Hôn nhau chia tay tuổi học trò: Có gì sai?
Những nụ hôn tình tứ của teen Trần Phú trao nhau khiến một số người xem “giật mình”.
Lễ bế giảng tổng kết năm học của trường THPT Trần Phú (Hà Nội) diễn ra vào sáng qua (22/5) để lại niềm tiếc nhớ cho những học sinh cuối cấp sắp phải chia tay tuổi học trò. Trong giây phút xúc động ấy đã có những giọt nước mắt rơi xuống, những chùm bóng bay chở ước mơ vụt lên cao và những cái ôm thân thiết… tất cả tạo lên một khung cảnh xúc động, nghẹn ngào.
Không chỉ vậy, trong khoảnh khắc chia tay thầy cô, bè bạn người ta còn thấy teen Trần Phú trao nhau nụ hôn vội vàng giữa sân trường trong ngày tổng kết. Hình ảnh ấy khi được chia sẻ trên các diễn đàn xã hội vấp phải nhiều ý kiến trái chiều.
Nụ hôn chia tay của học sinh THPT Trần Phú vấp phải nhiều ý kiến trái chiều (Ảnh: Trí thức trẻ)
Nhiều người không “vừa mắt” với hình ảnh các bạn học sinh ghì chặt, hôn nhau trong khi đang còn khoác trên mình tấm áo trắng học trò. Nhưng cũng nhiều người chia sẻ, đó chỉ là cách thể hiện tình cảm với bạn bè trong giờ phút chia tay, chỉ nên cảm thông chứ không nên phán xét.
Nick name Tuấn Anh viết: “Các phụ huynh nhìn thấy hình ảnh này chắc sốc lắm đây. Bọn trẻ vẫn còn là học sinh mà táo bạo quá, dù là ngày chia tay đi nữa thì cũng chỉ nên nắm tay, ôm nhau thể hiện tình cảm thôi chứ ghì chặt rồi hôn nhau như vậy nhìn kiểu gì cũng thấy không hay cho lắm”.
Nick name Anh Tuấn cũng chia sẻ: “Lúc trước, dù có yêu nhau đi chăng nữa thì cũng chỉ dám dấm dúi nắm tay nhau chứ không công khai như bây giờ. Cứ cho là thời đại mới thoáng hơn, nhưng cũng không đến mức mặc áo dài, đồng phục trắng hôn nhau giữa sân trường như vậy. Cảnh tượng đó ít nhiều làm mất đi sự hồn nhiên trong trắng của tuổi học hò”.
Nick name Chung Nguyen ái ngại: “Mặc áo dài mỏng mà ghì nhau hôn chặt thế kia thì không phải là ngọt ngào hay tình cảm gì cả, nhất là ở tuổi này”.
Video đang HOT
Nụ hôn vội trong giờ khắc chia tay tuổi học trò… (Ảnh: Trí thức trẻ)
Tuy vậy, không ít người cho rằng, mọi người đang nhìn nhận vấn đề quá khắt khe. Vì đây là dịp đặc biệt, là những giây phút cuối cùng của thời học sinh nên nhiều bạn trẻ sẽ không kìm nén được tình yêu dành cho người mình yêu thương và một nụ hôn trao nhau cũng không có gì “quá lố”.
Bạn Trương Tú Linh (học sinh lớp 10) chia sẻ: “Có thể, đối với người lớn, các bậc phụ huynh những hình ảnh này có phần không hay cho lắm. Nhưng đối với học sinh chúng mình thì đó đơn giản chỉ là cách thể hiện tình cảm lúc chia tay. Tình cảm học trò là thứ tình cảm đẹp. Chỉ cần nghĩ trong sáng thì nó rất trong sáng”.
Bạn Phạm Anh Đức (sinh viên năm cuối trường Đại học Ngoại thương) cũng cùng quan điểm: “Mình thấy chuyện thể hiện tình cảm thế này là bình thường và trong giờ phút chia tay tuổi học trò thì một nụ hôn không có gì quá to tát. Việc thể hiện tình cảm vào một dịp đặc biệt với một người đặc biệt bằng nụ hôn không đáng bị lên án như vậy bởi nó đẹp. Hơn nữa, tốt nghiệp cấp ba là các bạn đều đã 18 tuổi rồi, đầy đủ quyền và nghĩa vụ của một công dân. Vì vậy, mọi người không nên khắt khe với một nụ hôn ở tuổi 18″.
… liệu có đáng bị phán xét? (Ảnh: Trí thức trẻ)
Bạn Nguyễn Tú chia sẻ: “Ngày xưa, mình từng thích một cô bạn cùng trường trong suốt 3 năm liền. Dù biết cô bạn ấy cũng có ý với mình nhưng vì nhút nhát nên mình không dám thể hiện tình cảm. Buổi bế giảng kết thúc thời học sinh, mình chuẩn bị một bó hoa, muốn đến tặng và nắm tay cô ấy nói tạm biệt nhưng cuối cùng lại chỉ dám đứng nhìn từ xa. Giờ nghĩ lại thấy nuối tiếc thật. Bọn trẻ bây giờ mạnh dạn hơn, trưởng thành hơn, dám nắm tay, ôm, thậm chí là hôn nhau lúc chia tay. Cũng xứng đáng với khoảnh khắc trọng đại của một đời người lắm đấy chứ”.
Tuổi học trò qua đi không bao giờ trở lại. Dù còn nhiêu tranh cãi, nhưng nụ hôn lúc chia tay chắc hẳn sẽ là kỷ niệm khó quên của các bạn học sinh.
Theo 24h
"Ngày mẹ vợ mất, anh có mặt được mấy hôm?"
Mẹ nói cha: "Ngày mẹ vợ mất, anh có mặt được mấy hôm? Chỉ đúng vài tiếng sau khi mẹ vợ ông mất. Cái áo tang của anh còn phẳng như lúc tôi đưa cho thì giờ anh đòi đi đâu, đi làm gì?".
Đọc bài viết của chủ topic mà tôi xót xa thay cho cái văn minh thực dụng bây giờ. Gia đình tôi cũng gần giống như anh vậy, chỉ có đôi chút khác biệt.
Tôi được sinh ra trong một gia đình nói giàu có thì không nhưng cũng có chút của ăn của để. Nhà tôi có hai anh em, tôi là con cả và một em gái nữa.
Ngày tôi còn bé cha mẹ tôi thường hay đi làm cả ngày nên không thể chăm con từng li từng tí. Ngay khi vào lớp một, tôi được ba mẹ gửi cho ông bà ngoại nuôi. Có lẽ vì thế mà tình cảm của tôi dành cho ông bà ngoại sâu sắc hơn hẳn bên nhà nội.
Sống được với ông bà ngoại vài tháng thì ông ngoại mất. Nhà chỉ còn mỗi bà ngoại chăm lo cho tôi từng miếng cơm, giấc ngủ, soạn cho cả cuốn tập để mai vào lớp không thiếu này quên nọ. Ở được vài năm thì ba mẹ đón tôi về vì đã có thời gian rảnh hơn mà chăm con. Thế nhưng mỗi cuối tuần tôi đều được mẹ chở về thăm ngoại.
Mẹ tôi nói cha: "Ngày mẹ vợ ông mất, ông có mặt được mấy hôm? Chỉ đúng vài tiếng sau khi mẹ vợ ông mất.." (Ảnh minh họa)
Chỉ cách đây vài tháng, ngoại tôi mất. Tôi đau xót rất nhiều. Tuy là con trai nhưng nỗi mất mát quá lớn khiến tôi như chững lại. Tôi khóc nhiều, buồn cũng nhiều, cũng đau đớn khôn tả. Thế nhưng điều tôi đau hơn chính là cha mình - Người luôn thương yêu, lo lắng và thậm chí ngay cả bây giờ khi tôi đi làm rồi, có lương nhưng ông vẫn hay hỏi còn tiền không nếu hết ông sẽ cho thêm.
Cha tôi cũng sinh ra trong một gia đình đông anh em. Nhưng ông không được ông bà nội cưng chiều lo lắng như những anh em khác trong nhà. Tôi biết vì thế mà cha luôn yêu thương và lo lắng cho anh em chúng tôi đều nhau và công bằng nhất có thể.
Gia đình bên nội giàu có hơn, nên mỗi người con trong nhà đều có một căn nhà riêng. Bà nội ở với chú út và vì không thương yêu cha tôi như những chú bác khác nên đối với chúng tôi cũng rất nhạt. Đối với cha, ông luôn vì thế mà gần như sống đơn độc trong gia đình bên nội. Đối với ông dường như chỉ có gia đình chúng tôi là gia đình duy nhất. Cái suy nghĩ ấy cứ quẩn quanh trong đầu ông như thế.
Ngày ngoại mất vì quá đau buồn nên tôi cứ thường hay rúc vào một góc gần quan tài mà khóc chẳng để ý gì xung quanh nên gần như chẳng biết gì. Mọi chuyện cứ thế qua đi và sẽ là không có gì nếu như sau ngày hôm ấy cha tôi không làm lớn chuyện.
Sau đám tang ngoại được chôn trong một nghĩa trang công giáo trên tỉnh Đồng Nai. Mộ xây xong, nhà ngoại họp mặt đi xuống dưới để xin lễ, đọc kinh. Cha tôi là người thích đi đây đi đó nên muốn đi theo mẹ. Tối hôm ấy cả gia đình chúng tôi ngồi đó, mẹ thẳng thừng nói không còn chỗ. Tôi không hiểu tại sao mẹ nói thế khi ít ngày trước tôi biết được rằng mọi người sẽ đi xe máy và mẹ đi chung với cậu Tân - con nuôi của ông bà ngoại.
Tại sao mẹ không đi với cha tôi? Tại sao mẹ không muốn cha tôi đi? Mọi câu hỏi cứ thế hiện lên trong đầu tôi. Cha tôi vì giận nên làm lớn chuyện nói này nọ và rồi họ cãi nhau. Và sau đó là cái sự thật mà tôi không biết cũng chẳng muốn biết và hy vọng đừng bao giờ biết đã được tiết lộ.
Mẹ tôi nói cha tôi: "Ngày mẹ vợ mất, anh có mặt được mấy hôm? Chỉ đúng vài tiếng sau khi mẹ vợ anh mất. Mấy ngày sau người ta hỏi tôi, anh ở đâu, tôi đã chẳng biết phải trả lời sao. Cái áo tang của anh còn phẳng như lúc tôi đưa cho thì giờ anh đòi đi đâu, đi làm gì?". Nghe mẹ nói vậy, tôi như chết sững. Mọi thứ về cha khiến tôi thất vọng.
Thế nhưng dường như với cha tôi thế vẫn còn chưa đủ. Cha tôi nói rằng: "Nhà ngoại có lo cho nhà này được cái gì đâu mà bắt tôi phải túc trực ở đó mấy ngày? Tôi còn phải đi làm chứ có rảnh đâu mà cứ ở đó?". Tôi chỉ biết cười, cười cái sự chua xót ở đời.
Ừ thì nhà ngoại khó khăn hơn nên khi chia nhà, mẹ tôi không lấy phần. Ừ thì nhà nội cho gia đình tôi hẳn một miếng đất để xây nhà nhưng chỉ vì lí do như thế mà cha đã vội phủi băng đi cái trách nhiệm của một người con rể. Cha đã quên ai chăm lo cho con cha thuở bé khi mà cha nói không có thời gian thì gửi qua bên ngoại đi.
Khi mà mỗi lần tổ chức tiệc tùng bên ngoại, bà ngoại đều nhắc: "Tụi bay không kêu thằng Thịnh à?". Khi cha chưa tới, mỗi khi cha nhậu say trên đó ngoại cũng đều nhắc: "Về sớm, ngủ đi, sáng mai còn đi làm". Vậy ra trong đầu cha chỉ có mỗi chuyện mẹ không thừa kế được gì từ nhà ngoại!!!
Tôi đau khôn xiết, thật sự chông chênh và mất đi niềm tin duy nhất về chỗ dựa của mình (Ảnh minh họa)
Tôi đau khôn xiết, thật sự chông chênh và mất đi niềm tin duy nhất về chỗ dựa của mình. Tôi đã muốn đứng thẳng lên nói với cha rằng: "Nếu cha làm thế, cha không sợ sau này con rể, con dâu của cha cũng đối xử với cha như thế sao?". Nhưng tôi không đủ can đảm và cũng không đủ sự mất dạy để nói với ông như thế.
Song có lẽ cũng từ đó trong tôi cha đã mất đi phần nào sự tin tưởng và quý trọng trong tôi. Có lẽ nó sẽ theo tôi suốt cuộc đời và đến lúc thành gia lập thất tôi cũng sẽ sợ, một nỗi sợ vô hình về một người tôi đang gọi là cha.
Theo VNE
Trói được tôi, vợ lén đi phá thai Cưới xong, tôi thắc mắc không hiểu sao bụng vợ không to lên, tôi muốn đưa vợ đi khám thì cô ấy nằng nặc không cho, muốn tài xế riêng đưa đi. Sau này mới vỡ lẽ là cô ấy đi phá. Người đàn ông dù thông minh nhất cũng có những quyết định sai lầm, đặc biệt trong hôn nhân, đó là...