Hồng Kông bất ngờ hủy đối thoại với người biểu tình
Chỉ một ngày trước thời điểm dự kiến đối thoại với phe biểu tình, chính quyền Hồng Kông đã bất ngờ tuyên bố hủy đối thoại với lý do các sinh viên không đáp ứng được những điều kiện cơ bản để có một cuộc đối thoại có tính xây dựng.
Bà Carrie Lam Tổng Vụ trưởng Hành chính Hồng Kông
Thông tin được bà Carrie Lam Tổng Vụ trưởng Hành chính khẳng định với báo giới. Theo đó, lí do được đại diện chính quyền Hồng Kông đưa ra đó là các sinh viên không đáp ứng được điều kiện cơ bản để tiến hành đối thoại.
“Cuộc đối thoại dựa trên 2 điều kiện cơ bản: Trước hết đàm phán phải nằm trong khuôn khổ quyết định được đưa ra bởi Thường vụ quốc hội Trung Quốc. Hai là đàm phán phải không có liên quan tới phong trào Chiếm đóng trung tâm. Đáng tiếc là những người biểu tình đã từ chối đề xuất hợp lý đó và quay trở lại với quan điểm cũ của họ”, bà Carrie Lam nói.
“Giờ họ cương quyết muốn công chúng đề cử ứng viên và bãi bỏ quyết định được thường vụ quốc hội đưa ra. Họ cũng gắn cuộc đối thoại với phong trào Chiếm đóng trung tâm, và thậm chí nói rằng phong trào sẽ tiếp diễn cho tới khi các cuộc đàm phán đem lại kết quả họ muốn.
Video đang HOT
Như vậy là hy sinh những điều tốt đẹp cho công chúng vì những yêu sách chính trị của họ, và nó đi ngược lại lợi ích của công chúng và đạo đức chính trị”.
Quyết định trên được đưa ra chỉ vài giờ sau khi Liên đoàn sinh viên Hồng Kông tuyên bố tiếp tục phong trào bất hợp tác, trong đó họ kêu gọi thêm người dân hưởng ứng các cuộc biểu tình Chiếm đóng trung tâm nếu đối thoại với chính quyền không thể đem lại những thay đổi lớn đối với quá trình cải cách chính trị.
Bà Lam cho rằng những phát biểu trên là đi ngược lại các quy tắc của các cuộc đối thoại đã được lên kế hoạch, và tuyên bố cho dù “các cuộc chiếm đóng phi pháp” có kết thúc hay không thì nó cũng không được sử dụng làm công cụ mặc cả trong đối thoại.
Phản ứng trước quyết định trên của chính quyền, chủ tịch Hội sinh viên đại học Trung Quốc Tommy Cheung Sau-yin nói: “Việc chính quyền quyết định hủy đối thoại khiến mọi người hoài nghi về sự chân thành của các quan chức.
Tôi cho rằng vấn đề then chốt không phải liệu có một loạt những phong trào bất hợp tác hay không…người dân gia nhập phong trào đó nếu họ ủng hộ nó. Nhưng ngày càng nhiều người đang theo dõi xem liệu có tiến bộ nào đạt được trong các cuộc đối thoại hay không. Nếu không có tiến bộ nào, người dân sẽ thất vọng và lại tham gia các phong trào biểu tình”.
Thanh Tùng
Theo SCMP
Trung Quốc triển khai trái phép tàu tuần tra tới Phú Lâm
Trung Quốc sáng nay đã cho triển khai trái phép tàu Hải Tuần 21 tới khu vực đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, và ngang nhiên tuyên bố động thái là nhằm "đảm bảo an ninh hàng hải, môi trường biển tại Biển Đông".
Hải Tuần 21 của Trung Quốc.
Theo tờ Chinanews, Hải Tuần 21 đã rời Hải Khẩu vào 9h sáng nay, với mục đích "tuần tra duy trì trật tự an ninh trên biển và môi trường biển tại các khu vực Trung Quốc kiểm soát trên Biển Đông, củng cố bảo đảm an ninh trên biển, từng bước nâng cao khả năng thực thi pháp luật của cơ quan hải sự".
Trong khoảng thời gian 5 ngày, tàu Hải Tuần 21 tuần tra khu vực biển phía đông đảo Hải Nam, qua eo biển Quỳnh Châu, khu vực phía đông đảo Hải Nam, đảo Phú Lâm, sau đó sẽ hành trình quay trở lại cảng Anh Tú, Hải Khẩu. Cuộc tuần tra với tổng hành trình khoảng 773 hải lý.
Cũng theo Chinanews, trong lần tuần tra lần này Hải Tuần 21 kiểm tra các phao tiêu ở Biển Đông; tuần tra môi trường biển và môi trường hàng hải trên biển, kiểm tra các tàu thuyền có làm ô nhiễm biển hay không; kiểm nghiệm độ chuẩn xác của hệ thống hải đồ, bảng lên xuống thủy triều, kiểm tra tình hình xây dựng các công trình trên biển; phương thức tác nghiệp của các tàu cá, số lượng, tình hình phân bố của các tàu cá trên Biển Đông; khảo sát điều kiện tránh gió tại khu vực biển Hoàng Sa; tuần tra tình hình qua lại các tàu ở Hoàng Sa.
Người phụ trách Cục hải sự Hải Nam cho biết đã điều 18 nhân viên tham gia tuần tra với tàu Hải Tuần 21.
Động thái trên của Trung Quốc diễn ra ngay sau khi nước này công bố đã hoàn thành đường băng dài tới 2.000m trên đảo Phú Lâm mà Trung Quốc chiếm của Việt Nam. Giới chuyên gia cho rằng việc Trung Quốc xây đường băng là một phần trong kế hoạch thiết lập vùng phòng không trên Biển Đông.
Hương Giang
Theo Dantri
IMF: Trung Quốc đã soán ngôi nền kinh tế số 1 thế giới của Mỹ Theo số liệu mới nhất của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Trung Quốc đã vượt Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới tính theo phương pháp ngang giá sức mua. Tuy nhiên xung quanh phương pháp tính toán của IMF còn không ít tranh cãi. Theo IMF, tổng sức mua của người dân Trung Quốc hiện đã vượt...