Honda Future 125 Helmet-in phiên bản mới
Mẫu xe số ăn khách tại thị trường Đông Nam Á được làm mới ngoại hình cùng không gian chứa đồ rộng hơn. Giá bán 1.850 USD tại thị trường Malaysia.
Xe sử dụng động cơ có công suất 9,6 mã lực tại vòng tua máy 7.500 vòng/phút và mô-men xoắn 10,6 Nm tại vòng tua 5.500 vòng/phút.
Honda Future 125 Helmet-in với phiên bản đặc biệt cùng bản thường với 3 màu tùy chọn.
Tại Malaysia, khách hàng có thể chọn 2 phiên bản thông thường cùng một phiên bản đặc biệt. Hai phiên bản thường đều sử dụng bộ vành thể thao và khởi động điện, khác nhau ở phanh đĩa bánh trước hoặc phanh đĩa ở cả hai bánh. Tùy chọn 3 màu sơn là cam, đen và đỏ. Riêng bản Special Edition có thêm màu xám kim loại.
Honda Future 125 Helmet-in có hộc đựng đồ U-box dung tích 19 lít, đựng vừa một mũ bảo hiểm cả đầu. Với bình xăng lớn 5,4 lít, so với Wave 125 X Ultimo, Future 125 Helmet-in chạy nhiều hơn 100 km mới phải tiếp thêm nhiên liệu.
Hộc đựng đồ dung tích 19 lít.
Những đặc điểm cải tiến khác gồm khóa từ hay vị trí đặt bình ắc-quy bên sườn xe, giúp việc bảo dưỡng sửa chữa dễ dàng hơn. Xe đạt tiêu chuẩn khí thải Euro2. Yên xe rộng. Đồng hồ ánh sáng xanh, đèn sương mù và đèn hậu LED.
Honda Future 125 Helmet-in có kích thước tổng thể 1.898 mm dài, 711 mm rộng và 1.092 mm cao. Trục cơ sở 1.258 mm. Trọng lượng 100 kg. Cặp phuộc trước dạng telescopic 81 mm và giảm xóc đôi phía sau. Xe sử dụng lốp không săm. Bộ vành 17 inch với lốp trước 70/90 và lốp sau 80/90.
Theo VNE
Các cặp đôi xe máy 'một chín một mười' tại Việt Nam
Những cái tên 'khắc' nhau mà mỗi khi quyết định mua sắm người tiêu dùng đều phải đắn đo suy nghĩ.
Video đang HOT
Thị trường xe máy Việt Nam hơn 60% dành cho Honda và gần 40% cho các đối thủ còn lại. Thực tế này một phần bởi Honda có mặt ở hầu hết các phân khúc sản phẩm, trong khi các đối thủ khác lại hạn chế hơn. Piaggio chỉ có scooter, Yamaha lại không tập trung vào những mẫu xe cao cấp đắt tiền. Tuy nhiên, với những cặp đối thủ trực tiếp, sự tương quan chỉ là một chín một mười chứ không chênh lệch như thị phần.
Yamaha Jupiter - Honda Future
Honda Future 125. Ảnh: Honda.
Nằm ở phân khúc xe số cao cấp, cả Jupiter và Future đều được hai hãng xe Nhật cung cấp cho những công nghệ tiên tiến nhất ở mỗi giai đoạn. Jupiter ra đời năm 2001, Trong khi đó Future lại là mẫu xe đầu tiên của Honda dành cho thị trường Việt Nam vào năm 1999. Thời gian ra đời ngang ngửa nhau, mỗi cái tên lại định hình trong lòng người tiêu dùng ở một khía cạnh khác nhau.
Điểm nổi bật mà Future mang tới chính là cỗ máy 110 phân khối và mới đây thêm loại 125 phân khối. So sánh với những xe số thời mới ra đời, Future ở một đẳng cấp khác hẳn bởi máy chạy êm, gia tốc nhanh, vào số nhẹ nhàng chứ không nặng nề như những xe khác. Future đời đầu với màu xanh dương đến nay vẫn được ca ngợi là thế hệ thành công nhất của mẫu xe này.
Bộ đôi Yamaha Jupiter FI Gravita (đỏ) và Jupiter FI RC (vàng). Ảnh: Thế Hoàng.
Trong khi đó bên kia chiến tuyến, Jupiter lại đánh vào khách hàng trẻ tuổi hơn với thiết kế đột phá đậm chất thể thao ở đèn pha đôi, giàn áo và họa tiết mạnh mẽ. Động cơ Jupiter bốc, chạy đường trường hay chạy phố cũng đều thể hiện tốt. So với Future, Jupiter có nhiều phiên bản hơn như RC, Gravita, MX RC...
Vespa - Honda SH
Vespa LT 3V i.e mẫu xe mới nhất của Piaggio Việt Nam. Ảnh: Quang Anh.
Thị trường xe ga cao cấp, nơi Yamaha hay Suzuki, SYM không có mặt thì chỉ còn lại sự cạnh tranh của Honda và Piaggio. Vài năm trở lại đây, một thương hiệu khác đến từ Italy là Lambretta cũng tham gia vào phân khúc này, nhưng việc "sinh sau đẻ muộn" là rào cản lớn nhất khiến hãng xe này chưa thể trở thành một ông lớn tại Việt Nam.
Thiết kế của Vespa và SH không cùng chung phân khúc, nhưng chúng lại có sự tương đồng về mặt giá và điều đó lại làm người mua càng "đau đầu" hơn.
Honda SH là trường hợp xe ga cao cấp nhận được sự ưa chuộng từ phía khách hàng theo cái cách "không giống ai". Thời SH nhập còn sốt, mỗi chiếc có thể chênh cả nghìn USD chỉ vì có màu độc. Năm 2012 Honda chọn Việt Nam là thị trường đầu tiên giới thiệu mẫu SH mới có thiết kế toàn cầu với mức giá 66 triệu đồng, tỷ lệ nội địa hóa 93% khiến nhiều người có thể tiếp cận với mẫu xe này.
Cũng như Honda, sau một thời gian nhập khẩu Piaggio cũng giới thiệu Vespa nội với mức giá 60-80 triệu đồng. Nắm bắt được thị hiếu xe ga cao cấp, hãng xe Italy chọn Việt Nam làm đại bản doanh của khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Vespa nhờ đó cũng tiến gần hơn đến nhu cầu của người Việt. Mọi nhược điểm về vận hành như tiếng kêu loẹt quẹt khi khởi động, tay lái rung đã không còn, thay vào đó là thiết kế đẳng cấp châu Âu bên cạnh sự êm ái, chắc chắn giống như cái cách mà xe Nhật đã thành công tại Việt Nam.
Yamaha Nouvo - Honda Airblade
Yamaha Nouvo SX 2012. Ảnh: Đức Quang.
Câu chuyện về cuộc chiến của Airblade và Nouvo là đặc trưng cho đặc điểm cuộc đối đầu của hai ông lớn Nhật Bản. Yamaha tạo ra làn sóng mới, Honda chờ 5 năm để đối thủ định hình phân khúc, đi tắt đón đầu và tung ra sản phẩm cạnh tranh.
Nouvo ra đời năm 2002, đến 2007 thì Airblade mới trình làng. Nouvo đặc trưng Yamaha với thiết kế trẻ trung, sang trọng, máy bốc thì Airblade lại đặc trưng Honda với sự hài hòa, trung tính và bền bỉ.
Từ năm 2011, khi Airblade với thiết kế mới tạo ấn tượng không tốt, cuộc chiến dần trở nên phức tạp hơn bởi ngoài hình dáng, hai mẫu xe còn cạnh tranh nhau ở công nghệ, tính tiện dụng. Đến nay, trong khi Nouvo vẫn giữ vững hình ảnh thể thao hướng tới giới trẻ thì Airblade có vẻ dần "loạn" hướng khi sự thay đổi đường nét không rõ ràng, không trẻ hóa mà cũng chẳng nghiêng hẳn về trung tính.
Piaggio Liberty - Honda SH Mode
Honda SH Mode với thiết kế thiên về sự đơn giản. Ảnh: Trọng Nghiệp.
Khi Liberty vào Việt Nam, cái tên mới mẻ ngay lập tức nhận được sự quan tâm bởi kiểu dáng thanh lịch, cá tính mà không một mẫu xe nào lúc đó có được. Rồi Liberty cũng được nội địa hóa, theo tâm lý chung sự quan tâm dần chùng xuống bởi có sự đối ngược trong việc so sánh mức giá và tính năng xe. Khi so sánh giá, người tiêu dùng nghiêng về xe nội, nhưng về tính năng lại nghiêng hơn về xe ngoại, đặc biệt là cái mác "xe nhập".
Honda SH Mode ra đời giữa năm 2013, khi mà trước đó khoảng 2 tháng Liberty ba van chính thức ra đời, phá bỏ những nhược điểm trong động cơ của Piaggio trước đó. Xe nổ êm, tiết kiệm nhiên liệu. Sau lần nội địa hóa năm 2012, SH tiếp tục được bình dân hóa với thương hiệu SH Mode. Mức giá 50 triệu cho bảy phiên bản màu khác nhau không thực sự tạo ấn tượng về thiết kế, nhưng cỗ máy sử dụng chung với PCX hay SH 125i cùng các công nghệ Idling Stop, bộ đề tích hợp cùng máy phát lại là những yếu tố khiến SH Mode ăn điểm và đe dọa thị phần Liberty.
Honda Lead - Yamaha Nozza
Lead 125 với thiết kế góc cạnh hơn. Ảnh: Đức Huy.
Ở phân khúc xe ga hạng trung, tầm giá 30-40 triệu thì đây là hai đại diện tiêu biểu cùng những cái tên khác như Piaggio Fly, SYM Elizabeth.
Bỏ qua tất cả những nhược điểm cố hữu, người tiêu dùng vẫn dễ dàng chấp nhận Honda Lead với lý do phổ biến tưởng chừng không tưởng là cốp xe to. Chỉ một đặc điểm đánh vào tính tiện dụng, xe dễ dàng tiêu thụ với số lượng lớn. Thế hệ thứ hai của Honda Lead nâng dung tích động cơ lên 125 phân khối đồng thời ngoại hình thiết kế lại, tuy nhiên dáng dấp mới không hoàn toàn gây được đột phá và như một thói quen, khách hàng tìm đến với Lead vì "đựng được nhiều đồ".
Yamaha Nozza thiên hẳn về nữ tính. Ảnh: Đức Quang.
Nozza ra đời khi Lead đã định hình, vì thế sự chăm chút của Honda cho mẫu xe ga tầm trung trước khi lâm trận là lẽ dĩ nhiên. Nozza hội đủ các yếu tố thời trang và tiện dụng. Chiếc xe động cơ 115 phân khối có thiết kế mang hơi hước "tây" như Piaggio, những chi tiết nhỏ như hộc đựng đồ, nắp bình xăng đều tiện dụng hơn Lead, nhưng Nozzza lại quá thiên về nữ tín trong khi đó nam giới cũng đi Lead.
Đức Huy
Theo VNE
Lột xác Suzuki Viva, Honda Future đời đầu Chiếc Future đời đầu được phối màu nâu và bạc theo đúng giấy tờ xe, tạo phong cách ngầu nhưng vẫn sang trọng ,trong khi chiếc Suzuki Viva lại được phối màu xanh - trắng GP trẻ trung. Suzuki Viva và Honda Future đời đầu được xem là những mẫu xe máy kinh điển, từng có một thời hoàng kim, được rất nhiều...