Hồng Kông biểu tình làm doanh thu casino ở Macau giảm mạnh
Doanh thu ngành casino ở Macau hiện sụt giảm mạnh nhất trong 5 năm qua, điều này vốn đã kéo dài kéo từ khi chiến dịch chống tham nhũng ở Trung Quốc đại lục bắt đầu. Một trong những nguyên nhân lại là các cuộc biểu tình đòi dân chủ ở Hồng Kông.
Casino ở Macau – Ảnh: Adanai
Theo Bloomberg, thống kê mới nhất từ nhà chức trách cho thấy, tổng doanh thu của các sòng bạc tại Macau trong tháng 9 giảm còn 25,6 tỉ Pataca (12%), tương đương 3,2 tỉ USD so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 6.2009.
Hồi tháng 8, doanh thu các casino tại Macau đã giảm tháng thứ ba liên tiếp vào tháng 8, tương đương 6,1% cùng kỳ năm trước (khoảng 28,9 tỉ Pataca Macau hay 3,6 tỉ USD (Forbes, 2.9). Tính cả quý 3/2014, ngành casino ở Macau đã giảm tổng cộng 7,1%.
Bên cạnh chiến dịch chống tham nhũng mạnh tay của ông Tập Cận Bình, khiến cho những tay chơi casino lớn “chùn tay” thì cuộc biểu tình rầm rộ, kéo dài nhiều ngày nay ở Hồng Kông cũng khiến nhiều du khách Trung Quốc đại lục hủy kế hoạch đi tour Hồng Kông – Macau.
Những tay chơi casino cỡ bự đóng góp hơn 60% doanh thu cho ngành casino của Macau. Cứ vào dịp quốc khánh Trung Quốc đầu tháng 10 hằng năm, một lượng lớn du khách từ Trung Quốc đại lục đều đổ tới Macau, biến khoảng thời gian này ở các casino Macau trở nên vô cùng bận rộn.
Ngoài 2 nguyên nhân chính nói trên, Macau còn chịu ảnh hưởng bởi quy định cấm hút thuốc lá tại các casino, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 6.10. Phòng VIP sẽ không phải chịu quy định cấm này, nhưng quy định như vậy được dự báo chắc chắn sẽ khiến tốc độ tăng trưởng doanh thu của các casino của Macau suy giảm.
Bên cạnh đó, hạn chế về thời gian quá cảnh đối với người mang thị thực Trung Quốc đại lục từ 7 ngày xuống còn 5 ngày và việc nhà chức trách Macau quy định sử dụng thẻ ghi nợ UnionPay để chuyển tiền từ Trung Quốc đại lục sang, cũng khiến các tay chơi lớn ngần ngại. Theo một báo cáo năm 2013 của Ủy ban chấp hành về Trung Quốc (CEC) thuộc Quốc hội Mỹ, mỗi năm có tới 202 tỉ USD “tiền phi pháp chảy qua Macau”.
Video đang HOT
Còn theo một số tài liệu ngoại giao mật bị rò rỉ trên Wikileaks, ngành công nghiệp casino và dịch vụ tiếp đón đóng góp trên 50% GDP của Macau. Nhưng thực tế có một từ ít được nhắc đến đó chính là hoạt động rửa tiền tại Macau.
Mà một phần không nhỏ số tiền được rửa ở Macau đến từ Trung Quốc đại lục. Năm 1999, Macau đón 800.000 lượt du khách từ Trung Quốc đại lục. Đến năm 2008 đã vọt lên 12 triệu lượt, tiếp đó là 17 triệu lượt vào năm 2012 cùng với 11 triệu lượt nữa từ Hồng Kông và Đài Loan (theo BI).
Theo một số tài liệu ngoại giao mật bị rò rỉ trên Wikileaks, ngành công nghiệp casino và dịch vụ tiếp đón đóng góp trên 50% GDP của Macau. Nhưng thực tế có một từ ít được nhắc đến đó chính là hoạt động rửa tiền.
Điều nhiều người thắc mắc là hoạt động rửa tiền được thực hiện như thế nào.
Theo luật của Trung Quốc, công dân đại lục chỉ được mang 20.000 Nhân dân tệ, tương đương 3.200 USD, qua biên giới mỗi lần và mang không quá 50.000 USD mỗi năm. Để né quy định này, những con bạc lớn người Trung Quốc đại lục có thể chọn một trong hai cách. Thứ nhất, họ có thể gửi tiền vào đại lý của các casino tại đại lục và hai là có thể mượn tiền từ một bên thứ ba, có thể là đại lý casino ở Macau.
Nếu khách lựa chọn cách thứ nhất, đại lý casino sẽ chuyển tiền qua biên giới giữa đại lục với Macau. Sau đó, khách đã gửi tiền sẽ được nhận lại tiền và dùng để chơi bạc ở Macau. Khi thắng bạc, khách có thể nhận thành quả của mình bằng USD hoặc đô la Hồng Kông, rồi chọn cách đầu tư bất động sản ở nước ngoài hoặc gửi vào các “thiên đường thuế” ở khắp nơi trên thế giới.
Đại lý của các casino rất đa dạng, có thể là các công ty tư nhân hoặc công ty đại chúng. Nhiệm vụ của họ là sắp xếp thị thực, chỗ ở, bao gồm cả phòng VIP, cho khách, đồng thời làm công việc thu nợ cho các sòng bạc.
Tiền được chuyển từ đại lục sang Macau để đánh bạc thông qua các đại lý bị nghi là tiền đến từ các kênh phi pháp, như tiền hối lộ hoặc biển thủ công quỹ.
Trong nhiều trường hợp, các đại lý không cần phải chuyển tiền cho con bạc qua biên giới, mà chỉ cần đơn giản là cân bằng giữa tài khoản ghi nợ ở Trung Quốc và ghi có ở Macau. Đây là một trong những lý do các đại lý casino rất phát triển.
Kênh này cũng có thể được sử dụng cho sự dịch chuyển của các nguồn tiền phi pháp như tham nhũng, biển thủ… Bởi vậy, việc quy định sử dụng Union Pay của chính quyền Macau là nhằm giám sát sự chuyển tiền bất hợp pháp này.
Theo tạp chí Foreign Policy (Mỹ), các nhóm tội phạm có tổ chức của Trung Quốc chính là đối tượng “thống trị lĩnh vực đại lý casino”. Ngược lại, các đại lý casino cũng dựa vào lực lượng tội phạm này để thu nợ, vì pháp luật Trung Quốc không thừa nhận các khoản nợ casino và đánh bạc ở nước này là hoạt động trái pháp luật.
Và trong chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập có bao gồm nỗ lực siết chặt quản lý lĩnh vực bài bạc, biểu hiện là đã có một số người vận hành đại lý casino bị bắt giữ cuối năm 2013.
Hiện Macau tiếp tục cân nhắc thực thi một hệ thống giám sát chuyển tiền mặt qua biên giới để chống hoạt động rửa tiền.
Giới phân tích cho rằng, tình hình kinh doanh casino ở Macau sẽ còn bị ảnh hưởng bởi sự bất ổn chính trị ở Hồng Kông và hoạt động chống tham nhũng ở Trung Quốc đại lục, trước mắt là từ nay đến cuối năm.
Theo Một Thế Giới
Học giả Mỹ: Hồng Kông gắn với 'lợi ích cốt lõi' của Mỹ
Trung Quốc hay dùng từ "lợi ích cốt lõi" để nhận xằng các khu vực thuộc chủ quyền của nước khác mà điển hình là đường lưỡi bò vô lý, vi phạm luật pháp quốc tế. Lần này, đến lượt người Mỹ dùng từ "lợi ích cốt lõi" khi nói về Hồng Kông.
Mỹ phải có trách nhiệm với Hồng Kông
Báo chí và các chuyên gia hàng đầu của Mỹ cho rằng đây là dịp mà chính quyền của ông Obama cần phải có tiếng nói mạnh mẽ hơn, để giúp người dân Hồng Kông vì nó nằm trong "lợi ích cốt lõi" của Mỹ.
Ông Kerry nhiều lần nhắc nhở TQ phải biết hành động kiềm chế
Một khi Hồng Kông được thỏa mãn các yêu sách thì sẽ đến lượt Macau và sau đó có thể là các khu vực khác của Trung Quốc. Một Trung Quốc bị phân mảnh là điều mà Mỹ mong muốn.
Ông Mike Gonzalez - giáo sư thuộc Học viện chính sách và quan hệ đội ngoại Mỹ, đã viết một bài với tựa đề: "Mỹ phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm và hỗ trợ dân chủ ở Hồng Kông". Theo ông Mike, Mỹ có lý do chính đáng để thực hiện chuyện này. Năm 1992, Quốc hội Mỹ đã thông qua Đạo luật Chính sách Mỹ - Hồng Kông để thiết lập chính sách của Mỹ đối với Hồng Kông sau khi khu tự trị này được trao lại cho Trung Quốc vào năm 1997 Trong Đạo luật có một ý quan trọng sau đây:
"Hỗ trợ dân chủ là một nguyên tắc cơ bản của chính sách đối ngoại Mỹ. Như vậy, áp dụng chính sách của Mỹ đối với Hồng Kông là lẽ tự nhiên... Nhân quyền ở Hồng Kông rất quan trọng đối với Mỹ và có liên quan trực tiếp đến lợi ích của Mỹ tại Hồng Kông. Quá trình chuyển đổi hoàn toàn thành công trong việc thực thi chủ quyền đối với Hồng Kông (của TQ) phải bảo đảm nhân quyền ở Hồng Kông. Nhân quyền cũng là cơ sở cho sự thịnh vượng kinh tế tiếp tục của Hồng Kông".
Ông Kerry đến Bắc Kinh có tình cờ?
Ông Mike Gonzalez cũng cho rằng tình hình dân chủ ở Hồng Kông hiện giờ rất tệ do Trung Quốc không giữ lời hứa. Khi tiếp nhận Hồng Kông năm 1997 từ Anh, Trung Quốc hứa sau 20 năm sẽ cho người dân Hồng Kông tự do lựa chọn người lãnh đạo. TQ cũng hứa tương tự với Macau vào năm 1999.
Nhưng giờ thì Bắc Kinh đang muốn nuốt lời hứa. Họ muốn người dân Hồng Kông bỏ phiếu bầu lãnh đạo của mình, nhưng các ứng cử viên lại phải do "hội đồng" gồm những người thân Bắc Kinh đề cử. Ngoài ra, các ứng viên phải có phẩm chất "yêu nước", mà theo cách hiểu rõ ràng hơn là "yêu Bắc Kinh".
Giữa tháng 6, Bắc Kinh ra cáo bạch khẳng định rõ không thể có dân chủ đầy đủ tại Hồng Kông như người dân ở đây mong muốn. Điều đó khiến cư dân Hồng Kông tức giận và tổ chức một cuộc trưng cầu về cải cách dân chủ với 800.000 người bỏ phiếu, trong khi Bắc Kinh gọi đây là trò hề. Sắp tới, đến lượt Macau cũng sẽ có cuộc trưng cầu dân ý đòi cải cách dân chủ sâu rộng hơn.
Có lẽ, cả Hồng Kông và Macau đều biết dựa vào lúc Bắc Kinh đang tối tăm mặt mũi vì bị cả thế giới lên án vì hung hăng trên biển Đông, để cất tiếng nói của mình. Và họ cùng chờ sát dịp Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sang thăm Trung Quốc để làm rùm beng trong sự khó chịu và khó xử của Bắc Kinh. Không sai khi nói ông Kerry đã tạo thời cơ cho Hồng Kông và Macau phản kháng Bắc Kinh dữ dội.
Theo Một Thế Giới
Người Hồng Kông cương quyết biểu tình đến khi 'đạt được thỏa thuận' Đại diện phong trào Chiếm Trung Hoàn đồng ý thương lượng chính thức với chính quyền, nhưng cuộc gặp gỡ sẽ bị hủy bỏ nếu chính quyền kiên quyết "quét sạch" người biểu tình khỏi đường phố, theo BBC. Ngày 7.10, phong trào biểu tình đòi bầu cử tự do tại Hồng Kông đã bước sang ngày thứ 10. Theo BBC, ngày 6.10,...