Hồn thiền của họa sĩ một đời vẽ tranh lụa
Ở cái tuổi xưa nay hiếm, họa sĩ Nguyễn Thị Tâm vẫn đi lại như con thoi khắp cả nước, từ miền xuôi đến miền ngược, chỉ để vẽ trực tiếp tranh phong cảnh, hoa sen, con người của những miền đất khác nhau. Tranh của bà luôn tỏa lan niềm lạc quan, nét thanh cao, thuần khiết của hoa lá, cây cỏ, của thiên nhiên rộng mở, phóng khoáng và vô ưu.
Trên 55 năm tuổi nghề, ít ai có được sức sáng tạo bền bỉ như bà – hơn ngàn bức tranh lụa, sơn dầu, thủy mặc. Nhưng để nhớ chính xác là bao nhiêu bức tranh đã vẽ thì bà chịu. Chính bà đã trải qua một giai đoạn khốn khó, vất vả trong cuộc đời, làm hết sức để nuôi 5 người con khôn lớn (để rồi có 4 người theo nghiệp hội họa của cha mẹ), và chăm chồng những năm tháng cuối đời phải chạy thận…
Làm tranh còn mang một ý nghĩa để có tiền thuốc thang cho chồng, làm đến kiệt sức – điều mà không phải ai cũng biết về gia thế của bà. Nhưng chẳng những không nhắc gì đến chuyện này, bà còn luôn dí dỏm, vui vẻ, hoạt náo, dường như cả đời mình bà đã có cách thăng bằng riêng – vẽ tranh cũng chính là thiền, là thở.
Thuần khiết tranh lụa
Vẽ tranh lụa nổi danh như một cao thủ đã đành, lại còn là người bán tranh chạy nhất, có thời vẽ bao nhiêu bị “vét” bấy nhiêu với giá vài ngàn USD, vậy mà bà luôn là người khiêm nhường, cho đó là cái may trời cho.
Bà nổi tiếng là một đàn chị hết lòng giúp đỡ các họa sĩ đồng nghiệp để họ cũng có thời gian, cơ hội đi thực tế những vùng miền xa xôi, mang về những bức tranh còn nóng hổi tâm trạng, cảm xúc ở miền quê ấy, khích lệ và chia sẻ tinh thần sáng tác với họ.
Một tác phẩm của họa sỹ Nguyễn Thị Tâm
Dòng tranh của bà thường hướng về phong cảnh quê hương, về sen – niềm cảm hứng bất tận, với đủ loại thể nghiệm, về thiên nhiên, về những người con gái với vẻ đẹp dân dã, trong trắng bước ra từ cổ tích.
Nét đặc biệt trong tranh lụa của bà là “loại bỏ tất cả những màu sắc không quá cần thiết, chỉ giữ lại phần cốt lõi để tạo ra một sự giản dị về hình thể và màu sắc. Màu trên vạn vật được xóa mờ đến trắng như lạc vào cõi thiền và bức tranh được tinh khiết, thanh cao trong sự bề bộn của xung quanh”.
Video đang HOT
Gặp họa sĩ Nguyễn Thị Tâm trong triển lãm “Sắc màu IV” tại TPHCM – nơi trưng bày tác phẩm của 10 họa sĩ nữ (bao gồm cả bà) đang là giảng viên đại học ở khắp cả nước. Sau, những tất bật, thanh toán hóa đơn, tranh thủ trả lời phỏng vấn… loáng một cái, đã thấy bà bình tâm bên câu chuyện về hội họa, về những đồng nghiệp trong nghề.
Hỏi bà cảm nhận về phòng tranh chung, bà thong thả: “Mỗi người có một phong cách khác nhau, nên cách cảm cũng tùy theo từng đối tượng người xem. Ai cũng có bằng cấp, cũng đi dạy đại học, là thạc sĩ mỹ thuật chứ không phải là giáo viên bình thường. Mình không dám đánh giá ai hơn ai, ai cũng có tay nghề chắc, có phương pháp sư phạm. Mỗi người một vẻ, một cá tính và tôi tìm thấy sự đồng cảm, sự thưởng ngoạn chính mình”.
Một ngày của bà tất bật từ sáng đến tối, chỉ có vài tiếng để vẽ, còn lại là lo đủ những việc linh tinh, kể cả làm từ thiện, tiếp khách, đưa đoàn họa sĩ đi thực tế…; Ở tuổi 77 như bà mà sức lực tràn trề, đi lại khắp nơi mình mẩy không đau nhức, ngược lại, tinh thần minh mẫn và sức vẽ dồi dào là điều hiếm có.
Cái đẹp để lại cho con cháu
Khi được hỏi, vì sao tranh bà hiện tại dường như có sự trẻ lại, sự tái sinh của một tâm hồn đầy năng lượng, qua cách nhìn đời thanh lọc, không ưu phiền, không nặng nề; tất cả bàng bạc, phảng phất một tình yêu thiên nhiên, con người, làng quê, một chút gì rất dân dã, rất Việt Nam…, bà cười nhẹ: “Chuyện này dài lắm. Nói vắn tắt, có một sự kiện làm tôi suy nghĩ cả đời. Tôi cùng nhóm bạn họa sĩ hay về quê ở ven Sài Gòn, có dịp tiếp xúc với các ông bà già. Mặc chúng tôi đùa giỡn, trêu vui, các cụ chỉ nhìn chúng tôi cười, rồi hỏi những câu hóm hỉnh.
Tôi nhận ra những người già ít nói, sống một đời sống rất giản dị, không câu nệ, không rầy rà, không lo lắng. Tôi đem thắc mắc từ nhỏ đến lớn ra hỏi, mới hay với họ, im lặng là vàng. Và từ đó, tôi muốn tranh mình vẽ cũng đạt được đến suy nghĩ rất đẹp vậy của những người đời xưa. Tôi muốn tranh của mình đẹp từ bố cục, đến tư tưởng.
Đời sinh ra mình không đẹp, thì mình phải đẹp trong tâm hồn và chính nhờ nghệ thuật, tôi tôi luyện cho mình được vẻ đẹp ấy. Đó là tinh thần của các cụ già: Tha thứ, vị tha, vì người khác. Thay vì mình nói, mình rầy rà, thì mình sẽ làm như các cụ, sẽ thông cảm, chia sẻ, tha thứ những gì tuổi trẻ mắc phải, hay lỡ xúc phạm mình… Bắt chước người xưa để nhẹ nhàng kiếp sống, được thế thì mình vô ưu.”
Tranh đèm đẹp thì người ta dễ chán, nhưng tranh vô ưu thì ai cũng thích treo trong nhà. Đúc rút kinh nghiệm sống và vẽ, bà tâm sự: “Tất cả những gì tham sân si, mình đều từ bỏ. Chính vì thế, tranh của tôi rất giản dị, dễ hiểu. Là chính mình. Mình phải sống đẹp với mình. Không bắt bí trong tranh, không chơi trừu tượng. Bộc lộ ra những gì mình cảm, để khi những ai đến xem tranh của tôi, họ sẽ đồng ý là quê hương tôi rất đẹp, con người, thành phố của tôi – tất cả đều là nhân chứng của thời tôi đang sống, chứ tôi không bóp méo sự thật. Tôi vẽ những gì mình cho là đẹp, để quên đi những buồn phiền, lo âu, thắc thỏm.
Đó cũng là bí quyết sống, bí quyết vẽ tranh của tôi. Dĩ nhiên, cuộc đời này có những cái đẹp và chưa đẹp. Cái chưa đẹp người ta tự điều chỉnh, mình chỉ giữ cái đẹp, để con cháu mình về sau sẽ nhìn ra những điều đó để đánh giá ông, bà của chúng. Chúng lần theo cái đẹp mà đi lên, chứ không phải nhìn thấy một xã hội chỉ toàn tham nhũng, đâm chém, trộm cướp, bất an… Để lại cái đẹp cho đời sau đó, chính là sứ mệnh của họa sĩ”.
Cho đến nay, họa sĩ Nguyễn Thị Tâm đã có khoảng 22 cuộc triển lãm về tranh lụa cá nhân ở nước ngoài như: Pháp, Đức, Mỹ, Thụy Sĩ, Thái Lan, Bỉ, Trung Quốc, Campuchia, gần 100 cuộc triển lãm cá nhân và tập thể ở trong nước. Hiện tại, tranh của bà được lưu giữ ở nhiều nơi như: Bảo tàng Vatican (Italia), Bảo tàng Mỹ thuật Việt nam, Bảo tàng Hội An, Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM, Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ. Ngoài ra, bà còn được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam đề xuất kỷ lục là người vẽ tranh lụa nhiều nhất.
Trong tranh có đạo
Những ai đã nhìn thấy tranh phong cảnh của họa sĩ, hay tranh vẽ sen, đều như cảm thấy có gì chạm được vào tim họ. Chính bà đã thổi vào những bức tranh về sen chút thanh tao, bí ẩn, chút dát vàng kiêu sa.
Vẽ tranh sen, bà theo phương pháp tối giản, loại đi những màu sắc, đường nét không cần thiết, thậm chí vẽ trên nền lụa trắng. Sở dĩ như vậy, vì theo bà, sen tượng trưng cho sự luân hồi: Sinh, lão, bệnh, tử, như chính đời người.
Tại sao sen có ở nhiều nước trên thế giới, mà ở VN vẫn cứ lan tỏa, có nét riêng, tại sao không phải là loài hoa khác? Và bà đã tìm thấy câu trả lời: Sen cũng như triết lý đạo Phật. Triết lý đó phải để người ta nương theo, phải thấy nó đẹp. Gần bùn mà tỏa hương thơm, nhị sen không có sâu, còn nơi nào có sen thì nước bớt đục.
“Liệu khi tối giản hóa nét vẽ hoa sen, thì sẽ có những bức đạt được ý tưởng, nhưng cũng có những bức sẽ hơi bị cứng?”. “Cái đó tùy theo cách cảm của mỗi người. Có những người tìm thấy sự đồng cảm ở tranh tôi, chính vì thế mà họ mua tranh”.
Một đời vẽ tranh quê hương, liệu bà có buồn chán? Câu trả lời là không. “Tôi vẽ cho đến hơi thở cuối cùng. Cả đời tôi dành cho vẽ”. Còn vì sao người ta thích mua tranh phong cảnh của Nguyễn Thị Tâm? Vì bà đã tìm thấy sự đồng cảm về quê hương của họ, nỗi nhớ quê của họ trong tranh mình, để họ nhìn thấy chính đó là quê hương của họ.
Tranh của bà đánh thức những gì đẹp nhất đang ngủ trong một con người, hướng về cái thiện, sự bao dung, lòng vị tha… Trong đó có đạo, theo nghĩa đạo chung. Không phân biệt đạo Phật hay đạo Thiên chúa.
Ngoài vẽ – đam mê lớn nhất, họa sĩ Nguyễn Thị Tâm còn mê làm từ thiện, bán tranh gây quỹ cứu trợ đồng bào lũ lụt, giúp đỡ trẻ em tàn tật, nạn nhân nhiễm chất độc da cam… Với bà một cuộc đời phóng khoáng, cho đi, không mong nhận lại, nên có khi bà bán được tranh với giá rất cao, có khi lại chỉ biếu không. Người ta nhìn thấy một tâm hồn thiền sư trong tranh của bà.
Theo Laodong
Tuyệt kỹ vẽ tranh bằng khói bếp của một lão nông
Sự lem luốc từ màu đen khói bếp vương trên mái nhà đã làm thức dậy tình yêu nghệ thuật, óc sáng tạo hội họa của người họa sĩ không chuyên. Bằng sự sáng tạo, tư duy nghệ thuật không tưởng, ông thổi hồn vào những lóng tre già lem luốc khói đen, biến chúng thành những tác phẩm nghệ thuật mang đậm nét đẹp văn hóa truyền thống.
Điều kỳ diệu của sự tình cờ
Ngồi ngắm người họa sĩ trung niên mày mò cạo, mài trên nền khói bếp đen bóng, ít ai ngờ ông đang nhập tâm trên con đường nghệ thuật độc nhất vô nhị. Sau những ngày xuất hiện một cách bẽn lẽn trước những người đi trước với các dòng tranh sơn dầu, sơn mài, tranh đá quý..., giờ đây, tranh khói bếp của họa sĩ Vũ Quốc Sự (SN 1959, ngụ huyện Long Khánh, tỉnh Đồng Nai) trở thành một hiện tượng nghệ thuật trong và ngoài nước. Những sáng tác của ông không chỉ được giới hội họa đánh giá cao về mặt nghệ thuật mà còn được khâm phục về cách sáng tác, dù con đường nghệ thuật của ông xuất phát từ một sự tình cờ.
Họa sĩ Vũ Quốc Sự trong công việc họa tranh khói về tướng Giáp
Họa sĩ Vũ Quốc Sự chia sẻ: "Tôi phát hiện và quyết tâm theo đuổi cách vẽ tranh bằng khói bếp trong một cách hết sức tình cờ. Trong một lần tháo dỡ mái nhà bếp (làm bằng tre nứa), tôi thấy những cây tre ở mái bếp bị khói bếp bám đen kịt. Khi bị va chạm, cọ sát trên thân những cây tre này xuất hiện nhiều hình thù độc đáo. Nhìn những hình thù ấy, tôi lại nhớ ngày còn nhỏ vẫn thấy các cụ ông hút thuốc lào bằng ống điếu làm từ cây tre gác mái bếp. Những ống điếu đó thường có khắc hình con rồng, có mây, có lửa..., bất chợt tôi nghĩ đến việc vẽ tranh trên tre đã được hun khói".
Tự tin vào khiếu hội họa của mình, vị họa sĩ không chuyên hăm hở lao mình vào ý tưởng lạ lùng nhưng độc đáo. Mấy ngày đầu làm quen với lối nghệ thuật dị biệt, ông lựa những cây tre già, lóng thẳng, dài, ghép các thanh khít lại với nhau... rồi đem đi hun khói chờ ngày vẽ trên màu đen gần gũi ấy. Theo lời ông, đó là công đoạn đầu tiên hình thành bề mặt vẽ. Muốn có một bức tranh khói, người nghệ sĩ phải đem tre đi hun khói. Ông cho biết, công đoạn này cũng vô cùng quan trọng, đòi hỏi người họa sĩ phải có những kỹ thuật, kinh nghiệm nhất định.
Ông giải thích: "Tre phải được hun khói liên tục 24/24h, trong vòng 90 ngày, cứ 3-4 ngày thì quay đảo. Trong quá trình đốt lửa hun khói, không được để lửa cháy thành ngọn mà chỉ để ngun ngún. Tre, nứa khi hun không được để quá gần lửa. Gần quá, lửa sẽ làm cho lớp khói bị giòn, tre, nứa chín quá độ khi cạo tạo tranh sẽ không đạt. Tuy nhiên, cũng không để tre quá xa lửa, vì như vậy sẽ tốn nhiều thời gian để khói bám đều. Ngoài ra, cũng cần để ý đến chất đốt để khói không gây ô nhiễm môi trường, độc hại cho con người".
Sau nhiều ngày chờ đợi khói bám, ông bắt đầu chinh phục con đường nghệ thuật riêng biệt của mình bằng những khó khăn không ngờ. Họa sĩ Vũ Quốc Sự nhớ lại: "Lần đầu tiếp xúc với lớp khói mỏng manh, giòn, dễ vỡ, dễ nứt nẻ phủ trên thân tre quả là một thách thức lớn. Đôi bàn tay tôi khi ấy chưa thật mềm mại, chưa đủ uyển chuyển để không làm làn khói mỏng tang đen tuyền kia vụn vỡ, nứt nẻ không theo ý muốn. Tôi cứ cạo rồi lại hỏng, hỏng rồi lại cạo, liên tục như thế trong nhiều ngày. Tôi đã thức biết bao đêm trằn trọc nghĩ suy, bỏ ra không biết bao ngày lao vào thử nghiệm, luyện tập nét dao, mũi kim... để rút kinh nghiệm, hoàn thiện hơn nét vẽ của mình cho đến khi ưng ý".
Cuối cùng, sự miệt mài của ông nông dân mê hội họa cũng gặt hái được những thành công. Lão nông Vũ Quốc Sự vẫn nhớ như in cảm giác vỡ òa trong hạnh phúc khi đem tác phẩm đầu tay được cạo từ khói bếp chạy khoe khắp xóm làng.
Tuyệt kỹ cạo khói thành tranh
Đã dăm năm sau ngày hoàn thành tác phẩm đầu tay có tên "Làng quê ven sông" ròng rã một tháng trời mới thành phẩm, đến nay, ông đã đạt độ chín trong nghề vẽ tranh bằng khói bếp trên tre, nứa. Chia sẻ về những kỹ thuật đã trở thành tuyệt kỹ riêng, họa sỹ Vũ Quốc Sự cho biết: "Thực ra phải gọi là cạo mới chính xác, bởi người vẽ không dùng bút dùng màu mà chỉ là mũi kim, dao cạo và một cục đá mài. Nghệ sĩ bằng con mắt thẩm mỹ của mình cạo đi lớp khói đen bám trên thân tre với độ dày mỏng, đậm nhạt, tối sáng khác nhau để tạo hình, tạo cảnh. Trong các công đoạn hình thành một tác phẩm tranh khói bếp thì cạo khói là công đoạn khó nhất và mang tính quyết định".
Theo đó, người cạo tranh một khi đã đặt dao cạo xuống nền khói đen là phải đảm bảo độ chính xác tuyệt đối vì khói bị cạo đi coi như đã mất không thể hun khói lại được. Quá trình sáng tác thể loại tranh trên như nhiều họa sỹ hàng đầu nhận định là một sự thách thức thực sự với lòng kiên nhẫn và sự tỷ mỷ, khéo léo của đôi tay. Ông Sự khẳng định: "Để hình thành một tác phẩm tranh khói bếp nhất thiết phải trải qua các công đoạn nhất định, không thể thêm hoặc bớt đi bất kỳ một công đoạn nào. Mỗi công đoạn đều có chức năng, tác dụng riêng ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm".
Trong khâu chuẩn bị nguyên liệu, ông thuê thợ chọn tre theo tiêu chuẩn không trầy sước vỏ ngoài rồi đem ngâm xử lý mối, mọt, mốc, mục. Sau đó, số tre này được đem phơi khô, cắt, chẻ, kết lại thành tấm theo kích thước đã định sẵn rồi đem đi hun khói. Thời lượng hun khói cũng phải tuân thủ theo nguyên tắc, kinh nghiệm của ông họa sĩ không chuyên. Sau hơn 1 tháng hun khói, ông sẽ là người cuối cùng hoàn tất những tác phẩm hội họa kỳ diệu bằng kỹ thuật cạo trên nền khói bếp đen kịt.
Ông chia sẻ: "Quá trình cạo tranh không thể gượng ép mà tùy vào cảm xúc người làm. Có thể mất đến cả tháng để cạo xong một bức tranh, nhưng cũng có khi chỉ cần vài giờ đồng hồ đã hoàn thành. Sáng tạo phải có sự hưng phấn, phải "đắm" nghề mới theo nghề được. Ngoài năng khiếu trời cho, người cạo tranh phải tuân thủ nguyên tắc vàng: Tỉ mỉ, chính xác, giàu lòng đam mê bởi những làn khói sau khi khô rất dễ gãy vỡ. Không giống như vẽ tranh dầu hay tranh sơn mài, có thể tạm dừng cuộc chơi giữa chừng, việc "vẽ" tranh khói bắt buộc phải liên tục. Vì để lâu khói khô sẽ dễ vỡ vụn khi cạo. Hơn thế, khi cạo người nghệ sĩ không được phép sai lầm dù là nhỏ nhất vì đã lỡ tay cạo đi thì không thể hun khói lại được nữa".
Độ tinh xảo, thần thái của bức tranh hiện lên từ màu đen khói bếp bị người xem lầm tưởng là họa sĩ vẽ bằng các loại sơn cao cấp. Ông kể: "Tôi vẽ tranh bằng khói nên tôi tự đặt tên cho thể loại tranh tôi vẽ là tranh khói. Thế là chính xác vì tranh của tôi chỉ kết hợp đúng hai chất liệu là khói và tre nứa. Tuy nhiên, khi xem tranh của tôi, nhiều người cho rằng tôi vẽ bằng sơn và không tin màu đen kia là khói bám trên các thanh tre, nứa, những chất liệu rất Việt Nam. Họ chỉ tin khi trực tiếp nhìn tôi dùng mũi kim chấm phác thảo tranh trên nền khói đen bám trên các mảnh tre nhỏ rồi dùng dao cạo đi phần khói đen đó để tạo hình, tạo khối, đường nét mềm mại, khô cứng, tối sáng khác nhau".
Theo Người đưa tin
Đầu năm, rủ nhau đi vẽ chân dung Chán chụp ảnh, nhiều người thích ngồi chừng 20 phút, cho các họa sĩ ngắm nghía và vẽ chân dung. Ngày đầu tiên của năm 2013, một lượng lớn người dân đã đổ về hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội) dạo chơi. Không ít người thay vì chụp ảnh, lại thích ngồi yên chừng 20 phút để các họa sĩ vẽ tranh dạo ký...