Hỏng cả đời vì coi thường ‘mấy viên sỏi nhỏ’ ở thận
Sỏi nhỏ trong thận có thể di chuyển xuống niệu quản gây cơn đau quặn thận, gây tắc nghẽn niệu quản dẫn đến ứ nước, ứ mủ thận, suy chức năng thận có sỏi, giãn đài bể thận, ứ nước, ứ mủ thận, suy thận…
Ảnh minh họa: Internet
Theo các chuyên gia của Bệnh viện Việt Đức, sỏi tiết niệu chiếm 45 – 50% các bệnh tiết niệu ở Việt Nam. Tỷ lệ nam (60%) cao hơn nữ (40%), lứa tuổi thường gặp từ 30-60 tuổi là 75 – 80%.
“Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh sỏi tiết niệu niệu sẽ có những biến chứng khó lường như: Nhiễm khuẩn tiết niệu; Viêm đài bể thận, viêm thận kẽ, viêm hẹp cổ đài thận; Giãn đài bể thận, ứ nước, ứ mủ thận, áp xe thận; Suy thận do sỏi thận 2 bên gây tắc nghẽn…”- PGS.TS Đỗ Trường Thành – Trưởng khoa Phẫu thuật Tiết niệu, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết
Những người nào có nguy cơ mắc sỏi thận?
Người có thói quen nhịn tiểu (nín tiểu), uống ít nước hoặc bị mất nước nhiều qua đường mồ hôi. Bình thường lượng nước tiểu 24 giờ ở người lớn khoảng trên 1,5 lít. Khi khối lượng 24 giờ giảm 1/2 thì nguy cơ bị sỏi thận sẽ tăng lên gấp đôi.
Người có chế độ ăn nhiều thịt, nhiều muối, uống nhiều sữa, sử dụng nhiều vitamin C, D, phơi nắng nhiều, người thừa cân béo phì, nghiện rượu, sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao.
Người có thói quen nhịn tiểu (nín tiểu), uống ít nước hoặc bị mất nước nhiều qua đường mồ hôi có nguy cơ cao mắc sỏi thận. Ảnh minh họa: Internet
Những bệnh nhân phải nằm bất động lâu ngày như chấn thương cột sống, gãy xương, bại liệt, đa chấn thương, người có bệnh cường tuyến cận giáp, các bệnh khác gây bế tắc đường tiểu như u tuyến tiền liệt, hẹp niệu đạo do chấn thương hay bẩm sinh. Người có tiền sử gia đình có người bị sỏi thận, sỏi tiết niệu (bệnh có yếu tố di truyền) sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Nguy cơ mắc bệnh liên quan đến yếu tố nghề nghiệp
Người lao động làm việc trong môi trường lao động nóng có nguy cơ cao mắc bệnh sỏi thận. Nguyên nhân do ra nhiều mồ hôi làm giảm lượng nước tiểu bài tiết qua thận.
Người lao động làm việc tiếp xúc với cadmium (công nhân chế biến kim loại, sản xuất sơn, pin ắc quy,…) và một số chất độc hại khác cũng có nguy cơ cao mắc bệnh sỏi thận.
Các triệu chứng lâm sàng thường gặp của bệnh sỏi thận
- Đau âm ỉ thắt lưng khi sỏi đài thận hoặc sỏi san hô chưa gây tắc nghẽn. Đôi khi bệnh nhân. không có triệu chứng được phát hiện sỏi thận khi khám sức khỏe định kỳ hay do tăng huyết áp.
Video đang HOT
Dưa hấu là loại trái cây thanh nhiệt, lợi tiểu rất hiệu quả phù hợp với người bị viêm túi mật, sỏi mật. Ảnh minh họa: Internet
- Cơn đau quặn thận điển hình khi sỏi gây tắc nghẽn bể thận niệu quản. Cơn đau lan xuống hố chậu, bìu kèm theo nôn và bụng chướng.
- Đái ra máu do sỏi di chuyển khi vận động hay do nhiễm khuẩn gây tổn thương niêm mạc đài bể thận chảy máu.
- Khi có nhiễm khuẩn tiết niệu: Bệnh nhân sốt cao 38o – 39oC, thận to đau, đi tiểu đục và đôi khi gặp tình trạng sốc nhiễm trùng vã mồ hôi, nổi vân tím toàn thân và tụt huyết áp.
- Thăm khám lâm sàng thấy thận to đau khi sỏi thận gây tắc nghẽn ứ nước thận.
Theo TS.BS. Đỗ Gia Tuyển – Đại học Y Hà Nội: “Với bất kỳ loại sỏi nào cũng cần uống nhiều nước, đảm bảo lượng nước tiểu lớn hơn 2,5 lít mỗi ngày, tốt nhất uống nước để làm sao khi đi tiểu, nước tiểu trong là được”. Ảnh minh họa: Internet
- Một số trường hợp bệnh nhân đến muộn khám thấy vùng thắt lưng bên có sỏi thận sưng nề tấy đỏ do sỏi tắc nghẽn gây ứ mủ thận, viêm tấy quanh thận hoặc thấy rò mủ thắt lưng do áp xe quanh thận đã vỡ sau phúc mạc và ra da.
Theo TS.BS. Đỗ Gia Tuyển – Đại học Y Hà Nội: “Với bất kỳ loại sỏi nào cũng cần uống nhiều nước, đảm bảo lượng nước tiểu lớn hơn 2,5 lít mỗi ngày, tốt nhất uống nước để làm sao khi đi tiểu, nước tiểu trong là được”.
Nếu bệnh nhân có thói quen nhâm nhi trà đặc thì nên chuyển qua “hệ trà đá ly cối”, dùng nhiều canh trong bữa ăn.
Nước chanh, dầu ôliu và giấm táo: Khi có những biểu hiện đầu tiên của cơn đau do bệnh sỏi thận gây ra, bạn pha 2 muỗng canh dầu ôliu với 2 muỗng canh nước chanh rồi uống.
Tiếp theo là uống thêm 1 ly nước lọc tinh khiết. Khoảng 30 phút sau, bạn pha thêm nước cốt của trái chanh với 1 ly nước lọc tinh khiết, thêm 1 muỗng canh giấm táo vào rồi uống.
Hãy lập lại động tác này sau mỗi giờ cho đến khi triệu chứng đau do sỏi thận gây ra không còn nữa.
Theo Tiền phong
Bé trai 9 tuổi có sỏi đầy 2 thận, bác sĩ cảnh báo: Cha mẹ mà làm thế này thì dễ khiến con bị sỏi thận
Do Tiểu Đào còn quá nhỏ, không có biện pháp nào để can thiệp để lấy sỏi ra khỏi cơ thể, bác sĩ kiến nghị gia đình cho trẻ uống nhiều nước, để cơ thể tự bài tiết sỏi ra ngoài.
Tháng 6/2019, tại khoa Nhi của một bệnh viện Đại học Y khoa Cáp Nhĩ Tân đã tiếp nhận bé trai Tiểu Đào, 9 tháng tuổi, với 2 bên thận chứa đầy sỏi. Sau khi hỏi, bác sĩ được biết, ngay từ khi mới sinh Tiểu Đào đã mắc chứng loạn sản thanh quản bẩm sinh, với hơi thở khò khè và luôn có đờm trong họng.
Một phần nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do bé bị thiếu canxi. Bác sĩ đã kê đơn bổ sung canxi cho Tiểu Đào, uống 1 ngày 1 lần. Nhưng vì mẹ bé sốt ruột, muốn con nhanh được bổ sung đủ canxi nên đã tăng liều lượng lên gấp đôi mà không hề nghĩ rằng làm vậy sẽ gây hại cho con.
Do Tiểu Đào còn quá nhỏ, không có biện pháp nào để can thiệp để lấy sỏi ra khỏi cơ thể, bác sĩ kiến nghị gia đình cho trẻ uống nhiều nước, để cơ thể tự bài tiết sỏi ra ngoài, trước mắt chỉ yêu cầu mỗi ngày bổ sung vitamin D đúng giờ. Tuy nhiên, nếu sỏi không được thải ra trong thời gian dài, thận có thể bị tổn thương, gây nhiễm trùng đường tiết niệu và các vấn đề khác. Nếu sỏi bị chặn trong niệu quản thì có thể cần phải tiến hành phẫu thuật.
Bác sĩ Thiệu Khánh Lượng, một bác sĩ nhi khoa tại Bệnh viện của Đại học Y Cáp Nhĩ Tân, cho biết rằng, thủ phạm dẫn đến đứa trẻ bị sỏi thận chính là việc người mẹ đã bổ sung canxi cho con một cách mù quáng. Khi được bổ sung quá nhiều, canxi dư thừa trong cơ thể không được sử dụng hết, cũng không được bài tiết qua nước tiểu nên đọng lại trong thận gây sỏi thận và thậm chí làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt và bệnh tim mạch. Những tình trạng này rất nghiêm trọng.
Bác sĩ Lượng nhắc nhở các bậc cha mẹ không nên cho trẻ bổ sung nhiều canxi, miễn là trẻ ăn cân bằng uống đủ sữa bổ sung vitamin D (để thúc đẩy sự hấp thụ canxi), thì nói chung là không thiếu canxi.
Nguyên nhân gây sỏi thận ở trẻ nhỏ
Nguyên nhân chính là do chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt không hợp lý, ví dụ như bổ sung quá nhiều canxi dẫn đến thừa canxi. Bên cạnh đó, còn có một số nguyên nhân khác như:
- Nhiễm trùng thận
- Bệnh lý tắc nghẽn đường tiết niệu
- Các vấn đề di truyền.
Các triệu chứng của sỏi thận ở trẻ nhỏ
Trong giai đoạn ban đầu bị sỏi thận, trẻ thường có triệu chứng đau bụng. Tuy nhiên, trẻ cũng có thể bị đau lưng do nhiều nguyên nhân không phải sỏi thận, nên cha mẹ cần để ý thêm các triệu chứng khác để xác định xem có phải trẻ đang bị sỏi thận hay không. Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp:
- Cẩn thận nếu trẻ nói mình bị đau lưng
- Hỏi xem trẻ có bị đau dữ dội và khoảng cách giữa những cơn đau có đều nhau hay không
- Sốt, nôn mửa và buồn nôn
- Đau ở vùng háng khi đi tiểu hay tiểu ra máu.
Có thể trẻ sẽ gặp khó khăn trong việc mô tả những vấn đề của mình mà chỉ nói đến những cơn đau bụng. Nếu trẻ quá nhỏ, sỏi sẽ được phát hiện khi kiểm tra nhiễm trùng đường tiết niệu và chụp X-quang.
Điều trị sỏi thận ở trẻ nhỏ
Khi đã được chẩn đoán là bị sỏi thận, bác sĩ sẽ điều trị cho trẻ bằng cách cho bé uống nhiều nước. Ngoài ra, còn có một số phương pháp điều trị khác như:
- Nếu trẻ không thể uống nhiều nước do buồn nôn, chất lỏng sẽ được cung cấp qua đường tĩnh mạch
- Cho trẻ dùng thuốc giảm đau
- Bác sĩ có thể thực hiện phương pháp tán sỏi hoặc phẫu thuật khi sỏi quá lớn
Biện pháp phòng ngừa sỏi thận ở trẻ
Để phòng tránh sỏi thận ở trẻ, cha mẹ nên áp dụng một số biện pháp sau:
- Hạn chế cho trẻ uống nước ngọt có gas
- Khuyến khích trẻ uống nhiều nước
- Không nêm muối quá nhiều trong món ăn của trẻ.
- Khi trẻ than bị đau bụng dữ dội, bạn hãy đưa bé đến bệnh viện khám để sớm tìm ra nguyên nhân và có phương án điều trị phù hợp.
Theo Helino
5 lí do khiến sỏi thận dễ tái phát Theo thống kê, có hơn 60% bệnh nhân sỏi thận bị tái phát sau khi đã điều trị, khiến bệnh có thể trở nên trầm trọng và khó điều trị hơn. Không uống đủ nước Uống nhiều nước là cách đơn giản nhất tống viên sỏi ra khỏi cơ thể. Ngoài ra khi thận đã hết sỏi, vẫn phải duy trì chế độ...