Hong Kong cảnh báo: Tước quy chế đặc biệt, Mỹ sẽ chịu thiệt hại đáng kể
Chính quyền Hong Kong c ảnh báo việc Washington tước quy chế đặc biệt của đặc khu này sẽ là con dao 2 lưỡi, ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích kinh tế của Mỹ.
“Bất cứ lệnh trừng phạt nào cũng là con dao 2 lưỡi, không chỉ gây tổn hại cho lợi ích của Hong Kong còn ảnh hưởng đáng kể tới Mỹ”, chính quyền Hong Kong nhấn mạnh trong tuyên bố đưa ra cuối ngày 28/5.
Tuyên bố này nói thêm rằng, từ năm 2009-2018, Hong Kong là đối tác đem lại thặng dư thương mại song phương lớn nhất của Mỹ với tổng số hàng hóa trị giá 297 tỷ USD và hiện tại 1.300 công ty Mỹ đang đặt trụ sở tại thành phố này.
Tuyên bố trên được đưa ra sau khi Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuyên bố Hong Kong “không còn tự trị” bởi quy định an ninh mới Bắc Kinh muốn áp dụng với khu vực này.
Hong Kong cảnh báo việc Mỹ rút quy chế đặc biệt với thành phố này có thể là con dao 2 lưỡi. (Ảnh: AP)
Theo ông Pompeo, Hong Kong không còn quyền tự trị và có thể sẽ không còn được hưởng các ưu tiên đặc biệt về thương mại, tài chính theo luật của Mỹ.
Video đang HOT
Trong một tuyên bố đưa ra chiều 28/5, Văn phòng Đại diện Bộ Ngoại giao Trung Quốc tại Hong Kong gọi việc Mỹ đe dọa doạ tước các đặc quyền của Hong Kong là vô lý, không biết xấu hổ.
“Đây là điều dã man nhất, vô lý nhất và đáng xấu hổ nhất”, Văn phòng Đại diện Bộ Ngoại giao Trung Quốc tại Hong Kong cho hay.
Văn phòng này đồng thời cáo buộc Mỹ đang cố gắng can thiệp vào “các vấn đề nội bộ” của Trung Quốc.
Cố vấn kinh tế hàng đầu của Tổng thống Trump, ông Larry Kudlow cho rằng cần phải đối xử với Hong Kong, nơi đang được hưởng các đặc quyền đặc biệt theo luật pháp Mỹ dựa trên mức độ tự chủ cao như cách Mỹ đang làm với Trung Quốc liên quan tới thương mại và các vấn đề tài chính khác.
Chiều 28/5, Quốc hội Trung Quốc bỏ phiếu thông qua nghị quyết về xây dựng luật an ninh quốc gia với Hong Kong.
Sau khi nghị quyết được chấp thuận, Uỷ ban thường vụ Quốc hội Trung Quốc sẽ nhóm họp để soạn thảo luật này trước khi công bố và có hiệu lực ngay lập tức.
Trung Quốc trước đó khẳng định mục tiêu của luật này là để giải quyết các vấn đề ly khai, khủng bố và can thiệp của nước ngoài đối với Hong Kong.
Hong Kong được Anh trao trả cho Trung Quốc vào ngày 1/7/1997. Sau thời điểm này, Mỹ áp dụng quy chế đặc biệt với Hong Kong, coi đây như một khu vực hải quan và thương mại tách biệt với Trung Quốc đại lục.
Trung Quốc thông qua nghị quyết xây dựng luật an ninh Hong Kong
Quốc hội Trung Quốc bỏ phiếu thông qua nghị quyết xây dựng luật an ninh Hong Kong trong phiên họp chiều nay.
Dự thảo luật này được được Quốc hội Trung Quốc thông qua với 2.878 phiếu thuận, 1 phiếu chống và 6 phiếu trắng.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bấm nút đồng ý.
Theo dự thảo luật, Trung Quốc vẫn kiên định theo nguyên tắc "một quốc gia, hai chế độ", phản đối sự can thiệp của các lực lượng nước ngoài vào Hong Kong. Hong Kong có trách nhiệm tuân theo Hiến pháp để đảm bảo an ninh quốc gia, sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Trưởng đặc khu Hong Kong phải báo cáo với chính quyền trung ương về vấn đề liên quan đến bảo vệ an ninh quốc gia. Ngoài ra, khi cần thiết, chính quyền trung ương Trung Quốc có thể thiết lập các cơ quan đặc biệt tại đặc khu này khi cần thiết để bảo vệ an ninh quốc gia.
Dự luật cũng cấm các hoạt động âm mưu lật đổ chính quyền, đòi ly khai, khủng bố và can thiệp bên ngoài.
Dự luật An ninh Hong Kong được đệ trình lên Quốc hội Trung Quốc trong phiên khai mạc kỳ họp thường niên tại Bắc Kinh hôm 22/5.
Bắc Kinh khẳng định dự luật trên thực tế củng cố nguyên tắc "một quốc gia, hai chế độ", phục vụ lợi ích và hỗ trợ Hong Kong phát triển.
Sau khi nghị quyết được chấp thuận, Uỷ ban thường vụ Quốc hội Trung Quốc sẽ nhóm họp để soạn thảo luật này trước khi được công bố và có hiệu lực.
Tổng thống Trump hôm 26/5 cho hay Mỹ sẽ đáp trả mạnh mẽ nếu Trung Quốc ban hành Luật An ninh đối với Hong Kong và các biện pháp này sẽ được công bố trong vài ngày tới.
Hôm 27/5, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho hay, Hong Kong không còn "quyền tự trị" và có thể sẽ không còn được hưởng các ưu tiên đặc biệt về thương mại, tài chính theo luật của Mỹ. Điều này sẽ dẫn đến những thay đổi đáng kể trong quan hệ thương mại và kinh tế giữa các nước.
Mỹ, Canada, Australia, Anh và EU đã lên tiếng bày tỏ quan ngại về dự Luật An ninh Hong Kong, kêu gọi Trung Quốc tôn trọng các quyền tự do cũng như quyền tự trị cao của Hong Kong.
Theo thỏa thuận Anh trao trả Hong Kong cho Trung Quốc năm 1997, Hong Kong được hưởng mức độ tự trị cao, các quyền tự do, có hệ thống luật pháp và tình trạng thương mại riêng.
Anh: Chỉ bệnh nhân Covid-19 "có thể sống sót" mới được dùng máy thở Anh chưa rơi vào tình trạng thiếu máy thở nhưng các bệnh viện ở London đã tính đến chuyện đánh giá những ca bệnh như thế nào thì được ưu tiên dùng máy thở hỗ trợ sự sống. Theo Daily Mail, máy móc dùng để hỗ trợ khả năng thở cho bệnh nhân nhiễm Covid-19 hiện đang bị hạn chế về mục đích...