Honda sắp “bành trướng” trong làng sản xuất máy bay
Nhà máy động cơ máy bay Honda vừa chính thức được Cục quản lý Hàng không cấp phép đã tạo sức bật cho hãng xe hơi này mở rộng ảnh hưởng trong sân chơi hàng không.
Giấc mộng sản xuất máy bay hơn 20 năm
Honda đã bắt đầu nghiên cứu các máy bay thương mại cỡ nhỏ vào cuối những năm 1980, nhưng bằng cách sử dụng động cơ của những nhà sản xuất khác. Chiếc máy bay đầu tiên Honda MH02 sử dụng vật liệu tổng hợp bằng nhựa epoxy và sợi carbon đã được lắp ráp tại Phòng Thí nghiệm bay Raspet thuộc Đại học bang Mississippi Mỹ vào cuối 1980, đầu 1990, kéo dài tới năm 1996, rồi sau đó được chuyển tới Nhật Bản.
HondaJet trưng diện tại một cuộc họp báo năm 2006.
Phải mãi đến tháng 12.2003, nguyên mẫu máy bay HondaJet mới thực hiện chuyến bay đầu tiên. Sau đó nó đã được trình làng trước công chúng tại Triển lãm Hàng không EAA AirVenture ở Oshkosh, Wisconsin vào tháng 7.2005. Tới ngày 25.7.2006, Honda xuất hiện tại Oshkosh và tuyên bố sẽ sớm thương mại hóa loại máy bay HondaJet. Phía Honda đã thành lập Công ty máy bay Honda để tìm kiếm chứng nhận sản xuất HondaJet. Công việc sản xuất này sẽ được thực hiện ở Mỹ. Công ty đã bắt đầu nhận các đơn đặt hàng từ mùa thu năm 2006 với giá khoảng 3.65 triệu USD/chiếc. Tại thời điểm đó, công ty đã dự kiến có thể sản xuất khoảng 70 máy bay mỗi năm.
Đến tháng 5.2010, Honda chủ yếu thực hiện việc lắp ráp khung máy bay gồm thân bằng vật liệu tổng hợp, các cánh kim loại, đuôi, bánh đáp và giá treo động cơ gắn phía trên cánh. Sau đó các hệ thống khác được tích hợp như bộ phẩn điều khiển điện, thủy lực và môi trường. Song phải tới quý ba năm 2010, động cơ đầu tiên do Honda sản xuất mới chính thức được cài đặt trên máy bay. Cũng trong tháng 5.2010, Honda đã lên kế hoạch bắt đầu thử nghiệm khung máy bay trong môi trường tĩnh.
Bước đột phá với quyết định của FAA
Theo kế hoạch lúc đó, HondaJet sau khi thử nghiệm trong môi trường tĩnh sẽ thực hiện chuyến bay vào tháng 11.2010, nhưng do một số trục trặc phải đến ngày 21.12 năm đó mới thực hiện được. Tuy nhiên, lúc đó thông báo từ phía Cục quản lý Hàng không liên bang Mỹ (FAA) tiếp tục không phê duyệt chất lượng động cơ của Honda. Điều đó có nghĩa rằng, cho tới khi nào FAA chưa đồng ý thì Honda không thể tung mẫu máy bay của mình ra thị trường được.
Động cơ máy bay HF120 của Honda.
Video đang HOT
Tia sáng đã tới với Honda khi cuối năm 2014, động cơ máy bay HF120 của Honda đã nhận được giấy chứng nhận bước đầu của FAA. Từ đó FAA đã cho phép các phi công do mình cử ra để thử nghiệm giai đoạn cuối loại máy bay HondaJet. Tính gộp cả mấy năm trước đó đến thời điểm này, HondaJet đã trải qua khoảng 20.000 giờ bay thử nghiệm.
Hôm 17.3.2015, FAA đã chính thức cấp phép cho Nhà máy Honda Aero sản xuất các động cơ của mình mà không cần có sự giám sát chặt từ FAA, để cung cấp cho máy bay của Công ty máy bay Honda và các công ty khác. Thông báo này là một cột mốc quan trọng để Honda chính thức trở thành một thành viên đích thực của ngành công nghiệp hàng không. Đây cũng là một nhà máy động cơ máy bay phản lực mới đầu tiên được FAA cấp phép trong suốt 23 năm trở lại đây. Với quyết định này, Honda Aero trở thành nhà sản xuất động cơ máy bay thứ sáu ở Mỹ.
Một góc quang cảnh nhà máy sản xuất máy bay của Honda.
Trên cơ sở này, Honda đã hội đủ những điều kiện để tung các máy bay HondaJet ra thị trường, cạnh tranh với các hãng sản xuất máy bay khác trên thế giới. Xét về năng lực sản xuất, từ năm 2008 giới chóp bu Honda đã tuyên bố rằng họ có thể bán 70 máy bay mỗi năm. Trong tháng 7.2011, Honda cho biết, họ có thể sản xuất từ 70-100 máy bay mỗi năm và hướng tới mục tiêu ổn định sản xuất lâu dài với công suất 80 đơn vị mỗi năm. Riêng về động cơ, Honda Aero tuyên bố có thể sản xuất 500 đơn vị mỗi năm.
Hiện tại, đang có 85 nhân công miệt mài chế tạo 100 động cơ để phục vụ đơn đặt máy bay HondaJet từ năm 2014. Giá mỗi máy bay ước chừng 4.5 triệu USD, nhỉnh hơn so với giá cả được Honda tuyên bố năm 2006.
Thông số kỹ thuật về HondaJet
HondaJet thuộc loại máy bay dân dụng cỡ nhỏ, có phi hành đoàn 1-2 người, có thể mang theo 5-6 hành khách. Máy bay có kích thước ngoại thất: dài 12.99 mét, chiều rộng sải cánh 12.12 mét và cao 4.54m. Trong khi đó, kích thước nội thất: dài 5.43 mét, rộng 1.52 mét và cao 1.46 mét.
HondaJet với các phiên bản màu tùy chọn.
Máy bay trang bị 2 động cơ GE Honda HF120, có tốc độ tối đa 778 km/h, độ cao bay tối đa 12.497 mét, tầm bay 2.037 km, tốc độ bay lên 20.27 m/s. HondaJet còn được cho sở hữu công nghệ độc quyền SMH-1 của Honda giúp giảm lực ma sát và tăng độ mượt khi bay với tốc độ cao.
Theo Khampha
Cục Quản lý Dược: Không có cơ chế độc quyền cho vắc xin
Để tăng cường sự tiếp cận của người dân đối với việc sử dụng vắc xin, Bộ Y tế đã có đề xuất với Chính phủ xây dựng gói dịch vụ bảo hiểm y tế phục vụ cho công tác tiêm chủng.
Chiều 16/3, tại Hà Nội, Bộ Y tế đã tổ chức buổi giao lưu trực tuyến nhằm giải đáp những băn khoăn của người dân về tiêm chủng mở rộng (TCMR).
Xây dựng gói bảo hiểm y tế phục vụ cho tiêm chủng
Trước ý kiến cho rằng, chính sách tiêm chủng đang bị bỏ quên và nằm ngoài luật Bảo hiểm y tế, PGS.TS Trần Đắc Phu - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho rằng, hiện nay, bảo hiểm y tế mới chỉ chi cho các hoạt động khám, chữa bệnh và việc chi này phù hợp với mức đóng hiện nay của người dân, chưa có việc chi cho các hoạt động y tế dự phòng, trong đó có tiêm chủng.
Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cũng cho biết thêm: "Nhằm tăng cường sự tiếp cận của người dân đối với việc sử dụng vắc xin phòng bệnh, đồng thời từng bước đưa các vắc xin mới vào TCMR và mở rộng diện diện đối tượng được sử dụng vắc xin phòng bệnh, Bộ Y tế đã trình Chính phủ ban hành Nghị quyết về đổi mới, tăng cường công tác, trong đó có đề xuất giao cho Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Y tế và Bảo hiểm xã hội Việt Nam xây dựng gói dịch vụ bảo hiểm y tế phục vụ cho công tác tiêm chủng".
Tiêm chủng không đúng lịch sẽ nguy hiểm cho trẻ
Hiện nay, tình hình thiếu vắc xin dịch vụ dẫn đến trẻ phải chờ đợi để tiêm hoặc tiêm không đầy đủ và đúng lịch vẫn còn khá phố biến.
Nói về điều này, PGS-TS Trần Như Dương - Phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho rằng, việc tiêm chủng đầy đủ đúng lịch rất quan trọng và cần thiết để tạo miễn dịch đầy đủ, kịp thời phòng bệnh cho trẻ. Nếu tiêm chậm, trẻ sẽ không có được miễn dịch và có nguy cơ bị mắc bệnh sớm trước khi được tiêm chủng do tiêm chậm gây ra.
Theo ông Dương, trong đợt dịch sởi vừa qua có rất nhiều trẻ nhỏ mới 9-10 tháng tuổi đã bị mắc bệnh và một số trẻ bị mắc ho gà cũng ở tuổi rất nhỏ, mới chỉ 2-3 tháng tuổi. Vì vậy, việc tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch là hết sức cần thiết để tạo cho miễn dịch sớm phòng bệnh cho trẻ.
PGS. TS Trần Đắc Phu (ngoài cùng bên trái) Cục trưởng Cục Y tế dự phòng trả lời độc giả.
PGS. TS Trần Đắc Phu bổ sung thêm, tất cả các vắc xin, kể cả tiêm chủng dịch vụ và TCMR trước khi đưa ra sử dụng đều phải được kiểm tra chất lượng tại các cơ sở sản xuất, khi nhập khẩu vào Việt Nam phải được Viện Kiểm định quốc gia kiểm tra và đạt chất lượng kiểm tra mới được phép sử dụng.
"Về cơ bản, không có sự khác nhau về mặt chất lượng giữa việc tiêm vắc xin tại các điểm tiêm chủng dịch vụ và TCMR. Chính vì vậy, các phụ huynh có thể yên tâm khi đi tiêm chủng".
Không có cơ chế độc quyền vắc xin
Trước thắc mắc cho rằng, tình trạng thiếu vắc xin dịch vụ hiện nay là do cơ chế độc quyền vắc xin, Dược sĩ Nguyễn Tất Đạt - Cục phó Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế khẳng định thông tin này là chưa chính xác.
"Cháy" tiêm vắc-xin "6 trong 1" cho trẻ em.
"Hiện nay, những quy định liên quan đến đăng ký, nhập khẩu vắc xin đều rất công khai, minh bạch, không có cơ chế độc quyền", dược sĩ Đạt nhấn mạnh.
Ông Đạt thông tin thêm, bất kỳ bộ hồ sơ nào của doanh nghiệp đề nghị cấp số đăng ký lưu hành tại Việt Nam (đối với cả vắc xin trong nước và nhập khẩu) đều được được bộ Y tế tiếp nhận, thẩm định và cấp số đăng kí nếu đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật. Theo quy định hiện hành, bất kì doanh nghiệp nào đủ điều kiện kinh doanh vắc xin đều được nhập khẩu vắc xin có số đăng ký (Nghị định 187/2013 của Chính phủ quy định) mà không cần cấp phép của bộ Y tế và không giới hạn về giá trị.
My Vân - Thùy Dung
Theo_Người Đưa Tin
Myanmar có thể dùng máy bay "Made in China" nào ném bom sang Trung Quốc? Myanmar là nước sở hữu nhiều loại máy bay chiến đấu "Made in China" và rất có thể một chiếc trong số chúng đã ném bom nhầm sang Vân Nam, giết chết 4 và làm bị thương 9 người Trung Quốc. Sau vụ "bom lạc" ở Vân Nam-Trung Quốc ngày 8-3 vừa qua, Naypydaw vẫn khăng khăng phủ nhận việc máy bay chiến...