Hồng giòn Đà Lạt đầu mùa giá cao, tăng 5.000 đồng/kg
Dù mới đầu mùa nhưng giá hồng đã lên khá cao nên người dân trồng hồng trên địa bàn huyện Lạc Dương, TP. Đà Lạt (Lâm Đồng) rất phấn khởi, hy vọng kiếm được thêm một khoản thu nhập.
Bước vào mùa hồng giòn năm 2019, nhiều hộ dân trồng và kinh doanh loại trái cây này ở Đà Lạt rất mừng vì có giá cao. Tuy nhiên, năng suất quả so với những năm trước lại bị tụt giảm mạnh.
Hiện tại giá hồng tại địa bàn huyện Lạc Dương, TP. Đà Lạt đang dao động từ 15 – 20 ngàn đồng/kg.
Ghi nhận của PV tại xã Đa Nhim, huyện Lạc Dương, người dân đang bày bán rất nhiều hồng giòn dọc con đường nối huyện này với TP. Đà Lạt. Chị Mai (một hộ dân bán hồng dọc đường) cho biết: “Năm nay giá hồng khá cao và người trồng đã bước vào thu hoạch rộ. Hiện nay, giá bán lẻ khoảng 20 ngàn đồng/kg, giá bỏ sỉ khoảng 14 ngàn đồng. Với giá hiện tại thì khá cao so với cùng thời gian năm 2018″.
So với mùa hồng năm 2018 thì giá hiện tại đã tăng khá cao.
Anh Nguyễn Thư Bính (thôn Đạ Blah, xã Đa Nhim, huyện Lạc Dương) cũng chia sẻ: “Tuy năm nay giá có cao hơn năm trước nhưng hiện tại người dân trồng hồng giòn đang bị mất mùa. Năm 2018, giá hồng giòn chỉ được 10.000 – 11.000 đồng/kg, nhưng hiện tại anh đang bán cho khách giá 15.000 đồng/kg. Với 100 cây hồng, năm 2018 anh thu hoạch được khoảng 10 tấn, nhưng vụ năm nay dự kiến chỉ được khoảng một nửa”.
Rất nhiều điểm bán hồng giòn được bày bán dọc các con đường nối với TP. Đà Lạt.
Mùa hồng ở Đà Lạt thường kéo dài từ tháng 9 năm trước đến tháng 2 năm sau. Hiện nay, diện tích trồng hồng ở Lâm Đồng đang bị thu hẹp dần do người dân cho rằng giá trị kinh tế không cao. Hiện, cây trồng tập trung chủ yếu ở xã Xuân Trường, Xuân Thọ (TP. Đà Lạt), huyện Lạc Dương và Đơn Dương.
Hiện nay, diện tích trồng hồng đang bị giảm do giá trị kinh tế không cao.
Theo Danviet
Thất thần: Lũ quét sạch trại "cá tàu ngầm", đại gia Lâm Đồng trắng tay
Chỉ sau một cơn lũ dữ, từ một đại gia nuôi cá tầm-loài cá được ví như "cá tàu ngầm" với cơ ngơi trị giá hàng chục tỷ đồng, anh Nguyễn Văn Toản (44 tuổi, thôn Đạ Nghịt, xã Lát, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng) bỗng chốc trở thành kẻ trắng tay.
Clip cá tầm chết trắng hồ trong trang trại của anh Toản.
Ngày 10/8, chúng tôi vượt bùn lầy đến trang trại nuôi cá tầm của gia đình anh Toản sau khi nước rút. Cảnh tượng làm chúng tôi không khỏi xót xa là những hồ nuôi cá tầm tan tác, xơ xác với hàng ngàn con cá tầm chết nổi trắng bụng. Những con cá tầm lớn, nhỏ đã bị ngạt bùn nằm la liệt dưới lòng ao. Còn ông chủ của cơ ngơi hàng chục tỷ này mặt mày đen xạm, hốc hác, thất thần...
Anh Toản xót xa dọn những con cá tầm đã chết do trận lũ kinh hoàng sáng ngày 8/8.
Gương mặt không giấu nổi nỗi buồn, anh Toản xót xa cho biết, khoảng 4h sáng ngày 8/8, lượng nước tại suối Đạ Nghịt dâng cao rồi đổ về trang trại cá tầm của anh. Mặc dù trang trại có đê chắn nhưng trước sức mạnh của dòng nước lũ hung dữ, đê chắn cũng không trụ được, bị phá tan trong phút chốc. Một nửa số cá của gia đình anh bị nước cuốn trôi, số còn lại thì bị sặc bùn, va đập chấn thương chết tức tưởi...
Cá tầm chết dày đặc, xếp lớp ngổn ngang bên trong những bể nuôi của gia đình anh Toản.
Một góc trang trại nuôi cá tầm của gia đình anh Toản.
Anh Toản cầm một con cá tầm nặng hàng chục kg trên tay nói: "Trang trại của tôi có khoảng 200 tấn cá tầm lớn, nhỏ. Hơn 2.000 con cá tầm giống nặng vài chục kg mỗi con giờ chẳng còn con nào, chúng bị lũ quét ra ngoài hoặc chết trong ngay hồ do sặc bùn. Nếu tính giá thị trường, 200 tấn cá tầm của gia đình tôi ước tính khoảng hơn 40 tỷ đồng".
Trang trại cá nuôi cá tầm của anh Toản có khoảng 200 tấn cá, với hơn 2.000 con cá tầm giống bố mẹ nặng vài chục kg mỗi con bị chết và cuốn trôi, ước tính thiệt hại hơn 40 tỷ đồng.
Do lượng cá tầm sặc bùn trong hồ chết quá nhiều nên từ sáng ngày 9/8 anh Toản phải thuê hơn 10 người thu gom số cá chết trong các hồ nuôi. "Chúng tôi sẽ lựa ra, phần nào còn bán được thì sẽ đưa đi, hi vọng vớt vát được ít vốn, còn lại sẽ mang đi chôn tiêu hủy", anh Toản cúi xuống nói như muốn giấu đi nỗi đau của mình.
Hàng chục người liên tục vớt những sọt cá tầm đưa lên bờ.
Trong sáng ngày 8/8, theo ghi nhận của chúng tôi, nhiều người dân khi biết trang trại nuôi cá tầm của anh Toản bị vỡ đã chặn một số dòng suối để bắt cá rồi mang ra các con đường của TP. Đà Lạt bán.
Nhiều người dân bắt được cá và đưa ra Đà Lạt bán với giá 100.000 đồng/kg.
Những con cá tầm lớn sẽ được anh Toản bán, vớt vát lại một phần vốn đầu tư.
Những nhân công được anh Toản thuê vớt, khiêng những sọt cá tầm lên rửa lại và di chuyển đến nơi bán.
Còn lại, những con cá tầm đã chết lâu và còn nhỏ sẽ được anh Toản tiêu hủy, bảo vệ môi trường.
Theo Danviet
Liên kết sản xuất, lợi nhuận gấp đôi, nông dân Lâm Đồng vẫn ngại Dù đang là ngành mang lại giá trị kinh tế cao tại Lâm Đồng, người dân ăn nên làm ra nhờ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao nhưng việc liên kết với các doanh nghiệp, hướng đến các thị trường cao cấp nâng cao uy tín của sản phẩm thì người dân vẫn chưa mặn mà, chấp nhận lối canh tác truyền...