Hôn nhân Việc gì phải vội?
Nếu bạn nghĩ nghĩa vụ của người vợ chỉ đơn giản gói gọn trong việc “nhà cửa” với mấy việc lặt vặt như nấu cơm, rửa bát, giặt giũ, dọn dẹp… thì lầm to.
Từ xưa đến nay, trong sách vở, trong những bài ca dao tục ngữ hay sâu trong quan niệm cũ, hi sinh là một đức tính đáng trân trọng của người phụ nữ. Tuy nhiên thời đại thay đổi, xã hội phát triển, nó bị xem như là cam chịu, đẩy người phụ nữ vào thân phận thấp cổ bé họng. Đối với cá nhân tôi mà nói, tôi cho rằng đức tính hi sinh vẫn là một phần tốt đẹp của con người, chỉ là định kiến xã hội biến chất. Bởi suy cho cùng, việc gì cũng có mặt tốt và mặt xấu, trong tối ngoài sáng, không nên coi tất cả chuẩn mực đạo đức là xảo trá, giả dối, vô bổ, vô lý.
Hôn nhân – Việc gì phải vội?
Hi sinh – không phải là cúi mình, khuất phục trước bất công mà là thật lòng vì yêu thương nên chấp nhận đánh đổi thứ gì đó.
Tôi cảm thấy, độ tuổi từ 18 đến 25 là thời kỳ xuân sắc nhất của con gái. Đáng lẽ họ nên tung cánh bay khắp phương trời để khám phá thế giới rộng lớn biết bao nhiêu, hoặc vạch ra những kế hoạch nhằm thực hiện ước mơ và hoài bão, sống vì bản thân mình. Giai đoạn này không còn nhỏ nhít, nhưng bảo là lớn thì cũng chưa phải, ta vẫn còn thiếu kinh nghiệm lẫn sự trưởng thành nhiều lắm, nhất là trong nền tảng giáo dục mà phần lớn 18 tuổi cha mẹ vẫn lo lắng cho con trẻ từng li từng tí, dựa dẫm, không có tính độc lập.
Nếu lập gia đình ở thời điểm này, sự đổ vỡ hôn nhân là điều dễ hiểu bởi “cái tôi” bản thân vẫn tồn tại quá cao, ta chưa đủ chín chắn trong suy nghĩ lẫn cách đối nhân xử thế. Bạn thử nghĩ mà xem, sống với người thân ruột thịt từ nhỏ đến lớn đôi khi còn xảy ra mâu thuẫn, huống hồ sống cùng người xa lạ sao tránh khỏi xung đột. Có thể chúng ta đã tìm hiểu đối phương trước khi quyết định đi tới hôn nhân, nhưng trên thực tế, khi sống chung mới nảy sinh biết bao bất tiện chẳng ngờ tới.
Tôi khá ấn tượng với nhân vật chị Lý của nhà văn Ma Văn Kháng qua lời thoại: “Mười tám đôi mươi, thật ra chỉ mới biết sơ sơ thằng chồng mình mồm ngang mũi dọc, mắt mọc hai bên thôi, chứ đã biết tâm tính, triển vọng nó như thế nào. Đã làm gì có kinh nghiệm nhận xét người. Như tôi đây lấy ông Đông lúc mười bảy tuổi, hồn nhiên thì có, nhưng ai dám đảm bảo là đã lựa chọn đúng người mình sẽ chung sống suốt đời được?” “Đáng lẽ phải để đến bốn mươi như bây giờ hãy lấy chồng, vì bốn mươi mới có kinh nghiệm sống, mới hiểu đời, hiểu người, mới chín chắn, chín tới, chín nẫu ra.”.
Tất nhiên tới bốn mươi mới lấy chồng chỉ sợ ế chỏng chơ, quan trọng là bản thân ta hiểu rõ khi nào đã sẵn sàng cho một mối quan hệ ràng buộc và trách nhiệm. Khoảng thời gian nói trên, chẳng phải rất thích hợp để tích lũy sao? Việc gì phải vội!
Phụ nữ đừng nên trói buộc cuộc đời mình vào đàn ông quá sớm. Họ ấy mà, cũng như chúng ta thôi, chỉ khi đủ trải nghiệm mới trở thành người có thể tin tưởng cùng ta vun đắp trọn hai chữ nghĩa tình.
Tuy vậy, vẫn có những cô gái trẻ gặp được người đàn ông mình yêu thương mà chấp nhận từ bỏ tuổi trẻ lẫn tự do. Đó là lựa chọn của mỗi người, không thể trách họ khôn hay dại. Chỉ biết rằng sau đó là một quãng thời gian không mấy dễ dàng. Trong khi các cô gái khác tự do bay nhảy, họ chôn tuổi xuân ở đó, học cách vun vén nhà cửa, gia đình… Tôi hay trầm trồ về sự đảm đang và trưởng thành của mấy cô bạn thân đã trải qua hôn nhân từ sớm, dù họ thường ra rả điệp khúc “lấy chồng sớm làm gì”. Có lẽ, những người phụ nữ đã và đang lập gia đình hiểu rõ điều này nhất. Xung quanh tôi, họ vẫn luôn tất bật với cuộc sống, đầu tắt mặt tối vì gia đình, vì chồng con. Chẳng mấy ai biết họ đã hi sinh bao nhiêu để duy trì cuộc sống hôn nhân.
Xã hội bây giờ khuyến khích phụ nữ nên có sự nghiệp riêng để tránh quá phụ thuộc vào chồng, đồng thời san sẻ gánh nặng cho nửa kia. Tôi tích cực ủng hộ điều này! Tuy nhiên, tôi tự hỏi, một ngày làm tám tiếng, về nhà lại lo cơm nước, dọn dẹp nhà cửa, chăm chồng chăm con và ti tỉ thứ việc khác… họ làm cách nào để cân bằng thời gian và sức lực? Nếu may mắn gặp được anh chồng tốt, chịu chia sẻ việc nhà với vợ con thì quá tuyệt vời rồi. Nhưng thực tế, đa số đều khoán hết cho vợ, hoặc cùng lắm chỉ giúp được một phần rất nhỏ.
Hôn nhân – Việc gì phải vội?
Video đang HOT
Nếu bạn nghĩ nghĩa vụ của người vợ chỉ đơn giản gói gọn trong việc “nhà cửa” với mấy việc lặt vặt như nấu cơm, rửa bát, giặt giũ, dọn dẹp… thì lầm to. Trách nhiệm làm vợ, làm mẹ, làm con dâu, điều hòa ứng xử trong mối quan hệ nội ngoại… lớn lao hơn nhiều. Và chẳng ai làm hộ hay thay thế được cả. Đối với mâu thuẫn tất yếu giữa người trong gia đình bên chồng, có những lúc họ nhận thiệt thòi, nhún nhường nhằm giữ hòa khí. Bạn không thể lúc nào cũng đòi hỏi công bằng, có những việc “ngậm bồ hòn làm ngọt” còn hơn “chuyện bé xé ra to”, một điều nhịn bằng chín điều lành. Nếu không chấp nhận và vượt qua ắt dẫn đến trục trặc kéo dài và ly hôn chỉ là sớm hay muộn. Tôi không nói đến các vấn đề nghiêm trọng như bạo lực gia đình mà chỉ dừng lại ở mâu thuẫn đơn thuần, cũng không cổ súy phụ nữ phải cam chịu, nhịn nhục kể cả khi bị khuất tất. Chỉ là, trong một số trường hợp, lấy chữ “nhẫn” làm trọng. Mà để học được chữ “nhẫn” chắc phải mất cả đời.
Chính vì thế, phần lớn những người phụ nữ trải qua cuộc sống hôn nhân một thời gian dài thường than thở với tôi: “Chỉ ước chồng nuôi được mình!” Nhưng ao ước vẫn chỉ là ao ước, họ vẫn phải nai lưng ra kiếm tiền, lo từng đồng từng hào.
Theo Blogtamsu
"23 tuổi mà sức em giờ chỉ làm được mỗi việc... giặt quần áo"
Căn bệnh u gan khiến chàng trai 23 tuổi hầu như chỉ nằm một chỗ với những cơn đau hành hạ. Những lúc khỏe hơn một chút, em lại phụ mẹ giặt quần áo, cơm nước để mẹ có thời gian bán bánh chiên kiếm tiền đong gạo. Gặp tôi, em chỉ khóc.
Trước mắt tôi, người mẹ cũng ôm con rồi khóc như một đứa trẻ. Bà khóc cho số phận bà vốn đã bất hạnh khi chồng mất sớm, để lại mẹ con bà sống trong cảnh nghèo khó túng quẫn. Giờ bà khóc cho phận làm mẹ phải bất lực nhìn con trai mang bệnh chờ từng ngày...được chết cũng bởi bà quá nghèo.
Cái nghèo cái khổ đã đeo bám cuộc đời bà Trần Thị Ngôn (51 tuổi, ngụ thị trấn Gành Hào, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu) từ nhiều năm qua mà theo bà, kiếp này bà chẳng dám mơ đến hai chữ đủ ăn thì nói chi đến có tiền cho con trị bệnh. Bà nói với tôi, bà có đến 6 đứa con trai, 3 đứa đã có vợ (2 đứa đang sống với chị, 1 đứa đang đi làm thuê ở tận Đồng Nai) nhưng khổ đến cùng cực là "bắt" con đi ở rể chứ không "bắt" con dâu như người ta. "Cả nhà ở gầm cầu, có con dâu về nó ở đâu, khổ mình, khổ thêm con cái", bà Ngôn nghẹn lòng mở đầu câu chuyện.
Mỗi khi nhắc đến hoàn cảnh gia đình và bệnh tình của con trai, bà Ngôn chỉ biết khóc trong nỗi đớn đau cùng cực của sự bất hạnh.
Mấy năm trước, lúc chồng bà Ngôn là ông Lâm Văn Đáng còn sống, ông là trụ cột trong nhà cũng lo được cái ăn cho vợ con. Rồi bất ngờ ông ngã bệnh mất, để lại mẹ con bà sống trong cảnh nghèo túng đến giờ. Ngày ông Đáng đi chẳng được an tâm bởi mẹ con bà Ngôn vẫn sống ở gầm cầu Liên Doanh (nằm trong nội ô thị trấn Gành Hào) và gánh nặng cơm áo gạo tiền đổ hết lên vai bà. Một tay bà Ngôn phải bươn chải làm hết chỗ này đến chỗ kia để nuôi con. Vậy mà, sự bất hạnh vẫn không "buông tha" cho bà khi bà lại đang phải chứng kiến con trai thứ 4 của mình là em Lâm Phúc Hậu (23 tuổi) đang từng ngày chống chọi với căn bệnh u gan ác tính.
Bà Ngôn với ánh mắt bế tắc chẳng biết làm gì để có tiền chữa bệnh hiểm nghèo cho con.
Mỗi lần nhắc đến bệnh tình của con trai, bà Ngôn lại bật khóc. Bà kể cho tôi nghe từng giờ, từng phút hay mỗi đêm chứng kiến cơn đau hành hạ em Hậu mà nấc nghẹn theo từng cơn đau ấy. "Mẹ ơi, con đau quá ! Mẹ ơi con chết mất !...Những lúc con nó kêu lên như thế tui đau lắm chú à. Điều mà tui làm được cho con là đến bên con xoa bóp chỗ đau rồi ôm con vào lòng mà khóc", bà Ngôn xót xa.
Căn bệnh u gan của em Phúc Hậu đã đến thời kỳ thứ 3 khiến cơ thể em teo tóp, ốm yếu, xanh xao. Và đã 7, 8 tháng nay, bà Ngôn chưa thể đưa con đến bệnh viện khám lại vì nhà không còn tiền. Để con trai chống chọi với cơn đau, bà Ngôn chỉ có thể cho con uống thuốc nam cầm chừng qua ngày. Và nếu như em Hậu không được chữa trị kịp thời thì việc uống thuốc nam cũng là...uống để chờ chết. "Hồi phát hiện con nó bị u gan, bác sĩ hỏi nhà có điều kiện mổ cho con không, tui chỉ biết lắc đầu rồi ngậm đắng nuốt cay mà đưa con về sống tới đâu hay tới đó", bà Ngôn đắng lòng. "Thế bác sĩ có nói mổ rồi thì bệnh tình của cháu Hậu có khỏe hơn không ?", tôi hỏi thêm bà. Bà Ngôn trả lời tôi trong tuyệt vọng: "Cũng vì chẳng có tiền mà lúc đó tui không dám hỏi gì thêm bác sĩ nữa, chỉ biết nuốt nước mắt về nhà cùng con mà thôi".
Em Phúc Hậu dù bệnh tật nhưng lúc khỏe, em phụ giúp mẹ việc nhà để mẹ chiên bánh bán kiếm tiền mua gạo ăn qua bữa.
Khi tiếp chuyện với tôi, em Phúc Hậu cũng khóc. Giọt nước mắt của cậu thanh niên 23 tuổi khiến người có mặt không khỏi xót xa. Những việc mà chàng trai này có thể làm được là hằng ngày, Hậu phụ mẹ cơm nước, giặt giũ để mẹ chiên bánh bán kiếm tiền mua gạo. Nhưng đó là những hôm em khỏe, còn những hôm em yếu, em chỉ nằm một chỗ chịu căn bệnh hành hạ. Em ăn không được, uống cũng không, chỉ biết kêu la theo từng cơn đau. Những lúc như thế, bà Ngôn phải bỏ cả buổi chiên bánh để đến bên con. Mấy cái bánh chuối chiên là ít ỏi tiền lời để mẹ con bà Ngôn có gạo ăn qua bữa. Vì thế hôm nào không bán được, cả nhà bà ăn bánh trừ cơm, căn bệnh của em Hậu lại càng nặng thêm.
Giọt nước mắt xót xa của chàng trai 23 tuổi với ước mong hết bệnh để kiếm tiền nuôi mẹ và em.
Hôm tôi đến thăm, thấy Hậu đang rửa chén dưới dạ cầu. Em nói với tôi, em rất thương mẹ khổ cực khi vừa lo cái ăn cái mặc cho mấy mẹ con, vừa lo kiếm tiền thuốc thang cho em. Nhiều hôm thấy mẹ ngồi khóc một mình, em xót lắm. "Giờ em chỉ mong làm sao em chữa hết bệnh để em có thể đi làm kiếm tiền phụ mẹ lo cho em ăn học", Hậu nói với tôi ước mong trong giọt nước mắt đang chảy dài xuống má.
Tương lai cậu bé 7 tuổi Lâm Hoàng Nghị mịt mờ ở phía trước bởi sự cùng quẫn của gia đình.
Bà Ngôn chia sẻ thêm với tôi, bà có 2 nỗi sợ mà có lẽ chị không thể tránh được. Đó là nỗi sợ em Phúc Hậu một ngày nào đó sẽ mãi ra đi vì căn bệnh hiểm nghèo em đang mang. Bà nói, "người đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh" sẽ là một nỗi mất mát, đau xót lớn trong đời bà. Rồi thêm nỗi sợ con trai út của chị là cậu bé Lâm Hoàng Nghị (7 tuổi, học lớp 1) chẳng được học hành đến nơi đến chốn. Cháu Nghị thất học thì đời cháu rồi cũng khổ như mẹ và các anh. Và đây cũng là nỗi day dứt suốt đời của một người mẹ bất lực trước tình cảnh bế tắc của gia đình mà bà đang là trụ cột.
Người mẹ này đã khóc hết nước mắt vì con. Bà thật sự bất lực trước cuộc sống mong manh và mù mịt của các con bà.
Cả 2 nỗi sợ của bà Ngôn như bà tâm sự cũng vì cái nghèo. "Giờ mong sao có tiền để đưa con đi chữa bệnh, chứ để con nó có mệnh hệ nào thì tôi ân hận cả đời này", bà Ngôn mong mỏi. Nghe lời bà Ngôn sẻ chia, tôi cũng chỉ biết cầu mong rồi nhiều vòng tay nhân ái sẽ đến với gia đình bà.
Để giúp gia cảnh bà Ngôn qua cơn khốn khó, rất cần sự sẻ chia của các tấm lòng hảo tâm.
Trò chuyện với PV Dân trí, bà Ong Thị Huệ- Chủ tịch Hội Chữ Thập đỏ thị trấn Gành Hào- cho biết, hoàn cảnh của bà Ngôn là một hoàn cảnh đáng thương ở thị trấn này. Nhiều năm cả gia đình phải sống dưới gầm cầu chứ không có nhà. Chỉ mới 2, 3 năm nay, địa phương thương tình cho chị mượn miếng đất làm một cái nhà nhỏ ở tạm nhưng một số sinh hoạt khác cũng phải còn dựa vào gầm cầu.
Bà Huệ chia sẻ, điều khốn khổ nhất là con trai thứ 4 của chị là em Lâm Phúc Hậu mắc phải căn bệnh hiểm nghèo mà nếu không có tiền chữa trị kịp thì nhiều khả năng nguy hiểm đến tính mạng của em. Thêm nữa, một mình bà Ngôn vừa kiếm miếng ăn, vừa kiếm tiền trị bệnh vừa lo cho con ăn học nên hoàn cảnh đang trở nên túng quẫn cùng cực. "Vì thế, qua báo Dân trí, chúng tôi rất mong các nhà hảo tâm hãy cùng quan tâm, chia sẻ giúp bà Ngôn có điều kiện lo cho các con vượt qua cơn khốn khó này", bà Huệ bày tỏ.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về: 1. Mã số 1855: Bà Trần Thị Ngôn, Ấp 4, thị trấn Gành Hào, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu ĐT: 0942 444 252 (bà Huệ- Chủ tịch Hội Chữ Thập đỏ Gành Hào) 2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí. Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 Email:quynhanai@dantri.com.vn Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau: * Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội. * Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri Account Number: 045 137 195 6482 Swift Code: BFTVVNVX Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank) * Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359 Tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội * Tài khoảnUSD tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002 Swift Code: MSCBVNVX Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam) * Tài khoản VND tại Ngân hàng Agribank: - Tên tài khoản: Báo Khuyến học và Dân trí - Số tài khoản VND: 1400206027950. - Tại Ngân hàng: Agribank CN Láng Hạ * Tài khoản USD tại Ngân hàng Agribank: - Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri - Account Number: 1400206027966 - Swift Code: VBAAVNVX402 - Bank Name: Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development, Lang Ha Branch 3. Văn phòng đại diện của báo: VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122 VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725 VP TPHCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885 VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Huỳnh Hải
Theo Dantri
Nhịn nhục cho sếp "dê" vì lương cao! Nhiều lúc tôi nghĩ, viết đơn xin thôi việc để thoát cảnh bị sếp "dê", nhưng thật sự vì miếng cơm manh áo, vì đứa con nhỏ tôi lại đành câm nín. Tôi ra trường với tấm bằng cao đẳng, thời buổi này nói thật bằng đại học, cao học còn khó kiếm việc nữa là tấm bằng trung cấp như tôi, nhưng...