư pháp”.
Luật an ninh Hong Kong được ban hành cuối tháng 6, hình sự hóa 4 loại tội phạm an ninh quốc gia gồm ly khai, lật đổ, khủng bố và thông đồng với nước ngoài hoặc các phần tử bên ngoài để gây nguy hiểm cho an ninh. Người Hong Kong vi phạm luật có thể bị kết án chung thân, quyền tố tụng và xét xử các “trường hợp nghiêm trọng” thuộc về chính quyền trung ương.
Chính phủ Trung Quốc và chính quyền Hong Kong khẳng định luật an ninh mới chỉ nhắm đến một nhóm đối tượng nhỏ, trong khi quyền lợi, tự do của người Hong Kong cũng như lợi ích các nhà đầu tư nước ngoài vẫn được đảm bảo. Tuy nhiên, Mỹ và nhiều các nước châu Âu chỉ trích luật này, gọi đây là sự hủy hoại tự chủ, tự do của Hong Kong và làm suy yếu nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ”.
Trung Quốc nới hạn chế đi lại với 36 nước châu Âu
Trung Quốc nới hạn chế nhập cảnh cho công dân 36 nước châu Âu, nhiều tháng sau khi hàng nghìn người mắc kẹt vì các biện pháp ngăn chặn Covid-19.
Đại sứ quán Trung Quốc tại Đức hôm nay thông báo quy định mới sẽ cho phép người mang hộ chiếu châu Âu từ 36 quốc gia, gồm Pháp, Đức và Anh, có giấy phép cư trú hợp lệ có thể nộp đơn xin thị thực Trung Quốc mà không cần thư mời.
Những người tái nhập cảnh Trung Quốc phải xin cấp lại thị thực, vì các giấy tờ thông hành được cấp trước đại dịch đã vô hiệu. Trước đó, Trung Quốc chỉ cho phép một số ít lao động nước ngoài tay nghề cao trở lại với thư mời chính thức đặc biệt.
Hành khách đeo khẩu trang tại sân bay quốc tế Thiên Hà, Vũ Hán, Trung Quốc đầu tháng này. Ảnh: AFP.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 10/8 cho biết những người mang hộ chiếu châu Âu đủ tiêu chuẩn sẽ được "miễn phí xin thị thực Trung Quốc". Bất cứ ai đến từ nước ngoài vẫn phải xét nghiệm Covid-19 và cách ly 14 ngày. Vé máy bay cũng là một thử thách sau khi Bắc Kinh lệnh cắt giảm mạnh đường bay quốc tế vào cuối tháng 3 và giá cả tăng vọt.
Một số hạn ngạch chuyến bay nghiêm ngặt này cũng đang được dỡ bỏ, với việc Air France của Pháp được phép khai thác ba chuyến bay hàng tuần giữa Trung Quốc và Pháp từ cuối tháng này.
Covid-19 khởi phát tại Vũ Hán, Trung Quốc từ cuối năm ngoái. Hầu như toàn bộ công dân nước ngoài đều bị cấm nhập cảnh Trung Quốc khi Bắc Kinh áp các biện pháp hạn chế hồi tháng 3, thậm chí đối với người có giấy phép lao động, cư trú hay có gia đình sống ở nước này.
Trung Quốc đã kiểm soát phần lớn sự lây lan của Covid-19, dù xuất hiện một số cụm dịch địa phương trong những tháng gần đây, và đang dần đưa hoạt động kinh tế cũng như đời sống người dân trở lại bình thường.
Ngoại trưởng Mỹ thăm châu Âu, tìm đồng minh cạnh tranh với Trung Quốc và Nga Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh Mỹ vừa thông báo rút gần 12.000 quân ra khỏi Đức, chuyển trụ sở Bộ chỉ huy sang Bỉ. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ngày 11/5 bắt đầu chuyến thăm châu Âu trong 5 ngày. Chuyến thăm tới CH Séc, Slovenia, Áo, Ba Lan được cho là nỗ lực của Mỹ nhằm tìm kiếm sự hợp...