Hôn nhân liệu có trọn vẹn khi chồng học vấn thấp
Tôi rất băn khoăn khi trình độ học vấn tôi và anh hoàn toàn khác nhau, liệu hôn nhân của chúng tôi có đi tới bến bờ hạnh phúc.
Năm nay tôi 27 tuổi là thời điểm phù hợp để đi đến một cuộc hôn nhân nhưng đã bao lần tôi từ chối lời cầu hôn của anh mặc dù tôi và anh đã yêu nhau đến nay đã hơn 5 năm. Tôi thật sự băn khoăn cuộc sống sau hôn nhân có còn trọn vẹn khi mà anh và tôi hoàn toàn khác nhau.
Tôi là tốt nghiệp đại học chuyên ngành kinh tế, năng nổ, hoạt bát, sau khi ra trường tôi nhanh chóng có chỗ đứng khá tốt tại một công ty nước ngoài. Còn anh là một thợ máy, anh nghỉ học từ lúc vừa tốt nghiệp cấp hai để vào thành phố lập nghiệp.
Tôi và anh gặp nhau khi tôi là một cô sinh viên nghèo, phải bươn chải tìm đủ mọi công việc làm bán thời gian để đủ tiền cho ước mơ đại học của mình. Thế rồi, trong thời gian khó khăn nhất tôi gặp anh. Anh hỗ trợ tôi tất cả những gì có thể để tôi có thể hoàn thành 4 năm đại học một cách chu toàn.
Ngày ấy, khi chấp nhận lời yêu anh tôi nghĩ rằng không cần bằng cấp, chỉ cần có ý chí là gì cũng làm được. Sau này anh sẽ mở tiệm và tôi sẽ giúp anh gầy dựng một tiệm do chúng tôi làm chủ. Hoạch định như thế cho đến khi ngày ra trường, với tính cách độc lập, năng nổ, tôi bây giờ đã có chỗ đứng tốt tại một công ty nước ngoài. Sự nghiệp ngày càng thăng tiến, quan hệ ngày càng mở rộng. Tôi thường đến những sự kiện giao lưu với bạn bè, đồng nghiệp… mà hầu như chẳng có anh đi cùng với lý do anh không hợp với những người bạn của tôi, gặp họ anh chẳng biết nói gì.
Tôi cũng đã tìm hiểu rất nhiều thông tin về “hôn nhân lệch trình độ”, nhưng vẫn không thể nào giải đáp được. Ảnh minh họa: Daum.
Thế rồi, cuộc sống, công việc, những mối qua hệ… đã dần tách biệt tôi và anh. Với anh, tôi chỉ có thể trò chuyện những việc thường ngày ngoại trừ chuyên môn. Đã bao lần tôi khuyên anh nên học bổ túc nhưng anh ngại. Rồi tôi cũng tìm đủ mọi cách để anh vào công ty lớn để làm cho ổn định, vì với tay nghề như anh thì có thể dễ dàng phát triển được nhưng hầu như bác bỏ ý kiến của tôi, anh bảo rằng: “Anh không hợp với tác phong làm việc của công ty, anh chỉ thích làm cho hộ gia đình thôi”.
Video đang HOT
Tôi thất vọng nhưng vì tình cảm chân thành mà anh đã dành cho tôi quá nhiều, anh chân thành và cư xử rất tốt với tôi và với cả những người thân trong gia đình tôi. Anh lo lắng, anh quan tâm đến từng đứa em tôi khi xảy ra chuyện còn hơn cả tôi. Nhiều lúc anh tự tay cho tiền em trai đi chơi khi thấy ngày lễ mà ở nhà chẳng đi đâu, hoặc lo từng miếng ăn cho đứa em gái kế khi không có tôi ở nhà. Các em tôi đều bảo rằng anh là người tốt, thế là tôi đã mặc kệ để yêu anh theo kiểu “đến đâu hay đến đó”.
Cứ để thời gian qua đi mãi, cho đến hôm nay thì đã hơn 5 năm rồi. Một đoạn đường dài để hiểu được anh yêu tôi hết mực, anh luôn tìm cách để làm tôi vui nhưng đằng sau cuộc sống sinh tồn của anh là một công việc thật lận đận. Đó là lý do tôi vẫn không thể gật đầu với bao nhiêu lần cầu hôn của anh, tôi sợ một tương lai mù mịt khi mà công việc của anh đến giờ vẫn chưa ổn định. Tôi cũng đã tìm hiểu rất nhiều thông tin về “hôn nhân lệch trình độ”, nhưng vẫn không thể nào giải đáp được.
Trong lúc phân vân, công việc lại áp lực mà không thể sẻ chia cùng anh. Tôi đã chia sẻ với một đồng nghiệp, và rồi người đồng nghiệp này cũng đã cho tôi niềm vui trong công việc, đã cho tôi những cuộc sống mà trước giờ tôi không thể có được khi bên anh. Tôi thật sự rối rắm… không biết phải tính như thế nào lúc này. Tôi tiếp tục hay chia tay?
Theo Ngoisao
"Thủ trưởng nghiêm túc sẽ hạn chế tuyển lao động hợp đồng"
"Nếu thủ trưởng nghiêm túc sẽ rất hạn chế tuyển lao động hợp đồng, thậm chí chấp hành tuyệt đối quy định. Còn họ tự ý ký vượt quá chỉ tiêu do UBND thành phố Hà Nội giao là làm không đúng", ông Nguyễn Ngọc Việt - Phó Giám đốc Sở Nội vụ nói.
Trước lo ngại của hàng ngàn lao động hợp đồng đang làm việc ở các sở ngành, quận huyện về việc có thể bị mất việc sau khi UBND TP Hà Nội yêu cầu chấn chỉnh công tác quản lý biên chế, tiền lương cán bộ công chức, ngày 19/8, ông Nguyễn Ngọc Việt - Phó Giám đốc Sở Nội vụ đã trao đổi với phóng viên Dân trí để làm rõ vấn đề.
Ông Nguyễn Ngọc Việt - Phó Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội
Tại sao trên địa bàn Hà Nội lại có tình trạng hàng ngàn lao động đang làm thay việc của công chức, thưa ông?
Sau khi hợp nhất (Hà Tây với Hà Nội) công việc của các sở ngành cũng nhiều hơn trước. Một số sở công việc nhiều, áp lực lớn cộng với việc có nguồn thu như Kế hoạch đầu tư, Xây dựng, Giao thông vận tải, Quy hoạch kiến trúc... đã tự ký hợp đồng để giải quyết việc của họ.
Tuy nhiên, nếu thủ trưởng nghiêm túc sẽ rất hạn chế tuyển lao động hợp đồng, thậm chí chấp hành tuyệt đối quy định. Theo quy định nếu các sở ngành này tự ý ký vượt quá chỉ tiêu do UBND thành phố Hà Nội giao thì đơn vị đó thực hiện không đúng.
Như vậy là lãnh đạo các sở ngành đã tùy tiện ký lao động hợp đồng mới dẫn đến tình trạng như vậy?
Cũng không phải các sở ngành tùy tiện ký hợp đồng với người lao động. Tôi nhớ có thời điểm Hà Nội tạm thời không tổ chức thi tuyển công chức. Với những cơ quan có nhiều người về hưu, người chuyển công tác dẫn đến việc số người hiện tại không giải quyết hết công việc. Hà Nội mới xin ý kiến của Bộ Nội vụ cho phép ra quyết định ký hợp đồng thỏa thuận trong chỉ tiêu biên chế.
Từ đó, thành phố giao cho Sở Nội vụ là cơ quan thẩm định, làm thủ tục điều động lao động về làm ở vị trí còn thiếu. Sau này, Quyết định 103 được ban hành, không giao cho Sở Nội vụ thẩm quyền như vậy nữa. Còn các Sở đã tự ký hợp đồng lao động làm chuyên môn từ 1 tháng, 3 tháng... Đáng nhẽ ra các sở phải làm theo mẫu của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội nhưng họ không làm mà mỗi một cơ quan lại có hình thức ký khác nhau.
Công việc nhiều lên, lãnh đạo các sở sẵn sàng lấy thêm người về làm, điều đó liệu có phản ánh trình độ quản lý công việc thiếu khoa học hay năng lực của công chức còn hạn chế không, thưa ông?
Nếu thủ trưởng đơn vị sắp xếp bộ máy, công việc và đặc biệt là chọn được người tinh xảo, có trách nhiệm thì giải quyết công việc rất nhanh. Cũng phải nói thực là anh em công chức hiện nay chưa đạt được đến mức độ chuyên nghiệp về chuyên môn nghiệp vụ. Suy cho cùng đó chính là trình độ chuyên môn của công chức và thủ trưởng biết cách tổ chức sắp xếp bộ máy.
Hàng ngàn người nộp hồ sơ thi công chức ngành thuế Hà Nội
Nhiều người cho rằng, việc lấy lao động nhiều như vậy là để xí chỗ, giữ suất cho người thân?
Khi lấy về làm hợp đồng ở các sở ngành thì người ta cũng đều phải chọn cả. Ví như ở Sở Giao thông vận tải thường lấy người ở ban dự án, đơn vị sự nghiệp về làm ở phòng ban chuyên môn. Khi lấy người ở đơn vị về thì người ta biết rõ trình độ chuyên môn thế nào, năng lực thế nào. Dĩ nhiên đó là theo cảm nhận đánh giá của người ta.
Từ những bất cập trong việc sử dụng lao động đã được Sở Nội vụ chỉ rõ, ông Vũ Hồng Khanh - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội - đã yêu cầu rà soát sử dụng lao động hợp đồng, phân loại và xử lý theo hướng chấm dứt, thanh lý các hợp đồng do phòng chuyên môn tự ký và trả lương bằng kinh phí từ ngân sách. Điều đó khiến nhiều người lo lắng sẽ bị mất việc trong thời gian tới?
Cái đó phải làm từng bước chứ không thể nói cắt là cắt ngay được vì suy cho cùng họ là người lao động nên làm gì cũng phải vừa có tình, có lý. Thời gian tới chúng tôi phải xuống từng đơn vị để tiếp tục lắng nghe để nắm được đặc thù công việc của họ. Từ cụ thể đó để xác định vị trí phù hợp cho từng đối tượng.
Xin cảm ơn ông!
Quang Phong
Theo Dantri
Hơn 160.000 cử nhân, thạc sỹ đang thất nghiệp Tỷ lệ thất nghiệp tại thành thị cao gấp 2,4 lần nông thôn; hiện 162,4 nghìn người có trình độ từ đại học trở lên đang thất nghiệp; 79,1 nghìn người có trình độ cao đẳng chưa có việc làm. Theo thống kê mới nhất từ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), tính đến hết quý 1/2014, cả nước...