Honda khai mở công nghệ tự lái cấp 3 cho phân khúc xe phổ thông
Không ít hãng xe sang đã đưa vào ứng dụng công nghệ tự lái cấp 3 vào xe thành phẩm nhưng ở hạng mục xe phổ thông Honda mới là cái tên đi đầu tiên.
Công nghệ tự lái cấp 3 là cột mốc mà, ở thời điểm hiện tại, phần lớn các hãng xe tham gia chạy đua mảng này đều đã sở hữu. Tuy nhiên, những thương hiệu dám đưa chúng vào sử dụng tới giờ vẫn chỉ đếm trên đầu ngón tay và nằm toàn bộ ở phân khúc hạng sang, đơn giản vì ngoài độ chín của công nghệ vẫn còn nhiều yếu tố cần được cân nhắc chẳng hạn quy định an toàn của mỗi quốc gia và hơn cả, ai là người phải chịu trách nhiệm khi xe kích hoạt công nghệ tự lái gặp tai nạn.
Tesla vẫn đang gây tranh cãi từng ngày vì ứng dụng công nghệ tự lái sớm.
Trong thông cáo báo chí của mình, Honda cho biết họ đã được chính phủ Nhật bật đèn xanh đưa xe tự lái cấp 3 vào sử dụng, đồng nghĩa hãng có thể tích hợp rộng rãi công nghệ này vào các mẫu xe của mình và khách hàng của họ cũng sẽ được sử dụng công nghệ trên (tạm thời giới hạn ở một số trường hợp).
5 điều khoản cho phép người dùng kích hoạt công nghệ tự lái như sau:
Video đang HOT
- Việc tích hợp công nghệ tự lái lên xe phải không làm mất khả năng an toàn và bảo vệ người dùng của xe vốn có.
- Công nghệ tự lái chỉ có thể được kích hoạt khi môi trường bên ngoài đạt đủ chuẩn cho phép.
- Khi điều kiện bên ngoài không còn cho phép hệ thống tự lái vận hành tối ưu, hệ thống phải cảnh báo người dùng chiếm lại quyền điều khiển và hoàn tất công đoạn này, nếu không xe sẽ phải dừng lại tại làn an toàn.
- Hệ thống tự lái phải có công nghệ theo dõi người lái để đảm bảo họ có thể chiếm quyền điều khiển trở lại khi được cảnh báo ngay lập tức.
- Hệ thống tự lái phải được đảm bảo bảo mật để tránh các cuộc tấn công tin học từ bên ngoài.
Ngoài ra, xe Honda trang bị hệ thống tự lái phải có “hộp đen” ghi lại ít nhất 2.500 chuyến đi hoặc quãng thời gian 6 tháng gần nhất (để dàn xếp các kiện tụng trong trường hợp xảy ra va chạm sau này). Xe trang bị công nghệ tự lái cũng sẽ có sticker cảnh báo riêng gắn kính chắn gió trước.
Honda Legend là dòng tên đầu tiên của thương hiệu Nhật trang bị công nghệ tự lái cấp 3 hoàn chỉnh.
Do công nghệ tự lái cấp 3 cho phép người dùng không cần nhìn hay điều khiển nữa, việc xe yêu cầu họ lấy lại quyền điều khiển chính xác và kịp thời là vô cùng cần thiết, dẫn tới các quy định nói trên.
Thực tế, Audi đã hoàn tất công nghệ tự lái cấp 3 trên sedan chủ lực A8 nhưng không dám đưa vào bản thành phẩm cuối cùng vì có quá nhiều trở ngại pháp lý. Mercedes-Benz thì vượt qua được bước trên với S-Class đời mới (bằng cách giới hạn sử dụng công nghệ tự lái còn ở mức dưới 55 km/h và chỉ được kích hoạt ở một số cung đường đã được cấp phép nhất định tại Đức) nhưng xe vẫn chưa thể bắt đầu bàn giao (khởi động vào hè 2021).
Trong khi đó, công nghệ tự lái của Honda (hiện tạm dùng tên Traffic Jam Pilot) sẽ chính thức có mặt trên thị trường thông qua sedan Legend mới mở bán “trước khi năm tài khóa 2020 – 2021 kết thúc”, nghĩa là trước 31/3 tới.
Tham vọng về những chiếc ô tô không người lái đến từ tương lai
Trở thành một phương tiện thông minh, những chiếc ô tô không người lái sẽ đem lại một kỷ nguyên mới văn minh và hiện đại.
Không nằm ngoài cuộc chơi của những chiếc ô tô không người lái, Honda Motor Co. và Bộ Giao thông Nhật Bản đã công bố thông tin xe ô tô không người lái cấp độ 3 do Honda sản xuất sẽ được bán trên thị trường Nhật Bản từ tháng 3/2021. Rất có thể Honda sẽ trở thành công ty đầu tiên trên thế giới cung cấp loại sản phẩm công nghệ cao này đến tay người tiêu dùng.
Legend - mẫu sedan hạng sang bán tại Nhật có thể là xe Honda đầu tiên bán ra với công nghệ tự lái cấp độ 3.
Ô tô không người lái của Honda cho phép lái xe cùng lúc thực hiện nhiều hoạt động cùng một lúc trong điều kiện lưu lượng giao thông thấp điểm trên các tuyến đường cao tốc, tuy nhiên người dùng vẫn phải chủ động điều khiển phương tiện trong trường hợp khẩn cấp.
Hồi tháng 4/2020, Nhật Bản đã ban hành luật giao thông sửa đổi, cho phép xe ô tô không người lái cấp độ 3 được phép tham gia giao thông công cộng.
Trong khi đó, Ông John Schoenbeck, Giám đốc chiến lược về thiết kế của BMW cho rằng, trong tương lai chiếc ô tô không người lái của hãng sẽ trở thành văn phòng di động.
Cùng với hệ thống điện toán đám mây, người dùng có thể làm việc và thực hiện hội nghị trực tuyến từ ô tô và biến chiếc xe thành một văn phòng ảo.
Cũng theo ông John Schoenbeck, sản phẩm của BMW sẽ không có vô lăng, kính chiếu hậu, bảng điều khiển thay vào đó là khoang lái tiện nghi hơn!
Tuy nhiên, thách thức lớn với BMW là tìm ra các giải pháp kỹ thuật đối với vấn đề "say xe", vốn gây khó cho nhiều người trong việc đọc và nhìn màn hình khi ô tô đang vận hành.
Không nằm yên như xe phổ thông, Mercedes-Benz, BMW và Audi ganh đua gay gắt tại Việt Nam: Sẵn hàng nhiều xe mới, 'option' ngày càng xịn, mặt bằng giá giảm sâu Cuộc đua giữa 3 "ông lớn" Đức là Mercedes-Benz, BMW và Audi trở nên gay cấn hơn bao giờ hết trong năm 2020 bởi những thay đổi trong chiến lược kinh doanh. Năm 2020 mở đầu bằng tin không vui về đại dịch khiến cả ngành công nghiệp và thị trường ô tô tại Việt Nam bị ảnh hưởng. Nhiều nhà máy lắp...