Hôn nhân rỗng
Sau vài hồi chuông, vợ tôi bắt máy, nhưng không buồn lên tiếng. Qua điện thoại, tôi nghe vợ bảo, Bin, nói chuyện với ba đây này.
ảnh minh họa
Thằng cu con hơn ba tuổi nói với tôi được vài câu, mải chơi, vội vàng kết thúc bằng cách liệng cái điện thoại xuống ghế. Sau đó ít giây, kết nối bị ngắt. Cuộc gọi hỏi thăm tình hình ở nhà đến đó là xong.
Không nhớ từ lúc nào, vợ chồng tôi ít trao đổi với nhau. Nếu tôi không chủ động gọi về, vợ sẽ chẳng bao giờ “làm phiền” đến chồng. Dù tôi có đi nhậu về khuya và cố tình không báo gì, vợ cũng thờ ơ. Có những khuya, một mình trở về nhà sau một chầu túy lúy nào đó, tôi đã chợt nghĩ rằng, nếu như tôi có gặp chuyện gì ngoài đường, thì chắc cũng còn lâu lắm, hoặc phải có ai báo, thì vợ mới biết tin…
Video đang HOT
Tin nhắn tôi gửi cho vợ hầu hết là “truyền thông một chiều”. Họa hoằn lắm, vợ mới xác nhận lại bằng hai ký tự “ok” cụt ngủn. Đã lâu lắm rồi, hai vợ chồng tôi không đi ăn bên ngoài với nhau. Dù tôi biết, vợ tôi thi thoảng vẫn ăn cơm trưa với đối tác hay đồng nghiệp, và vào một vài buổi tối nào đấy, vợ tôi báo sẽ ra ngoài có việc. Những dịp đó, vợ ăn mặc đẹp, trang điểm nhẹ, và có vẻ vui. Tôi biết, vợ không ngoại tình, và tôi cũng vậy.
Cứ thế, chúng tôi gần gũi nhau trong thinh lặng. Như một thủ tục, thưa thớt dần. Tôi chẳng biết vợ có miễn cưỡng “hầu hạ” chồng hay không, nhưng dường như hứng khởi của một người đàn ông trong việc đó ngày càng vơi cạn. Có lẽ bởi rất ít khi nắm lấy tay nhau, hiếm khi chạm vào nhau, thậm chí cũng không nhìn vào mắt nhau, nên việc “đụng” vô người kia sẽ làm cho cả hai e ngại chăng?
Nghe đâu đó có người bảo rằng, cuộc sống ngày càng đầy đủ, hiện đại thì người ta cũng ngày càng cách xa nhau hơn, thu mình lại trong cái vòng quay của công việc, kiếm tiền, rồi tiêu xài. Vợ chồng tôi, lẽ nào cũng không thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn ấy? Những âu yếm dịu dàng xưa đã trở thành quá vãng, những khái niệm văn vẻ lãng mạn như ôm hôn, vòng tay gì gì đấy cũng đã quá xa xôi. Chúng tôi có mối quan tâm chung là con cái, và vẫn chú tâm lo cho gia đình. Nhà được mua sắm thêm vật dụng, từ đồ điện máy cho tới đồ sứ trong bếp, từ bộ drap giường loại tốt cho tới những món đồ chơi đắt tiền cho con, chẳng hạn. Có ai “lo ra” hay phản bội gì đâu. Càng không thấy mâu thuẫn gì rõ rệt. Thế nhưng, tôi vẫn cứ thấy cô quạnh.
Chủ động thay đổi ư? Có cái gì đó ngăn cản tôi rủ vợ con đi coi phim hay dạo phố. Nghĩ mãi, tôi mới nhận ra, vợ tôi luôn tìm cách lảng tránh những dịp đông đủ cả nhà. Chẳng lẽ, tôi phải hỏi thật rằng, xuất hiện cùng chồng con ở nơi công cộng sẽ làm vợ mất mặt thật sao? Nhưng tôi không nỡ. Tôi sợ một câu trả lời vô thưởng vô phạt, như tôi đã từng nhận được khi thẳng thắn hỏi vợ về lý do tại sao mối quan hệ giữa chúng tôi ngày càng ơ hờ tẻ nhạt đến thế. Em có người đàn ông khác chăng? Vợ tôi ngạc nhiên hỏi ngược lại, rằng tôi khùng sao mà nghĩ vậy. Định gắp lửa bỏ tay người, xúc phạm nhau ư?
Chúng tôi cũng đâu đến nỗi quá già nua bệnh tật gì để chôn vùi đời mình vào cuộc sống thế này, mạnh ai nấy biết, đau buồn khổ sở vất vả gì cũng giấu kín, về nhà làm bạn với máy tính bảng hay ti vi. Đành tự an ủi rằng, hy vọng rồi giai đoạn “tuột dốc” này cũng sẽ qua, đừng nôn nóng thất vọng, đừng ai khuấy tung sự bình yên trống trải này, biết đâu càng thêm hối hận muộn phiền…
Theo VNE
Anh không đáng mặt làm chồng?
Cha mẹ sinh ra anh vốn thế. Gầy gò, nhỏ con, chẳng được sáng sủa, đẹp trai bằng anh bằng em.
Anh cũng không được thừa kế nhà cao cửa rộng của mẹ cha; cũng không giỏi giang để làm kỹ sư, bác sĩ; anh càng không biết cách làm giàu... Anh chỉ là một người thợ bình thường nhưng có một tình yêu sâu sắc dành cho vợ và các con. Anh có thể nhịn ăn, nhịn mặc, bỏ thuốc lá để bữa cơm của vợ con có thêm thịt cá, để con mình có áo mới ngày tựu trường tươm tất. Anh có thể mặc quần áo cũ dể dành tiền mua tặng vợ một đôi giày, một thỏi son để em thêm rạng rỡ mỗi khi bước ra đường. Anh có thể thay em nấu cơm, giặt quần áo để em có thời giờ học hành, tiến bộ bằng chị bằng em...
Anh có thể làm rất nhiều thứ bình thường như thế. Nhưng anh không thể giống như anh A. nào đó chiều nào cũng lái xe hơi đến công ty đón vợ. Anh không thể như chồng chị B. kia tháng nào cũng đưa vợ con đi Vũng Tàu, Long Hải đổi gió. Anh cũng không thể như chồng chị C. nọ tối tối lại đưa vợ đến những quán cà phê sang trọng... Trong mắt em, đó mới là những người chồng "đáng mặt làm chồng"; còn người ở bên cạnh em sao lôi thôi, nhếch nhác; sao chẳng giống chồng của người ta...
Đừng bắt anh phải giống người này, người nọ. Bởi anh sinh ra vốn đã thế và sẽ mãi là thế... (ảnh minh họa)
Mỗi lần nghe em vô tư nói vậy, anh lại thấy buồn. Dù em chẳng có ý này ý nọ nhưng để cho vợ con mình kém chị, thua em thì với một người đàn ông như anh, thật đáng hổ thẹn. Anh đã nỗ lực hết mình, đã làm việc siêng năng chăm chỉ; đã tận tụy vì vợ, vì con... Anh đáng được nhận những lời tốt đẹp hơn là sự chê bai, so sánh.
Đừng bắt anh phải giống người này, người nọ. Bởi anh sinh ra vốn đã thế và sẽ mãi là thế...
Theo VNE
Lấy nhau 6 năm, chồng vẫn gọi tên tình cũ khi ngủ Trong giấc ngủ, anh ú ớ gọi tên một người. Một cái tên rất lạ và mềm mại nên em biết đó là tên con gái. Khi bị em đánh thức, anh bật dậy ngơ ngác rồi nằm úp mặt xuống gối. Giá mà em có thể biết được anh đang nghĩ gì... Trong cơn say, anh lè nhè một âm thanh rất...