Honda Cross Cub 110 giá cao hơn SH tại Việt Nam
Mẫu Honda Cross Cub 110 cc được nhập tư nhân về Việt Nam với giá gần 120 triệu đồng. Xe mang thiết kế đặc trưng của dòng Honda Cub kết hợp với các yếu tố của xe enduro.
Honda Cross Cub 110 cc lần đầu xuất hiện tại Nhật Bản dưới dạng xe thử nghiệm vào cuối 2017. Tại thị trường Nhật Bản, Honda Cross Cub còn có phiên bản 50 cc.
Ngoài thiết kế có phần lạ mắt, giá bán cũng là điểm đáng chú. Mỗi chiếc Honda Cross Cub có giá khoảng 120 triệu đồng, cao hơn cả Honda SH 150 ABS. Trong khi đó, chiếc Honda Cub C125 đầu tiên tại Việt Nam được một cửa hàng tư nhân tại TP.HCM nhập về trong năm ngoái cũng có giá gần 100 triệu đồng.
Honda Cross Cub là đứa con mới trong gia đình Cub, thừa hưởng những nét thiết kế đặc trưng của dòng xe huyền thoại này. Kiểu dáng của Honda Cross Cub có nhiều điểm tương đồng với các thế hệ Cub 78, Cub 79 hay Cub 81.
Thiết kế đầu xe có phần lạ mắt. Đèn hậu sử dụng công nghệ LED được chia 2 tầng giống các mẫu xe hiện nay của Honda. Điểm nhấn nằm ở phần khung sắt bao quanh đèn xe, tạo một cái nhìn cứng cáp và năng động.
Phần đèn xi-nhan dạng tròn tách rời hai bên. Phuộc ống lồng phía trước được bọc cao su. Cùng với lốp gai to bảng, trực diện phần đầu của Honda Cross Cub mang hơi hướm của dòng enduro.
Mặt đồng hồ tách biệt, phía trước có biểu tượng CCT10.
Thiết kế mặt đồng hồ đơn giản, khá giống với các mẫu xe phổ thông của Honda như Wave Alpha hay Honda Blade. Đây là điểm mới lạ của Honda Cross Cub, ngay cả “người anh em” Honda Cub C125 vẫn sử dụng mặt đồng hồ dạng tròn đặc trưng.
Video đang HOT
Phần yếm của xe khá gọn, ôm sát khung xe và tạo thành mảng liền mạch với chắn bùn sau, để lộ phần động cơ. Cung cấp sức mạnh cho Honda Cross Cub là động cơ xy-lanh đơn, dung tích 110 cc, sản sinh công suất 8 mã lực và mô-men xoắn 8,5 Nm, hộp số tròn 4 cấp. Hệ thống ống xả dài, với điểm nhấn là phần ốp kim loại.
Yên xe được chia làm 2 với phần bọc da phía trước và baga sắt ở phía sau. Người dùng có thể tự tùy chỉnh bằng cách lắp thêm yên phía sau hoặc tháo ra để trở thành yên solo. Thiết kế xi-nhan sau và đèn hậu khá giống với “huyền thoại” Cub 86 “kim vàng giọt lệ”.
Đặc trưng trên các mẫu xe Cub là phần nằm bình xăng nằm bên dưới yên trước. Tuy nhiên việc mở nắp bình xăng trên Cross Cub phải cần đến chìa khóa, giống như trên các mẫu xe có bình xăng lớn.
Không như Honda Super Cub C125 được trang bị keyless, Honda Cross Cub vẫn sử dụng chìa khóa thông thường.
Chiếc xe đã được sử dụng 4.000 km và có ngoại hình còn khá mới. Đây là một trong số 4 chiếc Honda Cross Cub được nhập về Việt Nam trong năm ngoái.
Bên cạnh chiếc Honda Cross Cub màu vàng đen, còn có các mẫu có màu xanh và đỏ. Những chiếc xe này nằm trong lô hàng Honda Cross Cub đầu tiên mà hãng xe Nhật Bản bán ra tại châu Á.
Tại thị trường Nhật Bản, Honda Cross Cub 2018 có giá bán 232.200 yên (48,28 triệu đồng) cho bản 50 cc và 275.400 yên (57,32 triệu đồng) cho bản 110 cc.
Theo Zing
Ngắm Honda Cub "cánh én" 40 tuổi, chủ xe được trả hơn trăm triệu cũng không bán!
Chiếc Honda Super Cub 50 đời "đầu vênh máy cánh" sau 40 năm vẫn còn chạy tốt và có giá trị đặc biệt với chủ nhân là một nhà sưu tập xe tại Hà Nội.
Trong suốt hơn 60 năm qua, dòng xe số phổ thông Honda Super Cub đã trải qua vô số thế hệ và phiên bản khác nhau. Tuy nhiên do đa phần chúng đều được gọi chung là Super Cub và đặt theo tên mã như C100, C105, C50, C70, C90... việc phân biệt giữa các thế hệ khá khó khăn. Tuy nhiên ngay từ những ngày đầu du nhập tại Việt Nam, người dân ở nước ta đã nghĩ ra cách phân biệt Super Cub khá dễ dàng theo đặc điểm của từng đời xe hoặc năm nhập khẩu.
Đó là lý do dẫn tới sự ra đời của những cái tên dân dã như Cub 78 "Dame", 79 "đầu vênh máy cánh" hay 81 "kim vàng giọt lệ" tại Việt Nam. Nếu tính theo thế hệ, chiếc Cub 79 sẽ là đời thứ 3 của dòng xe Super Cub, sau chiếc Super Cub C100 đầu tiên và Cub 78 "Dame". Trên thực tế Cub 79 đã được ra đời từ đầu thập niên 70. Do phải tới khoảng năm 1979, dòng xe này mới được nhập nhiều vào Việt Nam nên nó đã được người dân gọi là Cub 79 để phân biệt với các đời Super Cub trước đó.
Trong khi đó, biệt danh "Đầu vênh máy cánh" hay "cánh én" lại bắt nguồn từ 2 đặc điểm chỉ có trên thế hệ này. Super Cub 79 được gọi là "Đầu vênh" do có tay lái cong lên từ vị trí đèn pha. Các đời Cub sau này có phần đầu to hơn và tay lái thẳng, không còn cong lên như Cub 79. "Máy cánh" hay "cánh én" chỉ cặp bưởng máy có thêm các khe gió tạo thành hình chiếc cánh ở hai bên.
Ngoài 2 điểm đặc trưng dễ nhận biết nhất này, Cub "đầu vênh máy cánh" còn có bộ yếm (bửng) trước với kiểu dáng mềm mại, tròn trịa hơn hẳn so với các thế hệ sau này. Thay vì ổ khóa đặt ở bên thân xe như Cub 78 "dame", Cub 79 đã chuyển vị trí ổ khóa sang bên cạnh yếm. Phải tới Cub 81, ổ khóa của xe mới được đặt ở trên cổ.
Được bán với nhiều phiên bản dung tích khác nhau, nhưng ở Việt Nam Cub 79 phổ biến nhất với bản C50. Trên phiên bản này, chiếc xe được trang bị khối động cơ SOHC 2 van 1 xi-lanh làm mát bằng gió dung tích thực 49cc, với công suất tối đa khoảng 5 mã lực. Hiện tại, những người đam mê cảm giác vận hành nhẹ nhàng và thiết kế cổ điển vượt thời gian của Cub 79 vẫn có thể tìm mua và dọn lại những chiếc xe cũ với tổng chi phí chỉ khoảng 10 triệu đồng.
Tuy nhiên câu chuyện sẽ hoàn toàn khác đối với những chiếc xe được dọn mới hoàn toàn bằng các phụ tùng "zin" đúng đời, hoặc được giữ nguyên bản và vẫn trong tình trạng tương đối hoàn hảo. Lúc này, trị giá của chúng có thể lên tới hàng chục, trăm triệu hoặc thậm chí là hơn thế nữa, tuỳ thuộc vào đam mê và độ "máu" của người mua. Chiếc xe trong bài viết này là một ví dụ như vậy.
Thuộc sở hữu của một người sưu tập xe tại Hà Nội, chiếc Cub 79 này được sản xuất từ khoảng 40 năm trước và đăng ký lần đầu tại Việt Nam vào năm 1987. Dù đã cao tuổi nhưng chiếc xe này vẫn giữ được sự nguyên bản 100% như khi rời nhà máy Honda. Cả nước sơn màu xanh đặc trưng lẫn gần như mọi chi tiết trên xe - bao gồm cặp lốp đều "zin" hoàn toàn. Tuy nhiên sau 4 thập kỷ, nó cũng không thể thoát khỏi ảnh hưởng của thời gian.
Điều này được thể hiện rõ trên một số chi tiết bằng hợp kim nhôm không sơn phủ như moay-ơ, nòng xi-lanh đã bị ô xi hoá; các đốm rỉ nhỏ trên thân xe hay lớp mạ ở vỏ đèn xi-nhan. Chiếc Cub "đầu vênh máy cánh" này chỉ mất đi một gương hậu nguyên bản và được chủ nhân lắp thêm giỏ hàng để tạo sự thuận tiện hơn khi sử dụng hàng ngày. Mặc dù vậy so với tuổi đời của mình, có thể nói chiếc xe vẫn còn trong tình trạng hoàn hảo, chứng tỏ nó được các đời chủ giữ rất kỹ.
Đó là lý do những chiếc xe "chứng nhân lịch sử" này có giá trị đặc biệt, hoặc thậm chí là vô giá đối với những người sở hữu chúng. Được biết chủ nhân của chiếc Cub 79 này đã từng nhận được đề nghị mua nó với mức giá ngoài 100 triệu đồng, nhưng anh vẫn không đồng ý và quyết định giữ nó lại!
Theo Nghe nhìn Việt Nam
Tận mắt Honda Cross Cub 110: Xích thố nhỏ nhưng có võ Honda Cross Cub 110 là phiên bản độc đáo không những như xích thố đường phố mà còn có thể chạy đa địa hình tạo ra nhiều thích thú cho người hâm mộ. Honda Cross Cub 110 là một ấn phẩm độc đáo trong gia đình xe máy huyền thoại Honda Cub. Cũng giống với Honda Super Cub C125, Cross Cub 110 đời...