Hong Kong bắt đầu nới lỏng biện pháp giãn cách xã hội
Ngày 8/5, chính quyền Khu Hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) đã bắt đầu nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội sau khi trung tâm tài chính này cơ bản chặn đứng được sự lây lan của virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Hong Kong, Trung Quốc, ngày 23/3/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo đó, các quán bar, phòng tập thể dục, thẩm mỹ viện và rạp chiếu phim đã mở cửa trở lại. Tuy nhiên, các khách hàng và nhân viên tại các địa điểm này vẫn phải đảm bảo giãn cách xã hội như kiểm tra thân nhiệt, rửa tay sát khuẩn, giữ khoảng cách phù hợp giữa các thảm tập yoga. Pure, một trong những trung tâm yoga lớn nhất ở Hong Kong, cho biết sẽ hạn chế số lượng học viên tại các lớp xuống tối đa 8 người trong khi mỗi đường băng chỉ cho phép một người chơi bowling.
Bên cạnh đó, nhà chức trách cũng nới lỏng việc hạn chế số người có thể tụ tập tại các điểm công cộng từ 4 người lên 8 người. Các nhà hàng cũng sẽ được phép nhận đặt chỗ cho nhóm gồm tối đa 8 người. Trong khi đó, các quán karaoke và câu lạc bộ ban đêm sẽ tạm duy trì đóng cửa do giới chức y tế vẫn đánh giá những điểm này “có nguy cơ cao”.
Từ đầu tháng 4, đa số các địa điểm giải trí ở Hong Kong đều đóng cửa khi vùng lãnh thổ này đối mặt với dịch COVID-19 giai đoạn 2, chủ yếu là những người từ châu Âu và Bắc Mỹ về trong bối cảnh đại dịch bùng phát mạnh tại các khu vực này. Nhờ các biện pháp xét nghiệm, theo dõi và điều trị hiệu quả, giới chức y tế Hong Kong đã cơ bản khống chế được dịch bệnh. Các ca mắc mới trong ngày chỉ tăng dưới 10 ca trong 18 ngày qua với 11 ngày không ghi nhận ca mắc mới nào. Tất cả các ca mắc mới là những người từ nước ngoài về được cách ly ngay. Đến nay, Hong Kong ghi nhận tổng cộng 1.045 ca mắc, trong đó chỉ có 4 ca tử vong.
Nới lỏng giãn cách, vẫn muốn ở nhà
Ngày càng nhiều quốc gia nới lỏng lệnh giãn cách xã hội và phong tỏa, đồng nghĩa với việc đi học, đi làm trở lại như trước đây. Tuy nhiên, do thời gian giãn cách quá lâu, người lao động có xu hướng muốn làm việc ở nhà.
Video đang HOT
Jacquie Benetua-Rolens làm việc tại vườn nhà trong thời gian dịch bệnh COVID-19 xảy ra ở Mỹ - Ảnh: NYT
Thích làm việc ở nhà là hiện tượng tâm lý tạm thời hay báo hiệu một xu hướng mới trong tương lai?
1.001 lý do thích làm việc từ xa
Khảo sát mới nhất của IBM (Viện Nghiên cứu giá trị kinh doanh) cho thấy 54% người lao động ở Mỹ muốn tiếp tục làm việc toàn thời gian từ xa kể cả khi dịch bệnh qua đi.
Trên báo New York Times, Jeff Anderson, 61 tuổi, thấy hạnh phúc vì được tránh xa những chuyện thị phi chốn công sở kể từ khi làm việc ở nhà tránh dịch bệnh. Jeff cho biết chỉ cần ở văn phòng đã khiến ông "muốn bệnh".
Chị Christine Reilley trước đây phải dậy bắt những chuyến tàu từ 4h30 sáng vào trung tâm Manhattan. Làm việc ở nhà, chị được nghỉ ngơi nhiều hơn và dành nhiều thời gian cho công việc hơn. Còn chị Jacquie Benetua-Rolens, điều phối viên truyền thông cho một trung tâm y tế, được gần con trai 2 tuổi nhiều hơn và bé hạnh phúc hơn.
Khảo sát của IBM với hơn 25.000 người lao động trong tháng 4-2020 đánh giá sự thay đổi trong quan điểm về công việc, giao thông và giải trí của họ sau dịch COVID-19 cho kết quả: người lao động hạnh phúc khi làm việc từ xa.
54% cho rằng làm việc ở nhà tác động tích cực đến năng suất của họ nhờ tiết kiệm được thời gian di chuyển, ít bị xao nhãng bởi đồng nghiệp ồn ào và bớt họp hành. Chỉ có 25% cho rằng năng suất làm việc của họ giảm đi do phải chờ đợi quá lâu mới có phản hồi hoặc thông tin từ đồng nghiệp.
Nhiều người hi vọng họ sẽ tiếp tục được làm việc ở nhà sau khi mọi thứ trở lại bình thường. Khảo sát này củng cố kết quả công bố năm 2019 của Công ty cung cấp dịch vụ hội nghị trực tuyến Owl Labs với hơn 1.200 người lao động từ 22-65 tuổi ở Mỹ, với kết luận 22% người lao động hạnh phúc hơn và có xu hướng gắn bó với công ty lâu hơn so với người phải đến công ty.
Làm việc tại nhà hấp dẫn còn vì nó giúp nhiều người tiết kiệm tiền nhà, có thể sống ở quê hay một ngôi nhà ở ngoại ô thay vì thuê nhà trong thành phố đắt đỏ.
Các công ty cũng có lợi khi người lao động làm việc ở nhà. Thay vì phải thuê văn phòng lớn, tốn nhiều chi phí, giờ đây họ có thể thuê chỗ nhỏ hơn.
Mặt trái: cô đơn hơn
Tuy nhiên, cũng liên quan đến dịch COVID-19, khảo sát do YouGov phối hợp cùng báo USA Today và LinkedIn thực hiện với người lao động từ
18-74 tuổi cho thấy 51% cho biết họ thấy cô đơn và 20% cảm thấy cô đơn hầu như mọi lúc khi làm việc ở nhà do thiếu giao tiếp với con người.
Ngoài ra, cô Maria, người làm việc ở nhà 3 năm qua, cho biết làm việc ở nhà dù có ưu điểm nhưng cũng có nhược điểm như việc mặc đồ ngủ làm việc khiến cô cảm thấy lười biếng, trì trệ. Đôi khi cô làm việc tùy hứng và bị lẫn lộn giữa thời gian cá nhân và công việc. Người nhà đôi khi không hiểu là bạn đang làm việc.
Nếu các công ty cho phép nhân viên làm việc từ xa thì cũng cần phải có giải pháp phù hợp để đảm bảo hiệu suất công việc. Chẳng hạn, các công ty cần cung cấp các thiết bị làm việc phù hợp và hỗ trợ về kỹ năng hoàn thành công việc mà không cần giám sát, kỹ năng quản lý thời gian, làm việc nhóm... để người lao động làm việc hiệu quả và thành công.
Theo IBM, rất không may là không phải công ty nào cũng ưu tiên trong việc đào tạo kỹ năng quan trọng nói trên.
Xu hướng làm việc từ xa tăng lên chậm mà chắc trong nhiều năm qua và nở rộ hơn trong dịch bệnh COVID-19. Bà Maria Flynn - tổng giám đốc Jobs for the Future, tổ chức phi lợi nhuận vận động cho những thay đổi trong việc làm và giáo dục - nhận định xu hướng làm việc từ xa sẽ tiếp tục định hình trong thời gian tới.
Tiết kiệm thời gian đi lại
Một trong những ưu điểm lớn nhất của làm việc từ xa là giảm thời gian đi lại trên đường mà có lần, một bài báo trên BBC đặt vấn đề là thời gian này cần được tính là thời gian làm việc. Hiệu quả làm việc của người lao động tăng trong khi họ ít nghỉ ốm hơn, có nhiều thời gian cho tập thể thao. Sự hài lòng với công việc tăng.
Dân Mỹ 'tụ tập' với người nhiễm corona để tìm kiếm miễn dịch? Trong khi chính quyền bang Washington, Mỹ đang làm mọi cách để ngăn chặn sự lây lan của virus corona chủng mới thì họ lại phát hiện một nguồn lây nhiễm là "các bữa tiệc COVID-19" tập trung đông người khỏe mạnh cùng một người nhiễm bệnh. Mọi người giết thời gian tại công viên National Mall ở Washington D.C vào ngày 2-5...