“Hồng Kông có thể tái diễn thảm kịch Ukraine, Thái Lan”
“Tôi lo ngại cuộc đối đầu giữa Bắc Kinh với người Hồng Kông có thể leo thang đến xung đột đẫm máu”, Lau Siu-kai bình luận.
Cảnh sát Hồng Kông đang ngăn chặn người biểu tình đòi dân chủ và tự quyết.
Bưu điện Hoa Nam ngày 3/7 đưa tin, Thời báo Hoàn Cầu, một phiên bản của Nhân Dân nhật báo trung Quốc hôm nay đã đăng bài xã luận cảnh báo, Hồng Kông có nguy cơ trở thành một Ukraine hay Thái Lan thứ 2.
Xã luận của Thời báo Hoàn Cầu nhằm vào các cuộc biểu tình đấu tranh đòi dân chủ và tự quyết ở Hồng Kông sáng Thứ Tư, động thái được xem như tập dượt cho cuộc biểu tình quy mô lớn. Hoàn Cầu lên án hàng ngàn người biểu tình qua đêm trên đường Chater và nói rằng họ là mối đe dọa với các quy định pháp luật của Hồng Kông.
“Nếu không có luật pháp, Hồng Kông có thể chìm vào thảm kịch như Ukraine hoặc Thái Lan và tất cả các hiện tượng nguy hiểm có thể xảy ra. Các tổ chức đối lập cấp tiến đã thừa nhận hành động của họ là bất hợp pháp, nhưng họ vẫn làm tới”, tờ báo Trung Quốc đại lục nói.
Trong khi đó những người biểu tình Hồng Kông cáo buộc cảnh sát đã sử dụng vũ lực quá mức cần thiết, còn cảnh sát thừa nhận họ đã dùng khuỷu tay và đầu gối để vô hiệu hóa người biểu tình.
Khoảng 510 ngàn người Hồng Kông đã xuống đường biểu tình đòi dân chủ thực sự và bày tỏ tức giận của họ đối với sách trắng của Bắc Kinh về chính sách với Hồng Kông.
Một người biểu tình Hồng Kông bị cảnh sát bắt giữ.
Video đang HOT
Thời báo Hoàn Cầu cho rằng, cuộc biểu tình này là hoạt động tập dượt cho một cơn biến động chính trị, chiếm quyền kiểm soát các trụ sở công quyền và nếu không lập lại trật tự bằng luật pháp, Hồng Kông có thể trở thành một Ukraine, Thái Lan thứ 2.
Trong một động thái có liên quan, các nghị sĩ Hồng Kông thuộc phe dân chủ và phe thân Bắc Kinh đã lao vào ẩu đả lẫn nhau trong một phiên điều trần hôm 3/7. Ông Lương Chấn Anh, Trưởng đặc khu hành chính Hồng Kông đã bị một nghị sĩ phe dân chủ ném thẳng ly rượu vào mặt, nhưng rất may không trúng.
Theo Bưu điện Hoa Nam, hiện Bắc Kinh khó có thể nhượng bộ về cải cách chính trị bất chấp yêu cầu từ hàng trăm ngàn người biểu tình đấu tranh đòi thực hiện bầu cử phổ thông đầu phiếu để lựa chọn ra Trưởng đặc khu hành chính mới từ năm 2017.
Các tổ chức tài chính cũng kêu gọi Hồng Kông chống lại bất ổn kinh tế khi phải đối mặt với nguy cơ gián đoạn có thể xảy ra và cảnh báo thậm chí hoạt động biểu tình đòi dân chủ có thể dẫn tới các cuộc xung đột đẫm máu nếu cuộc đối đầu giữa người Hồng Kông đòi dân chủ với Bắc Kinh trở nên tồi tệ.
Lau Siu-kai, giáo sư Phó Chủ tịch hiệp hội Nghiên cứu Trung Quốc ở Hồng Kông cho rằng, hiện tại rất khó để chính quyền trung ương (Bắc Kinh) thay đổi lập trường của họ trước áp lực của người biểu tình Hồng Kông. “Tôi lo ngại cuộc đối đầu giữa Bắc Kinh với người Hồng Kông có thể leo thang đến xung đột đẫm máu”, Lau Siu-kai bình luận.
Theo Giáo Dục
Hồng Kông trước nguy cơ thành Crimea thứ hai
Một cuộc trưng cầu dân ý tại Hồng Kông, dù không phải là một cuộc bỏ phiếu chính thức, nhưng đã thu hút được 800.000 người tham gia. Báo chí địa phương nói rằng đa phần đều muốn Hồng Kông có dân chủ nhiều hơn hiện giờ và tự chủ hơn trước Bắc Kinh. Sự phản kháng mạnh mẽ khiến người ta e ngại Hồng Kông có thể trở thành Crimea thứ hai.
Trung Quốc đang chột dạ
Không phải báo chí phương Tây nói Hồng Kông sẽ thành Crimea thứ hai, mà chính báo chí Trung Quốc lại ám chỉ địa danh nhạy cảm này khi nói về đặc khu hành chính của họ.
"Các nhà hoạt động đối lập tại Hồng Kông nên hiểu và chấp nhận rằng Hồng Kông không phải là một quốc gia độc lập. Họ không nên nghĩ rằng họ có khả năng biến Hồng Kông thành Ukraine hoặc Thái Lan", tờ Thời báo Hoàn cầu cảnh báo.
Rõ ràng, Bắc Kinh rất không hài lòng về "trưng cầu dân ý" đòi hỏi dân chủ vừa kết thúc tại Hồng Kông.
Ở Crimea, một cuộc trưng cầu tương tự đã diễn ra bất chấp sự phản ứng của chính quyền Kiev đã cho phép Crimea tuyên bố tách khỏi Ukraine, rồi sau đó sáp nhập với Nga.
Tiếp đó, các cuộc trưng cầu tương tự diễn ra tại 2 tỉnh miền Đông là Donestk và Lugansk dẫn đến Ukraine rơi vào tình trạng phân liệt và bất ổn.
Liệu cuộc trưng cầu dân ý ở Hồng Kông có thể dẫn đến viễn cảnh như Crimea hay không là điều khó nói, nhưng có một điều rất rõ ràng là người Hồng Kông rất sợ hãi khi nền dân chủ của họ bị chèn ép bởi Bắc Kinh.
800.000 người nói có với cải cách dân chủ
Cuộc trưng cầu dân ý không chính thức được tổ chức bởi các nhà hoạt động ủng hộ dân chủ để phản ứng với một "cáo bạch", được chính phủ Trung Quốc đưa vào giữa tháng 6, khẳng định rõ không thể có dân chủ đầy đủ tại Hồng Kông như người dân ở đây mong muốn.
Dù tin tức về cuộc trưng cầu đã hoàn toàn bị kiểm duyệt ở Trung Quốc, nhưng khắp thế giới đã biết hầu như 800.000 người ở Hồng Kông đều nói "có" với dân chủ.
Hồng Kông đòi Bắc Kinh giữ lời hứa
Trưng cầu dân ý thực sự là một động thái thay đổi chiến thuật trong chiến dịch đòi dân chủ của Hồng Kông. Chiến dịch này kéo dài trong một thời gian mà việc thương lượng đấu tranh với Bắc Kinh về cách quản lý đặc khu không thu được kết quả.
Năm 1997, khi Trung Quốc thu hồi Hồng Kông từ Anh, họ đã hứa cho người dân được trực tiếp bỏ phiếu lựa chọn ra người lãnh đạo của mình vào năm 2017. Nhưng giờ thì Bắc Kinh đang muốn nuốt lời hứa.
Họ muốn người dân Hồng Kông bỏ phiếu bầu lãnh đạo của mình, nhưng các ứng cử viên lại phải do "hội đồng" gồm những người thân Bắc Kinh đề cử. Ngoài ra, các ứng viên phải có phẩm chất "yêu nước", mà theo cách hiểu rõ ràng hơn là "yêu Bắc Kinh".
Báo Bắc Kinh gọi hành động vừa rồi của người Hồng Kông là trò hề
Như vậy, tuy Bắc Kinh giữ đúng lời hứa của 20 năm trước nhưng chỉ đúng trên mặt ngôn từ, chứ không phản ánh đúng mong muốn của người dân Hồng Kông. Chính vì tức giận khi gần sát đến 2017 mà tình hình không sáng sủa, nên người dân Hồng Kông đã tham gia cuộc trưng cầu để thể hiện ý nguyện của họ.
Thời báo Hoàn cầu lên án cuộc trưng cầu như là một "trò hề bất hợp pháp" và "một trò tấu hài". Điều hành chính hiện nay tại Hồng Kông -ông Leung Chun-Ying, đã trung thành lặp lại quan điểm của Bắc Kinh rằng: "Không nên đặt người Hồng Kông trong cuộc đối đầu với người dân Trung Quốc đại lục".
Ý của Bắc Kinh là người Hồng Kông không nên đòi hỏi quá đáng về các yêu cầu dân chủ, mà nên hài lòng với những thứ Bắc Kinh đang dành cho.
Nhưng người Hồng Kông cho rằng, đó không phải là một cuộc đối đầu mà họ chỉ đòi Bắc Kinh phải giữ đúng lời hứa 20 năm trước. Họ muốn Bắc Kinh phải đảm bảo Hồng Kông như là một phần của "một quốc gia, hai chế độ".
Theo thỏa thuận đã được đàm phán với Anh 20 năm trước, Hồng Kông sẽ được hưởng "một mức độ cao của quyền tự chủ, ngoại trừ trong đối ngoại và quốc phòng" trong 50 năm tới.
Theo Một Thế Giới
Phép thử cho Trung Quốc ở Hồng Kông Cuộc biểu tình rầm rộ ở Hồng Kông được xem là minh chứng mới nhất cho bài toán khó mà Trung Quốc cần phải giải ở đặc khu này. Người biểu tình Hồng Kông giằng co với cảnh sát hôm 2.7 - Ảnh: Reuters Sáng 2.7, hơn 500 người trong số 2.000 người tham gia biểu tình ngồi ở Hồng Kông đã bị...