Hỏng động cơ, máy bay ném bom Tu-22 của Nga chật vật hạ cánh
Thời điểm xảy ra sự cố chiếc máy bay ném bom Tu-22M3 không chở theo bom.
Một máy bay ném bom siêu thanh tầm xa Tupolev Tu-22M3 của Nga đã phải hạ cánh khẩn cấp và khó khăn trên mặt đất gồ ghề sau khi động cơ bị hỏng, đài RT dẫn thông tin từ Bộ Quốc phòng Nga.
Sự việc vừa xảy ra hôm nay (17-12). Chiếc Tu-22M3 gặp sự cố trong khi tham gia một cuộc tập trận ở vùng Astrakhan phía nam Nga.
Theo tin từ quân đội Nga thì chiếc máy bay ném bom siêu thanh này đang thực hiện một chuyến bay đã được lên kế hoạch trước thì xảy ra sự cố hỏng động cơ, buộc các phi công phải hạ cánh khẩn cấp. Phi hành đoàn đã cố gắng xoay sở điều khiển chiếc Tu-22M3 rời khỏi khu dân cư và hạ cánh trên khu đất trống. Không có thương vong và thiệt hại.
Máy bay ném bom siêu thanh tầm xa Tu-22M3 của Nga. Ảnh: SPUTNIK
Quân đội Nga cũng cho biết thời điểm xảy ra sự cố chiếc máy bay ném bom Tu-22M3 không mang theo bất kỳ quả bom nào.
Tu-22 là mẫu máy bay ném bom siêu thanh tầm xa đầu tiên được sản xuất dưới thời Liên bang Xô Viết. Tu-22 có thể đạt vận tốc tối đa Mach 1.42 (1.750 km mỗi giờ) và mang được đến hơn 12 tấn bom. Máy bay ném bom Tu-22M3 là một phần của bộ ba ngăn chặn hạt nhân của Nga.
Video đang HOT
Đây không phải là sự cố đầu tiên liên quan đến máy bay Tu-22 của Nga trong năm nay. Hồi tháng 1, một trận bão tuyết bất ngờ ở phía bắc nước Nga đã buộc phi hành đoàn điều khiển một chiếc Tu-22M của Nga phải quyết định hạ cánh khẩn cấp và chiếc máy bay rơi trong lúc hạ cánh. Hai thành viên phi hành đoàn thiệt mạng, hai người khác bị thương nghiêm trọng.
ĐĂNG KHOA
Theo plo.vn
S-400 đã về tay, Thổ Nhĩ Kỳ chuẩn bị sẵn sàng giương nòng nhắm tới mục tiêu?
Hôm nay Nga tuyên bố nước này đã hoàn tất việc chuyển giao hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ. Hệ thống vũ khí này sẽ được triển khai hoạt động ở Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng 4/2020.
Theo Dailysabah, hôm nay Nga tuyên bố nước này đã hoàn tất việc chuyển giao hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ.
Alexander Mikheyev, người đứng đầu công ty xuất khẩu vũ khí của nước Nga Rosoboronexport tuyên bố hợp đồng mua bán S-400 đã hoàn tất sớm hơn dự kiến.
"Chúng tôi đã bàn giao thành công. Chúng tôi có 72 chuyến bay vận tải vũ khí này. Mọi thứ hoạt động tốt, không có trục trặc nào", ông Mikheyev chia sẻ trên Interfax.
Ông cũng tuyên bố Moscow và Ankara đã thảo luận về "sự lựa chọn, tài chính và thời điểm giao hàng".
Nga tuyên bố nước này đã hoàn tất việc chuyển giao hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ.
Ông Mikheyev cũng tuyên bố các chuyên gia Nga hiện đang huấn luyện các quân nhân Thổ Nhĩ Kỳ vận hành các thiết bị đã được chuyển giao. Hệ thống phòng thủ vũ khí sẽ được kích hoạt khi việc huấn luyện kết thúc.
Thỏa thuận mua bán S-400 của Ankara và Moscow được ký kết vào tháng 12/2017, khi đó hai bên đã ký thỏa thuận trị giá 2,5 tỉ USD để mua 2 hệ thống S-400 của Nga.
Việc chuyển giao S-400 bắt đầu vào tháng 7 và được hoàn tất vào giữa tháng 9. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan tuyên bố, các hệ thống vũ khí này sẽ được triển khai vào tháng 4/2020.
Quân đội Nga mới đây đã thực hiện màn bắn thử nghiệm hệ thống phòng không S-400, tấn công liên tục 8 mục tiêu tại khu vực Astrakhan.
Theo đó, các xạ thủ Nga sử dụng hệ thống tên lửa phòng không S-400 Triumph hiện đại, tiêu diệt đồng thời 8 mục tiêu di động với tốc độ cao, tại bãi tập Kapustin Yar, vùng phía Nam nước Nga.
Đây là hệ thống tên lửa S-400 trọn bộ thứ hai, quân đội Nga đã nhận được trong năm nay. Hệ thống đầy đủ S-400 được bàn giao tại cơ sở đào tạo Kapustin Yar ở khu vực Astrakhan.
Trong đoạn video, tổ hợp S-400 nhanh chóng phát hiện các mục tiêu bay tầm thấp, và thực hiện màn khóa mục tiêu, sau đó phóng 8 tên lửa lần lượt tấn công tiêu diệt. Các tên lửa được sử dụng cho S-400 là "Kaban", "Bekas" và "Armavir". Tổng thời gian tác chiến của S-400 diễn ra trong 5 phút.
Theo yêu cầu của Bộ Quốc phòng Nga, các thiết bị của hệ thống S-400 được kiểm tra chặt chẽ trong quá trình chuyển giao. Nội dung bắn thử nghiệm mục tiêu nằm trong kế hoạch đề ra của quân đội Nga.
S-400 đã được biên chế vào quân đội Nga từ năm 2007, các trung đoàn phòng không được bố trí tại Nga và tại căn cứ không quân Hmeymim ở Syria. Quân đội Nga hiện trang bị 16 trung đoàn S-400 hiện đại này.
Hệ thống phòng thủ tên lửa Nga, mệnh danh "rồng lửa" S-400, là món hàng hấp dẫn đối với nhiều nước. Cả Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ đều bất chấp cấm vận của Mỹ để có được loại vũ khí uy lực này.
Ngoài Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ cũng đối mặt với các đe dọa trừng phạt của Mỹ trong quá trình đàm phán mua S-400 với Moscow. Các hệ thống phòng thủ này dự kiến sẽ được bàn giao cho quân đội Ấn Độ vào năm sau.
S-400 được đánh giá là một hệ phòng thủ tên lửa tiên tiến, hoạt động hiệu quả trong phạm vi rộng từ 2 - 400km. Các ưu điểm chính của hệ thống này là khả năng theo dõi cùng lúc nhiều mục tiêu, kể cả các máy bay tàng hình; tính cơ động cao và thiết kế mô-đun lắp ghép, cho phép "rồng lửa" nhanh chóng thích nghi với những thách thức mới.
Theo nguoiduatin
Vũ khí Ukraine không có cửa cạnh tranh với Nga Nga tuyên bố, dù Ukraine có làm thế nào, nước này cũng không thể cạnh tranh được với Nga về chế tạo trang bị, vũ khí quân dụng. Mới đây đã có thông tin cho rằng, các nhà máy sản xuất vũ khí của Ukraine đang có dự dịnh nâng cấp các hệ thống pháo phản lực phóng loạt huyền thoại BM-21 Grad...