Hong Kong đưa luật an ninh quốc gia vào trường học
Chính quyền Hong Kong ban hành hướng dẫn giáo dục mới, yêu cầu các trường dạy học sinh về những tội danh trong luật an ninh quốc gia.
Trong hướng dẫn giáo dục mới được ban hành tối 4/2, cơ quan giáo dục Hong Kong tuyên bố “an ninh quốc gia có tầm quan trọng lớn” và “các giáo viên không nên coi đó là vấn đề gây tranh cãi chỉ để đem ra thảo luận bình thường”.
“Giáo viên nên chỉ rõ cho học sinh rằng bảo vệ an ninh quốc gia là trách nhiệm của mọi công dân và liên quan tới vấn đề an ninh quốc gia, không có chỗ cho sự tranh luận hay thỏa hiệp”, hướng dẫn cho biết thêm.
Theo hướng dẫn giáo dục mới, học sinh tiểu học ở Hong Kong sẽ được học cách hát, tôn trọng quốc gia, tìm hiểu về lực lượng cảnh sát cùng Quân giải phóng nhân dânTrung Quốc (PLA) với tư cách là lực lượng bảo vệ Hong Kong. Các em cũng được dạy về các tội danh chính trong luật an ninh quốc gia, gồm khủng bố và ly khai.
Tại các trường trung học, học sinh sẽ được học về những yếu tố cấu thành 4 tội danh chính được quy định trong luật an ninh, có thể dẫn tới án tù chung thân. Chính quyền Hong Kong cũng phát video hoạt hình giáo dục mang thông điệp “các vấn đề an ninh quốc gia là quan trọng hàng đầu đối với đất nước”.
Học sinh Hong Kong đeo khẩu trang tham dự kỳ thi hồi tháng 4/2020. Ảnh: Reuters.
Video đang HOT
Các trường học Hong Kong còn được khuyến khích “tổ chức những hoạt động vui chơi khác nhau để tạo bầu không khí tốt và nâng cao hiểu biết của học sinh về an ninh quốc gia”.
Theo hướng dẫn của cơ quan giáo dục đặc khu, họ cho phép các trường tư và trường quốc tế có chương trình giảng dạy khác, nhưng vẫn phải có “trách nhiệm giúp học sinh của mình, bất kể quốc tịch nào, hiểu biết đúng đắn và khách quan về khái niệm an ninh quốc gia”.
Chính quyền Hong Kong đề nghị các trường học ngăn học sinh và giáo viên tham gia các hoạt động liên quan chính trị, như hô khẩu hiệu hay hát một số ca khúc. Giáo viên và hiệu trưởng có trách nhiệm loại bỏ những loại sách có thể gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia khỏi thư viện.
Văn phòng giáo dục Hong Kong nhấn mạnh vấn đề giáo dục an ninh quốc gia sẽ trở thành một phần của các môn học, bao gồm cả địa lý và sinh học, để nâng cao nhận thức về bản sắc dân tộc của học sinh.
Luật an ninh quốc gia được Bắc Kinh ban hành với Hong Kong từ tháng 6 năm ngoái, hình sự hóa 4 loại tội phạm an ninh quốc gia gồm ly khai, lật đổ, khủng bố và thông đồng với nước ngoài hoặc các phần tử bên ngoài để gây nguy hiểm cho an ninh. Người Hong Kong vi phạm luật có thể bị kết án chung thân, quyền tố tụng và xét xử các “trường hợp nghiêm trọng” thuộc về chính quyền trung ương.
Mỹ liệt Xiaomi và 8 công ty Trung Quốc vào 'danh sách đen'
Lầu Năm Góc đưa 9 công ty vào danh sách các doanh nghiệp Trung Quốc có quan hệ với quân đội nước này hôm 14/1.
Trong số các công ty Trung Quốc bị liệt vào "danh sách đen" của Bộ Quốc phòng Mỹ bao gồm hãng chế tạo máy bay Comac và hãng sản xuất điện thoại Xiaomi. Các nhà đầu tư Mỹ buộc phải thoái vốn khỏi các công ty Trung Quốc nằm trong danh sách này trước ngày 11/11.
Ngoài Comac và Xiaomi, Lầu Năm Góc cho biết đã liệt vào "danh sách đen" hãng Advanced Micro-Fabrication Equipment, Luokung Technology, Beijing Zhongguancun Development Investment Centre, GOWIN Semiconductor, Grand China Air, Global Tone Communication Technology và China National Aviation Holding.
Đại diện các hãng này chưa bình luận về thông tin.
Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington cáo buộc Mỹ "gắn mác chính trị và ý thức hệ vào các vấn đề kinh tế và thương mại, lợi dụng quyền lực nhà nước để đàn áp các công ty nước ngoài với lý do an ninh quốc gia".
Bên ngoài một cửa hàng của Xiaomi ở thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc, tháng 4/2018. Ảnh: Reuters .
Công ty hàng không Skyrizon của Trung Quốc bị liệt vào danh sách "người dùng cuối quân sự" (MEU) do có thể phát triển các sản phẩm quân sự bao gồm động cơ máy bay. Skyrizon bị hạn chế khả năng tiếp cận hàng xuất khẩu từ Mỹ.
Chính quyền Trump tiếp tục gây áp lực lên Trung Quốc trong những ngày cuối cùng, nhằm vào những gì mà Mỹ coi là nỗ lực của Trung Quốc trong việc "dùng các tập đoàn làm phương tiện khai thác công nghệ dân sự cho mục đích quân sự".
Động thái trừng phạt loạt thực thể Trung Quốc của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 14/1 được nhận định sẽ làm gia tăng căng thẳng giữa Washington và đối thủ chiến lược ở châu Á của mình, trong bối cảnh Tổng thống đắc cử Joe Biden chuẩn bị nhậm chức ngày 20/1. Nhóm chuyển tiếp Biden chưa bình luận về thông tin.
Trước đó, Mỹ trừng phạt giám đốc điều hành các doanh nghiệp nhà nước, các quan chức và sĩ quan Trung Quốc, Tập đoàn Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) với cáo buộc "sử dụng các biện pháp cưỡng bức với những quốc gia có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông".
Các quan chức Mỹ cho biết hạn chế mới nhằm vào CNOOC không áp dụng với nhiên liệu thô, nhiên liệu tinh chế và khí hóa lỏng, và các liên doanh của CNOOC không hoạt động ở Biển Đông.
Giàn khoan dầu Hải dương 981 của CNOOC di chuyển ở ngoài khơi đảo Hải Nam, tháng 3/2018. Ảnh: Reuters .
Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross cho biết CNOOC hành động như "một kẻ bắt nạt" của quân đội Trung Quốc và lực lượng này "tiếp tục hưởng loại từ các chính sách hợp nhất quân dân sự của chính phủ cho các mục đích xấu".
Bộ Thương mại Mỹ đã liệt CNOOC vào "danh sách thực thể", yêu cầu các công ty trong số này phải xin giấy phép đặc biệt trước khi có thể nhập khẩu mặt hàng công nghệ cao từ Mỹ.
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 13/1 hủy kế hoạch đưa các tập đoàn công nghệ khổng lồ của Trung Quốc là Alibaba, Tencent và Baidu vào "danh sách đen", 4 nguồn tin thân cận với vấn đề cho biết.
Tổng thống tân cử Biden nói gì sau khi Hạ viện luận tội Tổng thống Trump? Tổng thống tân cử Mỹ Joe Biden vừa đưa ra một thông báo, bày tỏ hy vọng vào giới lãnh đạo Thượng viện, sau khi Hạ viện thông qua nghị quyết luận tội Tổng thống Donald Trump. Tổng thống tân cử Mỹ Joe Biden sẽ nhậm chức vào ngày 20.1 REUTERS Chiều 13.1 (rạng sáng nay 14.1, theo giờ Việt Nam), Hạ viện...