Hồng chín gọi thu
Mùa thu đến với sắc cốm xanh, tiết trời se lạnh, với sự háo hức của đám trẻ trong đêm rằm phá cỗ. Mùa thu còn đến mang theo những trái hồng chín mọng cùng vị ngọt thanh cao thần thánh, như một bậc vương giả trong vương quốc trái cây bốn mùa.
Không giống với bất kỳ trái cây nào khác, vị ngọt của hồng rất kỳ lạ: không ngọt đậm đà nhưng cũng không phải chỉ thoảng qua. Đó là vị ngọt thần thánh, không để lại nhiều dư vị nhưng lại khiến người ta ngây ngất. Hồng không nhiều nước nhưng có thể làm tan biến cảm giác khát nước ngay từ miếng cắn đầu tiên. Nhiều người ví von rằng giữa cái nắng như trêu đùa của mùa thu, đang đi đường, khát nước đến mức gặp ảo giác, chỉ cần tách một quả hồng chín rục, cắn ngập đến tận chân răng thì cứ sướng như là vừa được uống nước Cam lồ của đức Quán Thế Âm.
Ảnh: chudu24.com
Video đang HOT
Hồng có hai loại: hồng ngọt và hồng chát (hồng ngâm). Hồng ngọt phải để chín rục, đỏ au ăn mới ngon, đó cũng là lúc quả hồng thịt mềm, ngọt và đẹp nhất. Trong khi đó, hồng ngâm thịt giòn nhưng chát. Trước khi ăn bao giờ cũng phải ngâm nước cho bớt vị chát. Hồng không chỉ là trái ngọt mùa thu, rất tốt cho sức khỏe mà nó còn là loại quả xuất hiện thường xuyên trong mâm cỗ đêm rằm hay bàn thờ cúng gia tiên những ngày Tết. Trái hồng khi chín rục đỏ rực, trong suốt, đẹp đến thích mắt.
Ảnh: naungon.com
Quả không sai khi nói hồng là bậc vương giả, tách đôi trái hồng, mở ra là phần thịt sắc ánh đỏ dễ khiến người ta liên tưởng đến vẻ lung linh rạng ngời của những viên rubi khổng lồ trong câu chuyện cổ tích đêm rằm. Hương sắc của hồng còn có thể ví như một người thiếu nữ đẹp, thanh cao, đắm say lòng người.
Hồng chín ăn cùng cốm Vòng, ảnh: khoahoc.com.vn
Mứt hồng cũng rất ngon, vừa dai, vừa mềm lại dịu ngọt. Đó không chỉ là món ăn thỏa nỗi nhớ khi trái mùa mà còn dùng là quà biếu rất lịch sự. Ngoài ra, mùa nào thức ấy, hồng trái vụ cũng nhiều nhưng ngon nhất vẫn là hồng chín khi thu sang bởi lẽ mùa thu cũng là mùa của cốm – bạn tâm giao của hồng. Cốm Vòng ăn với hồng chín mới thật là đúng vị. Thịt hồng đỏ rực, căng mọng được thấm đẫm trong những hạt cốm dẻo bùi, thơm mùi lúa non chính là món ăn quen thuộc của người Hà Nội. Đặc biệt, trong những đám cưới hỏi truyền thống, sau câu truyện tương lai đôi lứa, hai họ cùng mời nhau mâm lễ hỏi với cốm, với hồng. Màu đỏ của những trái hồng chín mọng hòa cùng màu xanh dịu nhẹ của cốm cũng chính là lời chúc phúc mà hai họ dành cho con cháu mình trong ngày xây tổ ấm. Ý nghĩa đó mới tuyệt vời làm sao, nó khiến món quà thêm trang trọng, chứa đựng giá trị nhân văn sâu sắc.
Hồng khô, ảnh: opera.com
Thu vừa đến, hồng chưa chín rộ đến mức bước chân ra đường đã thấy đỏ phố song thấp thoáng đâu đó trong những sạp hoa quả cũng thấp thoáng những trái hồng chín mọng. Chưa bao giờ mong thời gian trôi nhanh như lúc này, thèm quá hương vị thanh tao của hồng, thèm quá cảm giác háo hức phá cỗ trong đêm rằm tháng tám..
Theo PNO
Chè bà cốt món ngon cho ngày lạnh
Chè bà cốt là món ăn dân gian, truyền thống được nhiều người ưa thích. Trong những ngày trời se lạnh, ăn chè bà cốt kèm với xôi vò, xôi đậu xanh nóng thì thật tuyệt.
Chè từ lâu đã trở thành một nét độc đáo trong văn hóa ẩm thực của người Việt. Mùa nào cũng có chè, các món chè mỗi mùa đều phong phú, đa dạng và có nét đặc trưng riêng. Cái tên "chè bà cốt" bắt nguồn từ đâu không ai biết rõ, nhưng từ xa xưa chè bà cốt đã trở thành món ăn quen thuộc với nhiều người trong những ngày đầu đông.
Nguyên liệu chế biến món chè bà cốt rất đơn giản, dễ kiếm, chỉ gồm: gạo nếp, đường hoa mai (đường có màu nâu cánh gián) hoặc mật phên như hình viên gạch (ngày nay ít được dùng) và không thể thiếu là gừng.
Chè bà cốt là món ăn dân gian, truyền thống được nhiều người ưa thích. Trong những ngày trời se lạnh, ăn chè bà cốt kèm với xôi vò, xôi đậu xanh nóng thì thật tuyệt.
Gạo nếp chọn loại nếp thơm, dẻo đem ngâm với nước chừng 1-2 giờ cho gạo nở, sau đó vớt ra để ráo nước. Tiếp đó cho gạo vào nồi nấu như nấu cháo. Trong quá trình nấu để lửa liu riu để gạo chín từ từ, hạt gạo không bị nứt.
Gừng chọn những nhánh già thì chè mới thơm lừng, và có vị tê rân. Gừng cạo sạch vỏ, giã nhỏ, vắt lấy nước. Hòa đường cùng một bát nước lọc, đun sôi lên, sau đó lọc bỏ cặn, sạn rồi đổ vào nấu cùng khi thấy gạo vừa nở. Có thể cho trực tiếp đường vào nồi gạo và khuấy đều để đường tan. Khi thấy chè sánh, gạo ngấm đường thì đổ nước gừng vào, quấy nhẹ tay.
Múc chè ra bát, ăn nguội hoặc nóng đều được. Nhưng những ngày trời se lạnh ăn chè bà cốt nguội với một chút xôi vò, xôi đậu xanh thì thật thú vị. Dùng thìa xắn từng miếng xôi nhỏ rồi nhúng vào bát chè, đưa lên miệng và cảm nhận hương vị riêng của nó. Chè vừa thơm, ngon ngọt vị chè, dẻo hạt xôi, ăn có cảm giác beo béo nhưng không ngậy. Có thể rắc một chút dừa nạo lên trên để trang trí.
Chè bà cốt có vị ngọt nhẹ, thoảng chút cay cay, tê tê của gừng tươi, mang đến cảm giác ấm áp trong những ngày mùa đông giá lạnh.
Theo baomoi
10 lời khuyên để có làn da đẹp ngày đông Teengirl sẽ không còn sợ bị khô da khi trời se lạnh nữa rồi. 1. Bắt đầu một ngày mới bằng một ly nước nóng với chanh để giúp loại bỏ độc tố khỏi cơ thể bạn. 2. Nuôi dưỡng làn da của bạn từ bên trong. Ăn ngủ điều độ, bổ sung khoáng chất và vitamin thích hợp, tập thể dục thường...