Hồng Dân: Tích cực công tác phòng chống hạn mặn trong sản xuất lúa mùa khô
Hiện nay, các tỉnh, thành vùng ĐBSCL đang triển khai nhiều giải pháp để phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, trong đó huyện Hồng Dân đang chủ động thực hiện nhiều biện pháp phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn đảm bảo sản xuất, sinh hoạt.
Theo báo cáo của Phòng NN&PTNN huyện Hồng Dân thì vụ lúa Đông Xuân năm 2019-2020 trên địa bàn huyện xuống giống được 8.993 ha, hiện đang trong giai đoạn đẻ nhánh và làm đòng; lúa trên đất tôm xuống giống 23.550ha, lúa giai đoạn trổ bông, chín và thu hoạch (hiện tại thu hoạch được 350ha, chủ yếu ở xã Ninh Thạnh Lợi A).
Cán bộ Phòng NN&PTNT huyện Hồng Dân cùng với Chủ tịch xã Ninh Thạnh Lợi A kiểm tra độ mặn tại tuyến kênh Phó Sinh – Cạnh Đền
Tính đến ngày 29/12, kết quả đo độ mặn trên địa bàn huyện Hồng Dân tại tuyến kênh như: Phó Sinh – Cạnh Đền (xã Ninh Thạnh Lợi A) dao động từ 2,1-2,5, khu vực Bến Luôn – Ba Đình – Cầu Đỏ (xã Vĩnh Lộc A) dao động từ 0,8-0,9. Theo đánh giá của Phòng NN&PTNT từ nay đến Tết Nguyên đán tình trạng hạn mặn xâm nhập cho trà lúa-tôm 23.500ha của vùng chuyển đổi theo 2 hướng từ biển Đông và biển Tây Nam. Trong khi đó khả năng xã bị ảnh hưởng xâm nhập mặn hướng từ Cà Mau – Kiên Giang hiện tại đã ảnh hưởng đến trà lúa tôm xã Ninh Thạnh Lợi A, nhưng dưới mức độ thấp khoảng 3.
Để chủ động trong việc phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, lãnh đạo huyện Hồng Dân đang chủ động thực hiện nhiều biện pháp phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn đảm bảo sản xuất, sinh hoạt cho người dân mùa khô 2019-2020. Cử cán bộ trực tiếp theo dõi tình hình diễn biến nước mặn ở các tuyến kênh, trên ruộng lúa (mô hình tôm lúa) khu vực vùng chuyển đổi, thông báo kịp thời cho các, xã thị trấn và bà con nông dân chủ động bảo vệ sản xuất lúa trên đất tôm.
Cống ngăn mặn trên địa bàn huyện Hồng Dân sẵn sàng đối phó với hạn mặn
Hiện, UBND huyện Hồng Dân đã có công văn chỉ đạo triển khai các giải pháp phòng, chống hạn, mặn, bảo vệ sản xuất; theo đó đề nghị ban ngành đoàn thể huyện tăng cường tuyên truyền về diễn biến tình hình xâm nhập mặn. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo dõi chặt chẽ tình hình xâm nhập mặn, tăng cường công tác kiểm tra nước mặn xâm nhập trên các tuyến kênh Phó Sinh – Cạnh Đền, Ba Đình – Vĩnh Lộc…kịp thời thông báo các ban, ngành, các xã và nhân dân biết để chủ động trong sản xuất và sinh hoạt; cập nhật số liệu về tình hình nước mặn xâm nhập, kịp thời báo cáo Sở NN&PTNT.
Video đang HOT
Ông Lê văn Đang, Chủ tịch UBND xã Ninh Thạnh Lợi A, huyện Hồng Dân cho biết: “Ngay từ đầu năm thực hiện theo kế hoạch của UBND huyện luôn vận động bà con xuống giống theo đúng lịch thời vụ của Sở Nông nghiệp, gieo sạ sớm hơn mọi năm. Bên cạnh đó UBND xã vận động bà con nông dân gia cố bờ bao, bơm trữ nước ngọt… luôn cử cán bộ theo dõi độ mặn của các tuyến kênh để có biện pháp kịp thời như đắp đập ngăn mặn các tuyến kênh bảo vệ lúa. Ngoài ra, UBND xã tuyên truyền, vận động nhân dân tiết kiệm nước; kiểm tra độ mặn trước khi bơm nước vào đồng ruộng để tránh thiệt hại; chủ động phối hợp với các ban, ngành cấp huyện thông báo về việc đắp các đập ngăn mặn để người dân chủ động trong sản xuất, sinh hoạt và nâng cao ý thức trong việc bảo quản các công trình ngăn mặn.
Cống âu thuyền Ninh Quới
Ông Nguyễn Trung Hiếu, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Hồng Dân cho biết: “Trước diễn biến cực đoan của thời tiết, biến đổi khí hậu, Phòng đã có báo cáo gửi các địa phương về việc xây dựng kế hoạch cụ thể để phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn, thiếu nước nhằm đảm bảo phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh. Đối với vùng có khả năng xâm nhập hạn mặn cao luôn cử cán bộ giám sát chặt chẽ. Phải luôn cập nhật chỉ số độ mặn tại các tuyến kênh, báo cáo hàng ngày.
Hiện nay trên toàn huyện Hồng Dân có gần 30 công trình cống ngăn mặn luôn có cán bộ túc trực 24/24. Để chủ động phòng, chống xâm nhập mặn, bảo đảm sản xuất hiệu quả cho nông dân, địa phương thường xuyên theo dõi chặt chẽ thông tin dự báo khí tượng, thủy văn; kiểm kê nguồn nước trong công trình thủy lợi, thực hiện tiết kiệm nước ngay từ đầu mùa khô, có kế hoạch phân phối nước hợp lý”.
Những cánh đồng lúa trĩu hạt nhờ chủ trương phòng chống hạn mặn tốt trên địa bàn huyện Hồng Dân
Cùng với đó, UBND huyện cũng yêu cầu các địa phương bố trí sản xuất phù hợp với khả năng nguồn nước, tránh gieo trồng ở những vùng không đảm bảo nguồn nước trong cả vụ sản xuất. Tăng cường tuyên truyền, thông tin về tình hình nguồn nước, hạn hán, xâm nhập mặn tới người dân, các cấp chính quyền để nâng cao nhận thức, sử dụng tiết kiệm nguồn nước, chủ động có giải pháp phù hợp.
Đặc biệt hiện nay trên địa bàn huyện Hồng Dân, Dự án cống âu thuyền Ninh Quới (thuộc xã Ninh Quới A) sắp hoàn thành sẽ giúp chủ đông điều tiết, kiểm soát mặn, giữ ngọt cho vùng trồng lúa, màu ổn định thuôc tỉnh Bạc Liêu, góp phần điều tiết nguồn nước phục vụ nuôi trồng thủy sản vùng chuyển đổi sản xuất phía Bắc Quốc lộ 1A tỉnh Bạc Liêu. Chủ động ứng phó biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Về lâu dài, tạo điều kiện chuyển nước ngọt phục vụ nuôi trồng thủy sản vùng Nam Quốc lộ 1A tỉnh Bạc Liêu với diện tích khoảng 30.000ha…
Theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ, tình hình thời tiết, thủy văn những tháng mùa khô 2019-2020 sẽ diễn biến phức tạp nên cả ngành nông nghiệp và nông dân cần cập nhật liên tục tình hình và những diễn biến bất thường, cực đoan của các hiện tượng thời tiết nhằm đảm bảo một vụ sản xuất thành công.
Thành Nhớ-Ánh Tuyết
Theo Congly
Chủ động phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn mùa khô
Ngày 25-10, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT) ban hành Chỉ thị số 8008/CT-BNN-TCTL về việc Tăng cường thực hiện các giải pháp thủy lợi phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh mùa khô năm 2019 - 2020.
Nạo vét kênh mương nội đồng tại xã Thới Sơn, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang.Ảnh: CÔNG MẠO
Theo cơ quan chức năng, khả năng đến cuối mùa mưa, các hồ chứa thủy lợi sẽ không tích được đầy nước, phổ biến thiếu hụt từ 10 đến 20% so với dung tích thiết kế. Các hồ chứa thủy điện cũng ở mức thấp hơn dung tích thiết kế phổ biến từ 20 đến 40%. Để bảo đảm nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh, Bộ NN và PTNT yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố xây dựng kế hoạch tổng thể phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn mùa khô; trong đó, cần xác định khả năng bị ảnh hưởng đến từng vùng, từng khu vực để có giải pháp cụ thể. Ngoài ra, các tỉnh thường xuyên kiểm kê nguồn nước trong công trình thủy lợi, thực hiện tiết kiệm nước ngay từ đầu mùa khô, có kế hoạch phân phối nước hợp lý từ đầu vụ sản xuất và điều chỉnh hợp lý khi nguồn nước bị thiếu hụt...
* Trung tâm Dự báo Khí tượng - Thủy văn quốc gia cho biết, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường, cho nên hôm nay 26-10, phía đông Bắc Bộ nhiều mây, đêm co mưa, co mưa rao rai rac; ngay có mưa vài nơi. Đêm va sang sơm trời lạnh. Gió đông bắc cấp 2, cấp 3. Độ ẩm từ 70 đến 99%. Các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông; riêng các tỉnh từ Nghệ An đến Quảng Bình có mưa vừa, mưa to, co nơi mưa rât to. Gió bắc đến tây bắc cấp 2, cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
Mực nước trên sông Cửu Long, sông Sài Gòn tiếp tục lên theo triều và có khả năng đạt mức cao nhất vào ngày 28 đến 30-10. Mực nước tại các trạm hạ lưu sông Cửu Long, sông Sài Gòn lên mức báo động 2 đến báo động 3 và hơn báo động 3 từ 0,1 đến 0,3 m. Nguy cơ ngập lụt sâu tại các vùng trũng thấp, vùng ven sông tại các tỉnh hạ nguồn sông Cửu Long và TP Hồ Chí Minh. Cảnh báo cấp độ rủi ro do ngập lụt: Cấp 3.
* Đoàn công tác UBND huyện Tri Tôn (tỉnh An Giang) vừa tiến hành khảo sát tại xã Lương Phi và thị trấn Ba Chúc để xây dựng hai hồ chứa nước. Theo đó, hai hồ chứa nước được xây dựng gần chùa Tà Dung (ấp Ô Tà Sóc, xã Lương Phi) và khóm An Bình (thị trấn Ba Chúc). Mỗi hồ có quy mô hơn 10 ha, dung tích khoảng 100 nghìn mét khối. Đây sẽ là hồ chứa nước thủy lợi vùng cao phục vụ sản xuất và chữa cháy rừng mùa khô.
* Tại Kiên Giang, để chủ động nguồn nước sinh hoạt và phòng, chống cháy rừng trong mùa khô, ngành nông nghiệp tỉnh chỉ đạo đơn vị liên quan phải quản lý, vận hành hệ thống cống trên địa bàn TP Rạch Giá và ven sông Cái Bé (huyện Châu Thành) hiệu quả, phù hợp để ngăn mặn, giữ ngọt; thi công đập cừ thép tại Kinh Nhánh (TP Rạch Giá) để giữ ngọt, ngăn mặn xâm nhập sâu vào kênh Rạch Giá - Long Xuyên; theo dõi và thường xuyên cập nhật nguồn nước, chất lượng nước tại các sông, kênh, rạch chủ động lấy nước cung cấp cho các trạm cấp nước nông thôn.
* Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh An Giang cho biết, ngày 23-10, tại bờ Bắc kênh Vĩnh Lộc thuộc tổ 10, ấp Phú Thạnh, xã Phú Hữu, huyện An Phú đã xảy ra sạt lở hai đoạn với tổng chiều dài 35 m ăn sâu vào bờ năm đến sáu mét, gây ảnh hưởng đến 12 hộ dân. Hiện cơ quan chức năng đã huy động lực lượng chặt hạ cây trong khu vực sạt lở để giảm tác động; treo đèn chiếu sáng, làm rào chắn tạm cảnh báo; đồng thời vận động các hộ dân trên di dời nhà về nơi ở an toàn.
* Tại tỉnh Lào Cai, tính đến hết tháng 9, toàn tỉnh đã trồng hơn 3.030 ha rừng, đạt 128% kế hoạch. Với mục tiêu vượt chỉ tiêu kế hoạch trồng rừng năm 2019 là 150 đến 170%, các cơ quan chức năng chỉ đạo chủ vườn ươm đẩy nhanh tiến độ xuống giống, nâng cao chất lượng cây trồng; ngành chuyên môn phối hợp chính quyền các địa phương xuống cơ sở nắm tình hình, tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng rừng.
* Tại Phú Yên, năm 2019, toàn tỉnh phấn đấu hoàn thành trồng mới 6.020 ha rừng các loại; trong đó diện tích trồng mới để khắc phục rừng đã bị cháy trước đó là hơn 1.000 ha. Các loại cây rừng được trồng chủ yếu là keo lai, dầu trái, sao đen. Hiện, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Phú Yên yêu cầu, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc, các doanh nghiệp trồng rừng chủ động nguồn giống có chất lượng, kỹ thuật, nhân công. Việc trồng rừng sẽ kết thúc sớm trong tháng 11.
* Tại Ninh Thuận, trong năm 2019, toàn tỉnh dự kiến trồng rừng tập trung với diện tích hơn 670 ha. Nhờ chuẩn bị tốt cho công tác trồng rừng, các đơn vị chủ rừng cơ bản đã hoàn tất hiện trường, xử lý thực bì, đào hố và tiến hành cấp phát giống cây cho các địa phương. Đến nay tỉnh Ninh Thuận đã trồng được khoảng 300 ha rừng phòng hộ và rừng thay thế. Diện tích còn lại sẽ được các đơn vị chủ rừng nỗ lực hoàn thành từ nay đến cuối năm.
PV VÀ CTV
Theo NDĐT
Đồng bằng sông Cửu Long: Đối diện hạn hán Theo nhận định của các chuyên gia khí tượng thuỷ văn, mùa khô 2019-2020, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBCSL) đứng trước nguy cơ hạn hán, thiếu nước và xâm nhập mặn; thậm chí xâm nhập mặn có thể diễn ra rất sớm từ những tháng đầu năm 2020. Tại thời điểm này, nhiều nơi ở đồng bằng sông Cửu Long...