Hơn nửa triệu người Palestine mất việc làm
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) ngày 18/3 công bố báo cáo cho thấy xung đột giữa Israel và Phong trào Hồi giáo Hamas đã “thổi bay” hơn 500.000 việc làm trong giai đoạn từ tháng 10/2023 đến cuối tháng 1/2024 trên khắp các vùng lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng, trong khi các hoạt động kinh tế tại Dải Gaza bị đình đốn hoàn toàn.
Người dân chờ được phát thực phẩm cứu trợ tại thành phố Rafah, Dải Gaza, ngày 14/3/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Số liệu của ILO và Cơ quan Thống kê Trung ương Palestine (PCBS) chỉ ra rằng Dải Gaza đã mất 201.000 việc làm, trong khi Bờ Tây mất 306.000 việc làm kể từ khi cuộc xung đột tại Dải Gaza bắt đầu nổ ra ngày 7/10/2023.
Tuy nhiên, số người Palestine mất việc làm tại thời điểm hiện nay có thể cao hơn nhiều, các hoạt động kinh tế tại Gaza hiện đã đình lại để tránh ảnh hưởng từ các chiến dịch không kích của quân đội Israel.
Video đang HOT
Giám đốc khu vực các quốc gia Arab tại ILO – bà Ruba Jaradat đánh giá: “Tại Dải Gaza, các cơ sở hạ tầng năng lượng và nước, trường học, các cơ sở y tế và cơ sở kinh doanh đã bị phá hủy. Tình trạng này đã làm tê liệt toàn bộ nền kinh tế cũng như thị trường lao động tại đây, để lại những hậu quả nghiêm trọng đối với cuộc sống và sinh kế của người Palestine trong nhiều thế hệ kế tiếp”.
Các ước tính của ILO và PCBS cũng cho thấy tỷ lệ thất nghiệp ngày càng tăng có thể gây tổn thất về thu nhập của người lao động 21,7 triệu USD/ngày tại các vùng lãnh thổ Palestine. Nếu tính cả tổn thất của người lao động trong khu vực công, con số này có thể tăng lên 25,5 triệu USD/ngày.
Theo ILO, tổ chức này đang phối hợp với các cơ quan khác của Liên hợp quốc (LHQ) giới thiệu chương trình cứu trợ, đánh giá và phục hồi gồm 3 giai đoạn để hỗ trợ các gia đình người lao động, cũng như người sử dụng lao động tại các vùng lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng. ILO đã kêu gọi quyên góp 20 triệu USD để tài trợ cho kế hoạch này.
Bà Jaradat cho biết cuộc xung đột tại Gaza đã gây ra một cuộc khủng hoảng kinh tế – xã hội tồi tệ chưa từng có. Bà nêu rõ: “Chúng tôi đang làm việc với các đối tác để cung cấp cả cứu trợ ngay lập tức và hỗ trợ lâu dài nhằm giảm thiểu tác động của cuộc khủng hoảng đối với những người lao động và người sử dụng lao động Palestine bị ảnh hưởng”.
Theo ước tính của PCBS, với các hoạt động kinh tế bị đình đốn, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tại các vùng lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng đã giảm 1/3 trong quý IV/2023, với mức giảm hơn 80% được ghi nhận ở Dải Gaza và 22% ở Bờ Tây. Nếu xung đột tiếp tục kéo dài đến giữa năm 2024, GDP của Dải Gaza và Bờ Tây sẽ giảm thêm 15 điểm phần trăm.
Công bố sáng kiến 'Thực phẩm cho Gaza'
Ngày 11/3, sáng kiến "Thực phẩm cho Gaza" đã được 3 cơ quan viện trợ đa phương cùng Italy công bố nhằm điều phối các nỗ lực nhân đạo quốc tế.
Hàng viện trợ được thả bằng dù từ máy bay xuống Dải Gaza ngày 8/3/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Sự kiện được tổ chức tại trụ sở Bộ ngoại giao Italy, với sự tham dự của Tổng giám đốc Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) Khuất Đông Ngọc (Qu Dongyu); Giám đốc điều hành Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) Cindy McCain và Phó Tổng thư ký Liên đoàn Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế Xavier Castellanos.
Phát biểu tại sự kiện, Phó Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Italy Antonio Tajani cho biết sáng kiến "Thực phẩm cho Gaza" được thực hiện nhằm tăng cường viện trợ lương thực và y tế cho vùng lãnh thổ Palestine này trong thời gian ngắn, sau đó về lâu dài sẽ tập trung vào tái thiết xã hội và khôi phục cuộc sống của người dân nơi đây. Sáng kiến cũng hướng tới mục tiêu điều phối các dự án của 3 tổ chức trên và tạo ra hành lang viện trợ nhân đạo. Hành lang này sẽ được thiết lập từ đảo quốc Cyprus ở Địa Trung Hải.
Ông Tajani lưu ý thêm rằng những nỗ lực vận chuyển hàng viện trợ cho người dân ở Gaza hiện nay qua đường hàng không vẫn không thể đáp ứng đủ nhu cầu nhân đạo hiện nay tại vùng lãnh thổ này.
Liên quan xung đột giữa Israel và Phong trào Hồi giáo Hamas tại Dải Gaza, cùng ngày 11/3, Ngoại trưởng Israel, ông Israel Katz đã kêu gọi Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) gây sức ép lớn để Hamas trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho những người bị lưc lượng này bắt giữ trong cuộc đột kích vào Israel ngày 7/10 năm ngoái.
Trước đó, tại HĐBA, Đại sứ Palestine tại LHQ Riyad Mansour cáo buộc Israel "theo đuổi việc cưỡng bức di dời người dân Palestine bằng cách biến Gaza thành nơi không thể sống được".
Cơ quan y tế tại Dải Gaza cho biết hơn 31.000 người Palestine đã thiệt mạng và hơn 72.000 bị thương tại vùng lãnh thổ này kể từ khi nổ ra xung đột giữa Hamas và Israel vào ngày 7/10/2023. Trong khi đó, phía Israel thống kê 1.200 người đã thiệt mạng ở nước này và Hamas đã bắt giữ 253 con tin trong cuộc tấn công ngày 7/10.
Hamas nêu điều kiện về việc cung cấp thuốc men cho các con tin ở Dải Gaza Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông - Bắc Phi, ngày 17/1, một quan chức hàng đầu của Phong trào Hồi giáo Hamas đã công bố các điều kiện mới liên quan đến việc cung cấp thuốc cho các con tin bị nhóm này bắt giữ ở Dải Gaza, khẳng định rằng các đoàn xe chở thuốc men cần phải được miễn kiểm...