Hôn nhân ‘tập 2′ cũng nhiều rủi ro
Khi bước vào cuộc hôn nhân thứ hai, ai cũng hy vọng mối quan hệ mới này sẽ thành công hơn so với trước đó.
Tuy nhiên, kỳ vọng này không hẳn thành hiện thực, và đôi khi một lần nữa lại kết thúc bằng ly hôn.
Có vẻ như, người ta đã thu nhập được kinh nghiệm để không lặp lại sai lầm trong quá khứ. Nhưng thật ra, trong các cuộc hôn nhân lần hai này cũng có những cạm bẫy. Chuyên gia tâm lý gia đình Olga Mshanskaya cho biết, con số thống kê các cuộc ly dị của hôn nhân “tập hai” cũng xấp xỉ như hôn nhân “tập một”. Nhưng lý do khiến các cuộc hôn nhân tan vỡ thường khác nhau chút ít.
Theo “vết xe đổ”
Những vết hằn của cuộc hôn nhân trước sẽ khiến bạn rụt rè ở cuộc hôn nhân thứ 2.
Chúng ta có thể bị thu hút bởi cùng một kiểu người. Ví dụ, Victor, 34 tuổi, luôn luôn bị thu hút bởi những người phụ nữ có vẻ yếu đuối, mỏng manh. Bên cạnh họ, anh ta cảm thấy mình mạnh mẽ và tự tin. Vì đã từng phải chịu đựng những cơn khủng hoảng tâm lý của người vợ đầu tiên, anh ta luôn an ủi “tập hai” cố gắng hết sức để giữ gìn gia đình.
Tuy nhiên, người vợ đã bỏ đi, vì: một người đàn ông quá chịu đựng khiến cô ta mệt mỏi và cô ta cần người nào đó cá tính hơn, nên cô quyết định tìm người khác… Một năm sau, Victor kết hôn một lần nữa. Ngay trước khi kết hôn, “niềm đam mê mới” của anh ta lại bắt đầu lên cơn thần kinh và đuổi anh ta ra khỏi nhà… Họ đã kết hôn, và lại ly hôn một lần nữa.
Nhiều người mắc phải vết xe đổ (Ảnh minh họa)
Lời khuyên của nhà tư vấn:
Nếu người bạn đời mới của bạn có tính cách giống như người cũ thì khả năng các vấn đề sẽ lặp lại như cuộc hôn nhân đầu. Chỉ có một lối thoát: hãy thay đổi chính mình, xây dựng mối quan hệ khác đi hay là đừng chọn mối quan hệ đó.
Sự so sánh bất lợi
Khi bước vào cuộc hôn nhân thứ 2, chúng ta thường cố tình hay không cố tình bắt đầu so sánh người mới với người cũ. Sự so sánh ấy không phải lúc nào cũng có lợi cho người thứ hai.
Video đang HOT
Anton, 32 tuổi, ly hôn với người vợ đầu cùng tuổi với anh ta, sau đó anh say mê cô gái trẻ 20 tuổi Sabina. Thế nhưng khi Sabina và anh bắt đầu sống chung thì anh mới biết rằng Sabina không biết nấu ăn và nói chung là không biết làm gì để chăm sóc gia đình. Cô gái chỉ thích ăn diện và đi chơi. Cuối cùng, chỉ ba tháng sau đám cưới, họ ly hôn.
Lời khuyên của nhà tư vấn:
Khi so sánh với vợ hay chồng cũ, bạn sẽ nhìn thấy những điều không phù hợp, những thiếu sót của người đến sau. Tuy nhiên, cuộc sống vợ chồng của mỗi gia đình có những sắc thái khác nhau, và người ta cho rằng những thiếu sót của người mới có khi còn tệ hại hơn người trước. Vì thế, để cuộc hôn nhân thứ hai không thất bại, bạn nên tìm ra những phẩm chất cần thiết quan trọng đối với bạn trong cuộc sống gia đình. Đừng cố gắng tìm khiếm khuyết của người kia, hãy tìm những phẩm chất tích cực ở người bạn đời, bởi không ai hoàn hảo như ta mong muốn.
Sợ hãi và mất lòng tin
Nhiều người trong chúng ta có tâm lý “chim sợ cành cong”. Chúng ta quyết định lập gia đình lần nữa, nhưng lại nhìn người thứ hai với sự thận trọng: “Biết đâu anh ta (hay cô ta) cũng có những điều không thể hòa hợp, không thể chịu đựng được”
Alla, 30 tuổi, ly hôn với người chồng đầu tiên vì anh ta liên tục ngoại tình. Ba năm sau, cô lấy chồng lần thứ hai. Thế nhưng ngay từ những ngày đầu tiên chung sống, cô đã luôn lo sợ bị phản bội. Cô luôn luôn… ngửi hít chồng, kiểm tra xem anh ta có mùi nước hoa lạ hay không, cô tìm trong túi anh ta và trong máy tính anh ta mọi dấu hiệu của sự phản bội, gây gổ với chồng mỗi khi anh ta đi làm về và cuối cùng họ cũng phải ly hôn.
Bạn hay so sánh với người cũ (Ảnh minh họa)
Lời khuyên của nhà tư vấn:
Với những người mà hôn nhân đầu thực sự chỉ toàn những kinh nghiệm tiêu cực, họ có thể một cách vô thức, mang những kinh nghiệm đó vào mối quan hệ thứ hai.
Đầu tiên, mối quan hệ hôn nhân luôn phải được đặt trên cơ sở của lòng tin. Thứ hai, hãy tự nhủ rằng đàn ông (hay đàn bà) hoàn toàn khác nhau và không nhất định là người bạn đời mới của bạn sẽ cư xử giống y như người trước, sử xự không ra gì, phản bội. Hãy nhìn mọi việc bằng cái nhìn tích cực hơn!
Đó không phải là người “của mình”
Đôi khi có những cuộc chia tay vì những lý do hết sức vặt vãnh ( mà chỉ sau này người ta mới nhìn ra). Như, người vợ không biết nấu ăn, hoặc người chồng kiếm tiền quá ít. Chúng ta đi tìm đối tác mới, một người vợ nấu ăn ngon lành hơn hay một anh chàng có hàng núi tiền… Thế nhưng đến lúc này lại xảy ra một điều vô cùng thú vị! Hóa ra là người đầu tiên mới chính là một nửa thực sự của mình, anh ta hiểu bạn, cảm nhận được bạn, còn người thứ hai – không phải là người thích hợp với mình. Vấn đề là như thế!
Vera, 36, tuổi kể: Tôi ly dị với người chồng đầu tiên khi cảm thấy tình yêu hình như đã cạn. Bây giờ, tôi đang sống với Gheorghi, nhưng anh ấy hoàn toàn là một người xa lạ với tôi. Người chồng đầu hiểu từng cái nhăn mặt của tôi, anh ấy là một người hết sức gần gũi… Còn với người chồng hiện tại – chúng tôi chẳng hiểu gì về nhau.
Lời khuyên của nhà tư vấn:
Những người đã sống trong một cuộc hôn nhân nhiều năm thường gắn bó với nhau bởi những điều rất mật thiết và mạnh mẽ. Nhưng mối quan hệ nào cũng không tránh khỏi khủng hoảng, mà đôi khi chúng kết thúc trong ly hôn. Cả hai bước vào cuộc hôn nhân mới, nhưng nhanh chóng nhận ra rằng nó là một sai lầm … Làm gì trong tình huống này? Hãy chờ một cuộc khủng hoảng mới. Có thể các bạn sẽ phải chia tay nhau một thời gian. Nhưng cũng đừng vội ly hôn! Còn nếu bạn tin rằng đó không phải là người của bạn, hãy tìm kiếm “người của mình”!
Theo Eva
Kinh tế Nhật Bản: Đi tìm cái may giữa những rủi ro
Trận động đất gây sóng thần kinh hoàng chắc chắn đã gây mất mát lớn lao cho Nhật Bản. Cần nhiều ngày nữa để nhìn thấy được toàn diện thiệt hại, nhưng đánh giá ban đầu cho thấy hậu quả thảm hoạ lần này tương đương như ở Kobe 16 năm (100 tỷ USD).
Cảnh hoang tàn sau động đất ở Natori, gần Sendai thuộc tỉnh Miyagi, khu vực bị ảnh hưởng nặng nhất
Trong những cái rủi...
Nếu ai có dịp trở lại Kobe 16 năm sau khi chứng kiến hậu quả của trận động đất mạnh 6,8 độ richter xảy ra tháng 1/1995, chắc không thể tưởng tượng được còn có gì tồi tệ hơn thế: đường cao tốc Hanshin và cảng Kobe bị tàn phá hoàn toàn, các tòa nhà gần như bị san bằng, các đường phố đầy những đống đổ nát, hơn 6.400 người thiệt mạng. Đây là trận động đất còn được ghi chép lại trong sách Kỷ lục Thế giới như là một thảm họa tự nhiên gây tốn kém nhất từng xảy ra ở bất cứ quốc gia nào trên thế giới - gây thiệt hại 10.000 tỷ yên (100 tỷ USD ), tức tương đương 2,5% GDP của Nhật.
Ngay sau trận động đất tại Kobe, thị trường chứng khoán Nhật đã tan vỡ dẫn đến sự sụp đổ của Ngân hàng Barings. Sản xuất công nghiệp những tuần sau đó giảm đến 2,5%.
Thiên tai vừa xảy ra với Nhật Bản quả là một cú sốc lớn cho đất nước này nói riêng và cả thế giới nói chung. Rất nhiều thứ đang bị hư hại, từ những khu dân cư lớn đến nhà máy lọc đã bị bốc cháy, số người bị thiệt mạng dự tính tới hàng chục nghìn người. Các tuyến xe lửa ngưng vận hành, điện thoại di động không bắt được sóng tại Tokyo. Các cơ sở sản xuất của Nhật như Honda, Toyota, Sony bị thiệt hại rất nhiều. Ước tính ban đầu, thiệt hại của trận động đất và sóng thần tàn phá Nhật Bản xảy ra vào tuần trước ở phía bắc quốc gia này cũng tương đương như ở Kobe (khoảng 100 tỷ USD). Thị trường chứng khoán Nhật Bản cũng đang chịu những tác động tương tự và không chỉ có ở Nhật mà ở tất cả mọi nơi.
Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) hôm nay đã bơm 15 nghìn tỷ yên (182 tỷ USD) cho thị trường tài chính - con số lớn nhất từ trước đến nay trong một hành động riêng rẽ của BOJ, để "giảm xóc" cho nền kinh tế đang bị ảnh hưởng của thảm họa nghiêm trọng nhất trong lịch sử nước này. "Chúng tôi sẽ tiến hành mọi biện pháp có thể, gồm cả cung cấp khả năng thanh toán bằng tiền mặt, để đảm bảo tính ổn định cho thị trường tài chính và giải quyết ổn thỏa những thỏa thuận kinh doanh", người phát ngôn BOJ nói. Hôm nay, các cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Tokyo của Nhật Bản đã giảm tới 5,2%, xuống mức dưới 10.000 điểm trong phiên mở cửa đầu tiên sau trận động đất lớn nhất trong lịch sử nước này kèm theo sóng thần. Chỉ số Nikkei của Sở giao dịch chứng khoán Tokyo đã nhanh chóng giảm 540,39 điểm ngay sau khi mở cửa, xuống còn 9.714,04 điểm.
Trong lĩnh vực năng lượng, nhiều nhà máy lọc dầu bị ngưng hoạt động, nhiều nguy cơ đang đe dọa các cơ sở hạt nhân. Tất cả điều đó sẽ khiến cho chi tiêu dầu khí càng thêm lớn, từ đó, sản xuất công nghiệp sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Tình trạng gián đoạn trong việc cung cấp nguyên liệu khiến nền kinh tế thì đang lần mò ra khỏi cuộc khủng hoảng toàn cầu lại lùi thêm một bước. Lĩnh vực tái bảo hiểm, vốn đang quay cuồng trong vòng xoáy của thiên tai, sẽ bị nhấn chìm một lần nữa.
Xét về thời gian, trận động đất này xảy ra đúng vào thời điểm mà kinh tế quốc gia đang lúc khó khăn. Vào quí 4 năm 2010, GDP của Nhật đã giảm đáng kể, và sự phục hồi đang được dự kiến cho giai đoạn đầu năm 2011. Hơn nữa, chính phủ sẽ phải chi một khoản lớn để khắc phục hậu quả động đất, trong khi tình hình tài chính đất nước đang u ám với mức thâm hụt công đạt ngưỡng 9% GDP, trong khi chính phủ Nhật thì đang thiếu nợ rất nhiều và với thiên tai này họ sẽ phải vay mượn thêm nhiều nữa để xây dựng lại. Có ý kiến nhận định lần này khả năng phục hồi kinh tế của Nhật yếu hơn nhiều so với trận động đất Kobe năm 1995.
Khả năng này sẽ còn cao hơn nhiều nếu nỗi lo sợ về một thảm họa hạt nhân kiểu Chernobyl trở thành hiện thực. Trong nước, lo ngại rò rỉ phóng xạ khiến hàng trăm nghìn người phải sơ tán thiếu điện do hàng loạt nhà máy điện hạt nhân phải đóng cửa đang có nguy cơ ảnh hưởng tới cuộc sống gần 50 triệu dân. Bên ngoài, đã có những dự báo thảm khốc cho ngành công nghiệp hạt nhân toàn cầu, với việc cả Trung Quốc và Ấn Độ vừa thông báo rằng họ sẽ xem xét lại các kế hoạch xây dựng nhà máy điện hạt nhân của mình, đồng thời một số cuộc biểu tình đang diễn ra ở châu Âu nhằm chống lại kế hoạch xây dựng lò phản ứng hạt nhân ở Đức"
Kinh tế của Nhật Bản đã từng bị cho là già nua và không theo kịp tầm phát triển của quốc tế, trong bảng xếp hạng vào năm ngoái thì kinh tế Nhật rơi xuống hạng 3, sau Mỹ và Trung Quốc. Bây giờ họ lại phải đối đầu với thiên tai này. Cơ hội vực dậy nền kinh tế có đến với chính phủ của thủ tướng Naoto Kan?
... đi tìm những cái may
Những ai đã biết về Kobe hoặc là người có hơn 20 năm nghiên cứu về văn hóa cũng như kinh tế Nhật, sẽ có thể phỏng đoán về cái may với tương lai kinh tế của đất nước Mặt trời mọc.
Sau động đất, Kobe đã phục hồi,và phục hồi nhanh chóng một cách khác thường. Hoạt động sản xuất của thành phố gần như trở lại bình thường trong vòng 15 tháng, còn sản xuất công nghiệp của Nhật nói chung cũng không sụt giảm quá nhiều: giảm 2,6% vào tháng 1/1995 nhưng sau đó đã tăng trở lại 2,2% vào tháng 2 và 1% vào tháng 3.
Cũng sau trận động đất này, những quy định về xây dựng của Nhật Bản đã được thắt chặt một cách rõ rệt.
Trong khi Kobe là một hải cảng quan trọng của Nhật Bản, vùng Tohuku, tâm chấn của trận động đất 11/3 nằm cách Tokyo 250 km về phía đông bắc lại có vai trò kinh tế kém hơn nhiều. Nơi đây chủ yếu là các nhà máy hóa dầu, điện tử và ô tô. Sản xuất vùng này chỉ chiếm 1,7% GDP của Nhật.
Không có cảm giác về sự ngưng đọng sản xuất từ Nhật Bản. Nhiều nhà máy đã bị ảnh hưởng bởi động đất, nhưng mức độ thiệt hại là không quá lớn. Tập đoàn Toyota đã cho ngừng hoạt động 3 nhà máy ở phía bắc, nhưng Toyota cho biết không bị thiệt hại về người. Tập đoàn Nissan có hai khu sản xuất bị bốc cháy, nhưng đã được dập tắt trong ngày và hôm qua cho biết hôm nay, mọi hoạt động sẽ trở lại bình thường. Sony bị thiệt hại rất nhiều nhưng họ cũng đã hoạt động trở lại.
Ở cấp độ toàn quốc, tình hình ít căng thẳng hơn nhiều. Một chuyên gia kinh tế cho biết, không có trục giao thông trọng yếu nào bị thiệt hại. Hoạt động tài chính trở lại hầu như bình thường vào sáng hôm nay. Ngân hàng trung ương Nhật Bản cũng đã dự kiến họp vào ngày hôm nay, 14/3, để bàn về chính sách tiền tệ.
Chính phủ Nhật Bản đang thiếu nợ rất nhiều và với thảm hoạ này, họ sẽ phải vay mượn thêm nhiều nữa để xây dựng lại. Nhưng nhìn về một khía cạnh khác thì đây là một việc không đến nỗi tệ vì khi xây dựng lại thì họ sẽ bắt đầu với những thiết bị khoa học tối tân nhất cũng như người dân sẽ có công ăn, việc làm và thời gian để quay lại cuộc sống trước thiên tai sẽ được rút ngắn lại.
Trên chính trường Nhật Bản cũng đang có một số khó khăn, nhưng Nhật là một quốc gia lớn, có tầm quan trọng nhất định trong nền kinh tế thế giới, bây giờ điều quan trọng là họ định hướng như thế nào để xây dựng lại một Nhật Bản cường mạnh. Đây chỉ là một bước lùi nhỏ và nếu như chương trình xây dựng lại của họ đi đúng hướng, thì trong vòng từ 3 đến 6 tháng nữa, sẽ lại có một Nhật Bản mạnh hơn trước khi trận động đất xảy ra rất nhiều.
Theo Dân Trí
Leo thác cao 50m để... cosplay Lara Croft Cô gái sẵn sàng chấp nhận nguy hiểm rủi ro để cosplay nhân vật yêu thích. Jenn, cô gái sinh sống tại Melbourne, Úc đã thực hiện sở thích cosplay từ năm 2001, chủ yếu về nhân vật Lara Croft. Chia sẻ trên blog của mình, cô cho biết sẵn sàng chấp nhận mọi nguy hiểm để có thể thực hiện được những...