Honda Việt Nam thông tin về hiện tượng cứng chân phanh trên xe CR-V 2019
Honda Việt Nam chính thức thông tin về hiện tượng xe Honda CR-V 2019 bị cứng chân phanh khi đang chạy với chế độ kiểm soát hành trình
Honda CR-V2019
Liên quan đến hiện tượng xe Honda CR-V 2019 bị cứng chân phanh khi đang chạy với chế độ kiểm soát hành trình (Cruise Control) được phản ánh gần đây, sau khi kiểm tra thực trạng vấn đề, Honda Việt Nam (HVN) đã đưa ra thông tin chính thức về sự việc.
Theo đó tính đến ngày 11/6/2019, Honda Việt Nam đã nhận 6 thông tin phản ánh của khách hàng liên quan đến hiện tượng trên. Hãng cho biết đã liên hệ với tất cả 6 khách hàng và đã thực hiện phương án xử lý với các xe nêu trên. Cho đến thời điểm hiện tại, không có báo cáo nào về tai nạn xảy ra liên quan đến hiện tượng này.
Đối với kết quả kiểm tra của 6 xe được phản ánh, Honda Việt Nam cho biết, bộ phận cảm biến vấn đề bất thường đối với hệ thống trợ lực phanh đã hoạt động do có sự thay đổi chu trình của bàn đạp phanh phát sinh khi khách hàng đặt nhẹ chân lên bàn đạp liên tục lúc đang lái xe.
Khi cảm biến vấn đề bất thường với hệ thống trợ lực phanh hoạt động, hệ thống trợ lực phanh sẽ chuyển đổi sang một hệ thống thay thế nhằm đảm bảo an toàn. Trong trường hợp đó, khách hàng sẽ có cảm giác không thoải mái khi đạp phanh. Tuy nhiên hệ thống phanh vẫn vẫn hoạt động và đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật theo tiêu chuẩn của luật Việt Nam.
Honda Việt Nam khẳng định hiện tượng xảy ra trên 6 trường hợp này không phải lỗi chất lượng.
Trong khi đó, đối với khách hàng là chủ sở hữu của 6 xe trên, phía hãng đã tiến hành cài đặt lại phần mềm ECU cho 6 xe CR-V ở trên để tránh tái diễn cảm giác không thoải mái khi đạp phanh và toàn bộ 6 khách hàng đã hoàn toàn đồng ý với kết luận cũng như phương án giải quyết từ phía hãng đưa ra.
Từ 6 trường hợp nêu trên, Honda Việt Nam khuyến cáo khách hàng không nên đặt nhẹ chân lên bàn đạp phanh liên tục trong quá trình lái xe.
Video đang HOT
Nếu gặp hiện tượng trên, để tránh cảm giác không thoải mái khi đạp phanh, khách hàng có thể mang xe đến đại lý Ô tô Honda gần nhất để được cài đặt lại phần mềm ECU.
Để được hướng dẫn chi tiết, khách hàng có thể liên hệ với đại lý Ô tô Honda hoặc gọi đến phòng Quan hệ khách hàng (Công ty Honda Việt Nam) theo số điện thoại miễn phí 1800 – 8001 (giờ làm việc từ 7:30 đến 18:00 trừ ngày lễ) hoặc gửi thông tin đến địa chỉ email: cr@honda.com.vn.
Trước đó một khách hàng là anh Đăng Tùng cho biết, ngày 1/6 lái chiếc CR-V 2019 trên QL1 gần Đông Hà (Quảng Trị) và đặt xe ở chế độ Cruise Control ở tốc độ 90 km/h thì xe phát ra âm thanh “cạch” ở dưới gầm. Các tiếng bíp báo lỗi và đồng hồ hiển thị biểu tượng lỗi của một loạt chức năng phanh trợ lực lái, hỗ trợ giữ phanh điện tử, cân bằng điện tử, đèn phanh.
Đăng Tùng đạp phanh ngay nhưng phanh cứng, không di chuyển. Tùng sử dụng lẫy chuyển số sau vô-lăng để giảm tốc rồi cho xe tấp vào lề. Lúc xe dừng hẳn, anh giữ phanh tay điện tử và chuyển được cần số về P (Thông thường, để về P, xe yêu cầu tài xế phải đạp phanh chân). Khi khởi động xe, anh Tùng nhận thấy các biểu tượng báo lỗi đều mất, phanh cũng hoạt động trở lại bình thường.
Theo Giaothong
Những điều cần lưu ý để không bị hớ khi mua xe ô tô cũ
Tổng hợp một số kinh nghiệm mua xe ô tô cũ bạn cần biết để tránh mua những chiếc xe cũ kém chất lượng đang chào bán tràn lan trên thị trường.xe
Trước khi quyết định mua xe ô tô cũ, khách hàng cần kiểm tra giấy tờ xe, đây là vấn đề quan trọng số 1 đối với một chiếc xe ôtô đã qua sử dụng, như giấy đăng ký, sổ đăng kiểm đầy đủ, sổ bảo hiểm (nếu có),... Nó không chỉ cho biết những người chủ sở hữu trước đó, mà còn liên quan đến hàng loạt các vấn đề trong quá trình hợp thức hóa để chiếc xe về với chủ nhân mới và còn là điều kiện để lưu hành xe về sau.
Khách hàng cần kiểm tra nguồn gốc của xe Thông thường, người mua xe đã qua sử dụng sẽ phải bỏ thêm những khoản chi phí (thuế trước bạ, tính theo giá trị xe cũ do cơ quan thuế quy định) để chuyển quyền sở hữu hợp pháp, và số tiền có thể sẽ chênh lệch rất nhiều nếu giấy đăng ký xe ở các địa phương khác nhau.
Kiểm tra số km đã đi trên đồng hồ tránh tình trạng bị tua công tơ mét
Khi dựa vào số km đã chạy, bạn có thể xác định được giá trị của chiếc xe và suy nghĩ liệu nó đáng để bỏ tiền ra hay không. Theo các chuyên gia, đối với thương hiệu châu Âu như BMW, Mercedes, nên chọn những chiếc đã sử dụng không quá 7 năm, với ôtô Nhật và Hàn, không nên chọn xe đã đi quá 18.000 km vì đây là mốc bắt đầu xuất hiện những hư hỏng.
Kiểm tra lốc máy
Mua bán xe cũ cần kiểm tra tình trạng rò rỉ nhớt ở bên dưới lốc máy. Nếu chúng bị rò rỉ rất có thể nguyên nhân do máy đã bị mòn gioăng, nhưng cũng có nhiều trường hợp người bán đã lường trước sự việc nên đã thay cho xe bằng loại nhớt đặc, hạn chế việc hở bạc cũng như không xảy ra tình trạng khói đen.
Người mua nên trao đổi rõ ràng với người bán, để kiểm tra xe tốt nhất vẫn nên chọn loại nhớt phù hợp, đúng theo yêu cầu mà nhà sản xuất đề ra.
Kiểm tra kính chắn gió
Muốn đánh giá xe cũ chất lượng hay không cần kiểm tra tất cả các cửa sổ, kính chắn gió cả trước và sau xe, thông qua đó xác định xem chiếc xe trong quá khứ có từng bị va chạm hay không. Dù chỉ là những vết trầy xước, vết mài, nứt nhỏ hay có bộ phận nào đó bị lỏng lẻo người mua cũng nên cẩn trọng, bởi đây có thể là yếu tố chứng minh rằng chiếc xe này đã bị va chạm hoặc bị hư hỏng mà không được chủ nhân của nó sửa chữa, đi bảo trì bảo dưỡng.
Kiểm tra độ chắc chắn của cánh cửa
Những chiếc ô tô đã qua sử dụng thường hay bị hở, vênh tại các mép cửa mỗi khi đóng vào, đó là do va chạm hay một vài lỗi trục trặc mà chủ nhân trước đó không khắc phục. Tùy vào mức độ nặng nhẹ ra sao mà bạn quyết định nên hay không nên lựa chọn nó.
Kiểm tra phanh xe
Bộ phận phanh đóng vai trò vô cùng quan trọng - khi đi mua xe ôtô cũ bạn nên kiểm tra một cách cẩn trọng. Đầu tiên hãy dẫm chân lên bàn đạp thắng, nếu cảm giác của bạn không thấy chắc hay thấy rung xe, rung tay lái, phanh phát ra tiếng ken két, rít rịt, âm thanh của kim loại chà vào nhau thì rất có thể là do phanh bị thiếu dầu, dung dịch chất lỏng bị rò rỉ...
Đôi khi cũng có một số chiếc xe có đĩa phanh đã quá mòn, không được bảo trì cẩn trọng, khi tậu về có thể trong tương lai sẽ gặp nhiều rắc rối, hoặc nếu có sửa chữa cũng không chắc sẽ hoạt động ổn định.
Kiểm tra chân máy
Chi phí thay thế chân máy sẽ rất tốn kém nếu bộ phận này bị gãy. Có tổng cộng 4 chân máy làm bằng cao su. Để kiểm tra bộ phận này, cần mở nắp ca-pô, về số 1 rồi nhấp chân ga. Nếu máy giật mạnh ngược về phía sau hoặc ngược lên trên thì đây chính là lúc cần thay thế. Chân cao su cũng khá dễ nhìn bằng mắt thường. Hầu hết ô tô cũ gặp phải trường hợp này.
Kiểm tra bảng điều khiển
Bảng đồng hồ điều khiển trên xe cũ được coi là tốt khi ấn nút hay màn hình cảm ứng phải cung cấp các thông tin về tình trạng xe cũng như cuộc hành trình một cách chính xác, đầy đủ. Thử nghiệm trên tất cả các nút bấm dù nhỏ nhất, cần đảm bảo mọi thứ vẫn còn hoạt động trơ tru, có như vậy bạn mới không gặp phải phiền phức.
Lái thử trước khi quyết định mua xe
Muốn đánh giá xe cũ vô lăng hoạt động tốt hay không thì giải pháp đơn giản nhất là lái xe thử. Một chiếc xe mà bạn nhắm tới phải thử ít nhất 2 đến 3 lần; đầu tiên hãy thử nghiệm trên đoạn đường yên tĩnh để xem tiếng máy chạy có êm không, sau đó mở rộng phạm vi thử nghiệm.Thời gian tốt nhất để lái thử xe là trên nửa tiếng, áp dụng trên nhiều đoạn đường khác nhau bạn sẽ có được sự đánh giá tốt nhất về góc độ xử lý tình huống của chiếc xe.
Trên đó là những kinh nghiệm khi mua xe trả góp, hi vọng sẽ giúp ích cho quý độc giả!
Theo khampha
Honda Brio 'tân binh' phân khúc hạng A chính thức ra mắt tại Việt Nam, giá bán từ 418 triệu đồng Sáng ngày 18/6, Honda Việt Nam chính thức giới thiệu mẫu xe hạng A Brio đến với thị trường Việt Nam và nằm trong danh sách cạnh tranh với các đối thủ như: Kia Morning, Hyundai i10 và Vinfast Fadil. Honda Việt Nam (HVN) đã chính thức giới thiệu Brio hoàn toàn mới tại thị trường Việt Nam với tổng cộng 3 phiên...