Hơn nửa triệu máy tính tại Việt Nam bị theo dõi bởi phần mềm gián điệp
Tại Việt Nam, đã có hơn 560.000 máy tính bị theo dõi bởi BrowserSpy, số lượng này đang tiếp tục tăng nhanh.
Theo BKAV, hệ thống giám sát virus của công ty vừa phát hiện một loại mã độc gián điệp nằm vùng nguy hiểm BrowserSpy. Loại mã độc này có khả năng theo dõi người dùng, lấy cắp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng, mật khẩu Gmail, Facebook…
Tại Việt Nam, đã có hơn 560.000 máy tính bị theo dõi bởi BrowserSpy, số lượng này đang tiếp tục tăng nhanh.
BrowserSpy ẩn mình trong các phần mềm giả mạo được hacker đưa lên Internet để lừa người dùng tải về. Khi được kích hoạt, BrowserSpy sẽ cài một plug-in (extention) độc hại vào trình duyệt để theo dõi, giám sát người dùng.
Hơn 560.000 máy tính bị theo dõi bởi BrowserSpy, số lượng này đang tiếp tục tăng nhanh.
Video đang HOT
Theo đó, BrowserSpy có thể âm thầm đánh cắp thông tin cá nhân, thu thập nội dung tìm kiếm, đọc trộm email, lịch sử truy cập web… Nghiêm trọng hơn, BrowserSpy có khả năng cập nhật và tải thêm các mã độc khác nhằm kiểm soát máy tính, thực hiện tấn công có chủ đích APT.
Ông Vũ Ngọc Sơn, Phó chủ tịch phụ trách mảng Chống mã độc (Anti Malware) của Bkav cho biết: “Máy tính bị nhiễm mã độc BrowserSpy không có biểu hiện gì đặc biệt, nên người sử dụng rất khó tự phát hiện. Người dùng cần đổi mật khẩu cho các tài khoản Gmail, Facebook… đặc biệt là tài khoản ngân hàng”.
Đồng thời, người dùng không nên tải các phần mềm từ nguồn không đảm bảo và sử dụng các phần mềm diệt virus trên máy tính để được bảo vệ toàn diện.
Thế Anh
Theo Zing
Smartphone thường trực nguy cơ bị theo dõi
Điện thoại thông minh có thể bị cài phần mềm nghe lén khi người dùng bấm vào liên kết chứa mã độc được gửi thông qua tin nhắn hay email.
Theo các chuyên gia bảo mật và những nhóm tự do dân sự, chính phủ các nước trên toàn thế giới đang tăng cường sử dụng phần mềm gián điệp để giám sát các hoạt động trên smartphone của người dân, bao gồm chụp ảnh màn hình, đọc email hay theo dõi hành vi.
Sự gia tăng của phần mềm gián điệp xuất hiện khi thông tin liên lạc điện tử được mã hóa, gây khó khăn cho các cơ quan thực thi pháp luật và làm giảm khả năng giám sát của chính phủ,Voanews cho biết.
Smartphone có thể dính phần mềm nghe lén khi người dùng bấm vào liên kết chứa mã độc. Ảnh minh họa.
Trong vài năm trở lại đây, một số công ty đã bắt đầu bán các phần mềm theo dõi. Mã độc được gửi đi như một tin nhắn văn bản có kèm link. Khi người dùng bấm vào liên kết thì lập tức thiết bị sẽ "nhiễm bệnh". Lúc này bên thứ ba có thể đọc email, lấy dữ liệu, nghe lén cũng như theo dõi chuyển động của người dùng.
Những công ty bán phần mềm gián điệp cho các cơ quan chính phủ nhấn mạnh rằng nó chỉ được sử dụng một cách hợp pháp, cho mục đích chống tội phạm và khủng bố. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu an ninh và nhóm tự do dân sự cho rằng một số chính phủ đã lạm dụng công cụ trên để theo dõi các nhà hoạt động nhân quyền, nhà báo hay nhiều cá nhân khác.
Chẳng hạn một số nhà hoạt động và nhà báo ở Mexico đã nhận được những tin nhắn và email có chứa liên kết đến mã độc. Nếu nó được kích hoạt thì thiết bị của họ sẽ bị theo dõi. Trong vài trường hợp, những tin nhắn và email trên đến từ những cơ quan tin cậy, chẳng hạn Đại sứ quán Mỹ.
Eva Galperin, Giám đốc an ninh mạng của Electronic Frontier Foundation, một tổ chức về quyền lợi số, cho biết việc sử dụng phần mềm gián điệp ở cấp độ quốc gia trước đây chỉ giới hạn trong một số chính phủ. Tuy nhiên, hiện tại, giá của các phần mềm theo dõi đã giảm, các nước có thể chi vài trăm nghìn USD để sở hữu.
Mike Murray, Phó chủ tịch Bảo mật an ninh của Lookout, cho biết có sự gia tăng doanh số của các phần mềm "đánh chặn hợp pháp" những năm gần đây. Những quốc gia không tự tạo ra phần mềm giám sát của riêng mình, giờ đây có thể mua các công cụ giám sát tinh vi.
Lookout, hãng cung cấp phần mềm bảo mật, đã nhận được thông tin từ hơn 100 triệu điện thoại mỗi tháng tại hơn 150 quốc gia. Công ty phát hiện phần mềm độc hại "ở mọi nơi trên thế giới", Murray nói.
Bảo Anh
Theo VNE
Phần mềm gián điệp tấn công Mac trong nhiều năm Một phần mềm độc hại mới là Fruitfly đã tấn công người dùng Mac trong nhiều năm mà không bị phát hiện, điều này khiến nhiều người dùng Mac bắt đầu cảm thấy bất an với hệ điều hành của Apple. Fruitfly được cho là đã tấn công người dùng Mac trong nhiều năm qua. ẢNH CHỤP MÀN HÌNH THEHACKERNEWS Theo ZDNet, mặc...