Honda Việt Nam phải giải trình về xe máy cháy
Theo yêu cầu của Cục Quản lý cạnh tranh – Bộ Công Thương, Honda Việt Nam vừa giải trình về các vụ cháy, nổ xe Honda xảy ra trong thời gian gần đây.
Ngày 28/12, Cục Quản lý cạnh tranh cho biết, trong số các vụ nổ xe máy trong tháng 12 vừa qua, có sự góp mặt của nhiều sản phẩm của Công ty Honda Việt Nam, gây tổn thất về tài sản và con người. Với tư cách là cơ quan giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Cục Quản lý cạnh tranh đã yêu cầu Công ty Honda Việt Nam báo cáo về một số nội dung có liên quan đến các vụ cháy, nổ trên thực tế.
Vào ngày 26/12 vừa qua, Tổng Giám đốc Công ty Honda Việt Nam đã gửi văn bản trả lời về những vẫn đề Cục yêu cầu, cụ thể như sau:
- Đối với chiếc xe Dream bị nổ tại Bắc Ninh, đến nay Công ty Honda vẫn chưa được phép tiếp cận và chưa nhận được thông tin chính thức từ Công an. Tuy nhiên, Honda đã tiến hành các thử nghiệm và đi đến kết luận không có khả năng vụ nổ được gây ra bởi ắc quy và bình xăng.
Liên tiếp các vụ cháy xe máy xảy ra, trong đó có nhiều xe thương hiệu Honda.
Theo giải trình của Công ty Honda Việt Nam, đối với ắc quy, trong điều kiện hoạt động bình thường, khí hydro (yếu tố cần thiết để gây nổ) được tạo ra rất nhỏ, không thể gây nổ. Ngay cra khi Honda cố tình tạo khí hydro với lượng lớn hơn và đồng thời đánh lửa từ bugi thì hiện tượng nổ cũng như âm thanh phát ra rất nhỏ, không đủ mạnh để phá hủy các chi tiết bên cạnh.
Đối với bình xăng, những điều kiện cần thiết để gây nổ (như tỷ lệ hỗn hợp khí có thể gây cháy, bình xăng đóng kín hoàn toàn và có tia lửa điện) không thể xảy ra đồng thời cùng một lúc trên thực tế cũng như theo lý thuyết, do đó không thể xảy ra hiện tượng nổ bình xăng.
Liên quan đến vụ cháy xe Air Blade cháy ngày 9/12/2011, Honda đã tiến hành kiểm tra xe bị cháy và kết luận nguyên nhân cháy từ bên ngoài chứ không phải do chất lượng sản phẩm.
Video đang HOT
Công ty Honda khẳng định đến thời điểm này Honda không phát hiện bất kỳ lỗi kỹ thuật nào của sản phẩm có thể gây cháy.
- Về quy trình kiểm tra chất lượng xe, Honda cho biết họ đã tiến hành nhiều thử nghiệm về chất lượng trong quá trình phát triển, sản xuất và phân phối sản phẩm dựa trên quy định và pháp luật Việt Nam và theo tiêu chuẩn đảo đảm chất lượng của Honda, bao gồm: kiểm tra xác định chất lượng và độ an toàn của sản phẩm trong giai đoạn nghiên cứu và phát triển, kiểm tra chất lượng đầu vào của phụ tùng được giao từ các nhà cung cấp, một số kiểm định trong quá trình sản xuất, kiểm tra cuối cùng trước khi xuất xưởng, kiểm tra trước khi giao xe cho khách hàng do các Cửa hàng ủy nhiệm tiến hành.
Lãnh đạo liên doanh Nhật cũng khẳng định, trong trường hợp người tiêu dùng yêu cầu kiểm tra xe, Honda sẵn sàng tiến hành kiểm tra qua hệ thống các Cửa hàng ủy nhiệm. Honda Việt Nam cũng cam kết sẵn sàng hợp tác và cung câp đầy đủ thông tin cho cơ quan chức năng trong trường hợp được yêu cầu cũng như khuyến cáo người tiêu dùng làm theo sách hướng dẫn sử dụng và bảo dưỡng xe để đảm bảo quyền lợi của mình.
Theo vnmedia
Nguy cơ khi quên đóng nắp bình xăng
Quên đóng nắp bình xăng không những làm tăng nguy cơ cháy nổ xe mà còn là nguyên nhân gây ra một số bệnh về đường hô hấp.
Xe chạy, xăng trong bình cạn dần, chuyện đổ thêm xăng là điều đương nhiên. Nhưng thao tác đơn giản, quen thuộc thế nên ít được người sử dụng chú ý. Thậm chí chạy xe mà quên không đóng nắp bình.
Độc giả Ntt_rab comment trên VnExpress ngày 7/12: "Là nhân viên bán xăng dầu, tôi thường thấy chị em phụ nữ quên. Lúc xe hết xăng, ghé vào cửa hàng để đổ mới phát hiện quên đậy nắp từ lần đổ xăng trước".
Lý do quên đóng nắp bình xăng thường là vội khi đổ ở chỗ đông. Những xe như Honda Lead, SCR có khóa bình xăng chính là chìa khóa đề nên thường không bị quên. Những xe có bình xăng nằm dưới yên (nên thường không cần khóa) khiến chủ nhân dễ quên.
Yamaha Luvias cháy trụi tại TP. HCM trưa ngày 25/12. Hiện trường cho thấy bình xăng không còn nắp.
Anh Việt Cường, công tác tại một công ty truyền thông tại Hà Nội, đi chiếc Piaggio S150 cũng từng quên không đóng nắp bình xăng sau khi đổ. Về đến nhà, cho xe vào thấy nồng nặc mùi xăng anh mới mở cốp kiểm tra. Rất may không có chuyện gì xảy ra. Thậm chí lần đổ đó anh còn đổ đầy bình, xăng còn tràn cả vào cốp.
"Từ đó trở đi tôi rút kinh nghiệm, mỗi khi đổ xăng xong là phải kiểm tra hết. Ngoài ra bỏ thói quen đổ đầy bình. Chỉ đổ ở một mức vừa phải thôi", anh Cường chia sẻ.
Xe có thể bị cháy nếu quên không đóng nắp bình xăng
Dù ở nhiệt độ thấp xăng vẫn rất dễ dàng bay hơi. Nếu bình được đóng kín, hơi chỉ tồn tại trong bình không thể thoát ra ngoài. Khi đạt tới áp suất bão hòa xăng sẽ ngừng bay hơi. Còn nếu trong trường hợp nắp bình không đóng hoặc đóng nhưng không kín, hơi xăng thoát ra ngoài khiến xăng trong bình liên tục bay hơi. Do nặng hơn không khí, hơi xăng khó khuếch tán, thường tích tụ lại.
Khá nhiều dòng xe máy hiện nay có bình xăng đặt ở giữa vị trí để chân, hay phía sau dưới yên. Ở những thiết kế này, hơi xăng thoát khỏi bình, tích tụ ở ngóc ngách bên trong vỏ, nơi không khí ít lưu thông. Đặc biệt hơi xăng có thể tích tụ nhiều trên những dòng xe tay ga, có vỏ dạng hộp và khá kín.
Chiếc xe khác cháy ở Hà Nội với bình xăng không có nắp. Ảnh: Bá Đô
Hỗn hợp xăng không khí đạt tới tỷ lệ nhất định có thể phát hỏa nếu tiếp xúc với nguồn nhiệt nóng từ động cơ hoặc hoặc tia lửa điện.
Bên cạnh đó, việc quên không đóng nắp bình sẽ làm xăng trào ra ngoài khi xảy ra tai nạn, và xe bị đổ. Thêm nữa, va đập giữa các chi tiết bằng kim loại với nhau hoặc với mặt đường có thể tạo ra tia lửa gây cháy xe. Đám cháy lan ngược theo dòng xăng chảy ra, bén tới bình. Nhiệt khiến hơi xăng thoát ra ngoài khiến đám cháy ngày càng mạnh, thậm chí có thể làm nổ bình xăng.
Nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp
Trong các hộ gia đình tại các thành phố lớn, xe máy thường được để trong nhà. Bình xăng hở khiến mật độ hơi xăng cao. Bên cạnh nguy cơ gây hỏa hoạn, thì hơi xăng có chứa nhiều thành phần hóa học phức tạp, độc hại, con người hít phải có thể gặp phải một số bệnh về đường hô hấp.
Nồng độ hơi xăng, dầu từ 45% (thể tích) trở lên gây ngạt thở do thiếu ôxi với biểu hiện say, co giật, ngạt, viêm phổi, áp xe phổi. Ở nồng độ trên 40.000 mg/m3 có thể bị tai biến cấp tính với các triệu chứng như tức ngực, chóng mặt, rối loạn giác quan, tâm thần, nhức đầu, buồn nôn. Còn nếu trên mức 60.000 mg/m3 sẽ xuất hiện các cơn co giật, rối loạn tim và hô hấp, thậm chí gây tử vong.
Xe chạy tốn xăng
Với tốc độ bay hơi cao, rõ ràng một lượng xăng đáng kể sẽ bị thất thoát ra ngoài cho dù xe không được sử dụng.
Thế Hoàng
Theo VNE
Liên tiếp các vụ cháy nổ xe: Tầm ngắm ở xăng không đúng quy chuẩn Thời gian gần đây, người dân lo lắng rất nhiều khi hàng loạt xe máy, ô tô thuộc nhiều hãng xe bốc cháy khi đang đi hay dừng đỗ, trong nhà hay ngoài phố... Điều này dẫn đến một suy luận: Không phải lỗi kỹ thuật mà là nhiên liệu có vấn đề? Suy luận này không phải không có căn cứ khi...