Honda ngừng sản xuất ôtô tại Anh
Với việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), Honda đã quyết định đóng cửa nhà máy tại đây do không được hưởng ưu đãi về thuế.
Honda sẽ đóng cửa nhà máy Swindon ở Anh trong thời gian tới và thay thế bằng cách chuyển dần các hoạt động lắp ráp ôtô tại đây về Nhật Bản.
Theo Nikkei, Honda sẽ tiếp tục sản xuất mẫu Civic tại nhà máy Yorii (Đông bắc thành phố Tokyo) từ năm sau. Ngoài ra, Anh Quốc và Nhật Bản cũng đang tìm cách giảm thuế nhập khẩu xuống 0% vào năm 2026, đây là một điều kiện thuận lợi cho Honda trong giai đoạn hậu Brexit.
Mức thuế hiện tại đối với ôtô nhập khẩu từ Nhật Bản vào châu Âu là 7,5% nhưng với việc Anh rời khỏi khối EU, con số đó sẽ tăng lên mức 10%.
Năm ngoái, chỉ 11% số ôtô xuất xưởng từ nhà máy Swindon được để lại phục vụ cho thị trường Anh, 6% được chuyển đến Nhật Bản, và gần 70% được xuất khẩu đến Mỹ.
Việc sản xuất Honda Civic cho thị trường Anh sẽ được chuyển về Nhật Bản.
Video đang HOT
Lý do nhà máy Yorii được chọn để tiếp quản hoạt động sản xuất của Swindon không chỉ vì mức thuế suất 0% tiềm năng mà còn để nâng cao hiệu suất sử dụng của cơ sở này.
Anh Quốc hiện là thị trường ôtô lớn thứ hai của châu Âu (sau Đức), trong khi các thương hiệu Nhật Bản đang chiếm gần 20% thị phần ở Anh. Honda đã bán được khoảng 40.000 xe tại “xứ sở sương mù” vào năm ngoái, chiểm 1/3 tổng doanh số của hãng tại châu Âu.
Động thái này của Honda phần nào lặp lại những gì Nissan đã làm trong năm 2019 khi quyết định chuyển việc sản xuất X-Trail thế hệ mới về nhà máy Kyushu ở Nhật Bản thay vì tiếp tục tại Anh Quốc như trước đây.
Ôtô nhập khẩu chuyển về Việt Nam lắp ráp, ngược dòng đón ưu đãi lớn
Mặc dù nhập khẩu ô tô từ ASEAN về phân phối đang có lợi thế hơn so với lắp ráp trong nước do có chi phí thấp, nhưng nhiều mẫu ô tô lại được chuyển từ nhập khẩu nguyên chiếc sang lắp ráp trong nước, vì sao?
Một số mẫu xe chuyển từ nhập khẩu về sản xuất lắp ráp trong nước
Chờ ưu đãi lớn
Thuế suất thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ ASEAN về Việt Nam hiện là 0%, trong khi đó, chi phí sản xuất ô tô tại Thái Lan và Indonesia lại thấp hơn Việt Nam tới 20%. Vì vậy, nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ hai nước này về phân phối có lợi hơn lắp ráp trong nước.
Một số doanh nghiệp FDI đã làm như vậy. Đầu năm 2017, Toyota Việt Nam chuyển sang nhập khẩu nguyên chiếc mẫu Fortuner từ Indonesia về phân phối, thay vì lắp ráp trong nước. Dù sản lượng đạt trên 14.000 xe mỗi năm, nhưng với lý do sản xuất lắp ráp tại Việt Nam không có lợi thế, chi phí cao, nên hãng chuyển sang nhập khẩu.
Tuy nhiên, đến 2019, các phiên bản máy dầu lại được Toyota Việt Nam chuyển về lắp ráp trong nước và có giá bán tương đương xe nhập nhập khẩu. Toyota Việt Nam cho hay thực ra chi phí lắp ráp cao hơn nhập khẩu nguyên chiếc, nhưng công ty cố gắng giữ giá ngang bằng, chấp nhận giảm lợi nhuận.
Cuối năm 2017, Honda Việt Nam cũng chuyển mẫu CR-V từ lắp ráp trong nước sang nhập khẩu với lời giải thích sẽ có lợi cho người tiêu dùng hơn. Thực tế, giá xe CR-V nhập khẩu rẻ hơn so với xe lắp ráp trong nước trước đó. Song, mẫu xe này lại được chuyển sang lắp ráp trong nước, chính thức ra mắt thị trường vào ngày 30/7 tới. Theo tiết lộ, giá xe vào khoảng 1,12 tỷ đồng, tăng hơn 20 triệu so với xe nhập khẩu.
Mitsubishi Việt Nam cũng vừa thông báo mẫu xe Xpander (bản AT - số tự động) bắt đầu được lắp ráp tại nhà máy ở Bình Dương và được hãng thông báo có mức giá 630 triệu đồng, tương đương giá xe nhập khẩu.
Vì sao đến thời điểm này 3 mẫu xe nhập khẩu kể trên, lại được chuyển sang lắp ráp ở Việt Nam cho dù không có lợi thế?
Hiện xe sản xuất lắp ráp trong nước được hưởng ưu đãi giảm 50% lệ phí trước bạ. Ngoài ra, những mẫu xe có sản lượng lớn, khi sản xuất lắp ráp tại Việt Nam từ ngày 10/7, còn được hưởng thuế nhập khẩu linh kiện và những vật tư chưa có trong nước về sản xuất những linh kiện 0%.
Tuy nhiên, điều các DN mong chờ nhất là ưu đãi về thuế tiêu thụ đặc biệt, miễn cho linh kiện sản xuất trong nước đang được soạn thảo. Chính sách này được áp dụng sẽ tạo lợi thế cho xe lắp ráp trong nước trước xe nhập khẩu. Cùng với đó, các DN cho biết, thị trường ô tô Việt Nam có tiềm năng lớn và để bảo vệ sản xuất trong nước, chắc chắn thời gian tới hàng rào kỹ thuật sẽ được dựng lên để ngăn xe nhập khẩu tràn vào. Vì vậy, các DN đi đến quyết định chuyển sang lắp ráp trong nước với những mẫu xe ăn khách có sản lượng lớn, thay vì nhập khẩu.
Công nghiệp ô tô hưởng lợi?
Theo các DN, muốn phát triển ngành công nghiệp ô tô giai đoạn này trước hết phải duy trì được hoạt động lắp ráp, qua đó mới có cơ hội đẩy mạnh nội địa hóa. Trong khi nhiều DN ô tô đang rút khỏi Philippines nhưng vẫn đầu tư vào sản xuất lắp ráp tại Việt Nam thì đó là tín hiệu mừng.
VAMA kiến Chính phủ nghị tập trung ưu đãi để tăng sản lượng cho một số dòng xe
Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản vừa công bố 57 DN bao gồm các nhà sản xuất phụ tùng ô tô là Chiyoda Gosei và Ishikawa Iron Works Co sẽ nhận trợ cấp lên tới 536 triệu USD từ chính phủ để dịch chuyển sản xuất. Ngoài ra, khoảng 30 DN khác cũng sẽ nhận được trợ cấp để đầu tư vào sản xuất tại các nước Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam, Thái Lan, Myanmar và Philippines.
Sự chuyển dịch chuỗi cung ứng sẽ được đẩy mạnh khi các quốc gia như Nhật Bản đang khuyến khích DN di dời sản xuất khỏi Trung Quốc. Việt Nam, Malaysia và Thái Lan sẽ là những quốc gia hưởng lợi nhiều nhất từ sự dịch chuyển chuỗi cung ứng ô tô nhờ lợi thế dân số lớn và chi phí lao động thấp.
Còn chỉ số rủi ro và lợi nhuận sản xuất ô tô (RRI) do Công ty Fitch Solutions vừa công bố cho thấy, xếp hạng mức độ hấp dẫn tương đối của một quốc gia đối với các cơ sở sản xuất ô tô thì Việt Nam đứng thứ 10 với 44,5 điểm tại châu Á, xếp sau Thái Lan (thứ 4), Malaysia (thứ 5), Indonesia (thứ 8) và Philippines (thứ 9). Dù chỉ số thấp hơn các nước trong khu vực, Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn để sản xuất linh kiện ô tô do lợi thế có nhiều hiệp định thương mại tự do và chi phí sản xuất thấp.
Cũng theo Fitch Solutions, thị trường bán lẻ ô tô sẽ là một yếu tố để kéo đầu tư cho các chuỗi cung ứng. Xếp hạng mức độ hấp dẫn tương đối thì Thái Lan, Việt Nam và Malaysia là những thị trường bán lẻ ô tô hấp dẫn nhất trong các quốc gia châu Á mới nổi. Fitch Solutions dự đoán tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm của Việt Nam sẽ ở mức 6,1% trong 5 năm tới.
Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) cho rằng, nếu các cơ chế, chính sách hỗ trợ cho ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam đủ mạnh sẽ giúp tăng được dung lượng thị trường, qua đó giảm được chi phí sản xuất, giá thành xe. VAMA kiến Chính phủ nghị tập trung ưu đãi để tăng sản lượng cho một số dòng xe, như Thái Lan trước đây tập trung vào dòng xe pick-up (bán tải) và đã thành công. Do có chính sách ưu đãi hấp dẫn, các DN đổ vào Thái Lan đầu tư và đang xuất khẩu đi khắp thế giới.
Hàng loạt xe nhập khẩu thêm ưu đãi giá Nhiều ôtô nhập khẩu phổ thông, hạng sang hỗ trợ phí trước bạ hoặc giảm tiền mặt, tặng phụ kiện giá hàng chục, hàng trăm triệu đồng. Từ đầu tháng 7, lệ phí trước bạ đăng ký lăn bánh xe mới giảm 50% chính thức được áp dụng và kéo dài đến hết 2020 là trợ lực để ôtô lắp ráp trong nước...