Hồng Kông có nguy cơ hỗn loạn
Tiếp xúc với báo giới hôm 16-6, Phó ủy viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc ở Hồng Kông, ông Tống Như An, tuyên bố đặc khu này đối mặt một tương lai rất đáng lo ngại nếu Hội đồng Lập pháp không thể thông qua dự luật cải cách bầu cử được Bắc Kinh hậu thuẫn vào ngày 18 và 19-6 tới. Theo hãng tin Bloomberg, các nhà lập pháp Hồng Kông sẽ thảo luận dự luật trong ngày 17-6.
Trung Quốc đang gia tăng áp lực lên các nhà lập pháp ủng hộ dân chủ từng cam kết bác bỏ dự luật nêu trên – vốn quy định các ứng cử viên đặc khu trưởng phải được một ủy ban bầu cử xem xét và chấp thuận. Bất bình với đề xuất này, hàng chục ngàn người đã tham gia cuộc biểu tình nổi tiếng hồi năm ngoái. Biểu tình lại nhen nhóm từ hôm 14-6 vừa qua, dù con số khiêm tốn hơn – khoảng vài ngàn người – nhưng có thể kéo dài suốt tuần này.
An ninh được tăng cường bên ngoài tòa nhà Hội đồng Lập pháp ở Hồng Kông Ảnh: REUTERS
Đặc khu trưởng Lương Chấn Anh cần sự hậu thuẫn của 4 nhà lập pháp ủng hộ dân chủ để đạt 2/3 số phiếu cần thiết và thông qua dự luật nêu trên. Nếu không, đến năm 2017, nhà lãnh đạo kế tiếp của Hồng Kông sẽ lại được bầu ra bởi một ủy ban gồm 1.200 thành viên như trước đây.
Video đang HOT
An ninh đang được thắt chặt khắp Hồng Kông sau khi cảnh sát bắt giữ 10 đối tượng – gồm 6 người đàn ông và 4 phụ nữ tuổi từ 21đến 58 – vào tối 15-6 vì tình nghi chế tạo bom. Nếu bị kết tội, họ có thể lãnh 20 năm tù. Sau vụ phát hiện chất nổ này, tờ The Global Times bình luận Hồng Kông có nguy cơ rơi vào hỗn loạn.
Hôm 16-6, ông Lương Chấn Anh khuyến cáo người dân Hồng Kông nên thể hiện mong muốn của mình một cách hợp pháp, đồng thời nhấn mạnh không dung thứ cho mọi hành vi vi phạm pháp luật.
Lục San
Theo_Người lao động
Mỹ khôi phục chương trình nghe lén gây tranh cãi
Tổng thống Obama hôm 2/6 đã phê chuẩn dự luật Tự do được Quốc hội thông qua vào sáng sớm cùng ngày, nhằm sửa đổi chương trình do thám các cuộc điện thoại của dân Mỹ.
RT cho hay, với đạo luật mới được ký thành luật, chương trình nghe lén gây tranh cãi của Cơ quan An ninh nội địa Mỹ (NSA) đã được khôi phục, chỉ một ngày sau khi nó bị vô hiệu hóa vì đạo luật Ái quốc, cái mà chương trình nghe lén của NSA dựa vào để triển khai, hết hiệu lực.
Đảo chiều chính sách an ninh được thiết lập ngay sau nước Mỹ bị tấn công khủng bố vào 11/9/2001, dự luật trên đã đặt dấu chấm hết cho một hệ thống bị cựu nhà thầu an ninh NSA là Edward Snowden phơi bày. Cơ quan tình báo Mỹ đã thu thập và rà soát dữ liệu các cuộc gọi để tìm manh mối về khủng bố, nhưng không được phép nghe nội dung các cuộc gọi.
Theo Reuters, dự luật Tự do Mỹ được Quốc hội thông qua chính là chiến thắng của Tổng thống Obama, song lại là thất bại đối với lãnh đạo phe đa số trong Thượng viện Mitch McConnell thuộc đảng Cộng hòa.
Sau khi Thượng viện thông qua dự luật với tỷ lệ 67 ủng hộ 37 chống hôm 2/6, Tổng thống Obama đã tuyên bố trên Twitter rằng, ông rất vui mừng khi dự luật được thông qua. Viết trên Twitter, nhà lãnh đạo này cho hay: "Tôi sẽ ký thành luật ngay khi nhận được nó".
Theo luật mới, các công ty như Verizon Communications Inc và AT&T Inc sẽ phải thu thập và lưu trữ lịch sử các cuộc gọi như cách họ làm hiện giờ, để tính phí.
Tuy nhiên, thay vì thường xuyên cung cấp cho các cơ quan tình báo những dữ liệu như vậy, các công ty giờ chỉ phải cung cấp thông tin nếu nhận được đề nghị của chính phủ với sự phê chuẩn của Tòa án giám sát tình báo đối ngoại bí mật.
Đạo luật Tự do là cải tổ luật có quy mô lớn đầu tiên, liên quan tới các hoạt động do thám ở Mỹ, kể từ khi Snowden đưa ra những tiết lộ động trời cách đây 2 năm
Hoài Linh
Theo_VietNamNet
Quân đội Nhật Bản có thể sẽ hoạt động ở nước ngoài sau 70 năm Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho biết, nước này sẽ không loại trừ việc điều động quân đội đi hỗ trợ hậu cần cho các lực lượng của Mỹ hoặc các nước đồng minh khác. Thủ tướng Abe đưa ra lời phát biểu trên tại một cuộc họp của Uỷ ban an ninh đặc biệt tại hạ viện Nhật Bản nhằm thảo...