Hôn nhân không có tiền chính là bi kịch
Hôn nhân hạnh phúc phải dựa trên nền tảng kinh tế ổn định. Đừng cưới khi cả 2 chỉ có duy nhất thứ gọi là tình yêu. Phần lớn bi kịch hôn nhân đều xuất phát từ việc không có tiền.
Trong tình yêu người ta thường tránh né vấn đề tiền bạc. Những cặp đôi đang yêu nhau thường nghĩ rằng chỉ cần hạnh phúc bên nhau, được chăm sóc, yêu thương mới là điều quan trọng còn vật chất chẳng cần nhắc đến. Chỉ những ai thực dụng mới nhắc đến tiền, điều quan trọng nhất trong cuộc đời này chẳng phải là tình yêu hay sao? Nhưng người ta quên mất rằng phải có tiền mới mua hoa hồng tặng cho người yêu và duy trì tình yêu ấy.
Trong tình yêu người ta nghĩ rằng vật chất chỉ là thứ yếu – Ảnh minh họa: Internet
Nền tảng của một cuộc hôn nhân hạnh phúc nhất định phải có tình yêu nhưng nếu không có tiền tình yêu ấy sẽ chết. Phụ nữ sống vì tình yêu và thường chọn đi theo tiếng gọi của tình yêu dẫu cho người đàn ông đó chẳng có gì trong tay cả. Ban đầu họ lầm tưởng rằng sống trong cảnh thiếu thốn 1 chút cũng chẳng sao, ăn đạm bạc một chút, cắt giảm chi tiêu một chút cũng chẳng vấn đề gì nếu vợ chồng thương yêu nhau thật sự. Nhưng rồi khi con cái ra đời, khi bệnh tật, những lúc người thân hoạn nạn mà ta chỉ biết đứng nhìn thì người phụ nữ mới thấm thía giá trị của đồng tiền.
Tôi có một cô bạn rất xinh xắn. Trong khi bao nhiêu người đàn ông theo đuổi thì bạn lại chọn một anh chàng rất nghèo. Anh này xuất thân ở quê lên thành phố trọ học. Ngày yêu nhau, đến cốc nước mía hay ổ bánh mì vỉa hè, anh ấy cũng không đủ tiền trả. Bởi vì gia đình anh ấy rất nghèo, chi phí trên thành phố lại đắt đỏ nên buộc lòng anh ấy phải chi tiêu tằn tiện. Bạn tôi lúc đó chẳng thấy vấn đề gì to tát cả, chỉ cần ngồi với nhau trên ghế đá ngắm sao trời cũng là hạnh phúc.
Video đang HOT
Đa phần bi kịch hôn nhân đều xuất phát từ việc không có tiền – Ảnh minh họa: Internet
Rồi họ cưới nhau. Anh này cũng kiếm được việc nhưng đồng lương eo hẹp, trả tiền trọ, ăn uống cũng hết. Cuộc sống họ cứ quẩn quanh trong căn nhà trọ chật hẹp, tồi tàn. Rồi bạn tôi mang thai, sinh con. Bao nhiêu chi phí phát sinh khiến cho họ suốt ngày cãi vã. Muốn mua sữa tốt, quần áo đẹp cho con cũng chẳng có tiền.
Đỉnh điểm là khi con bị bệnh nặng. Bác sĩ yêu cầu ứng một số tiền lớn để làm phẫu thuật cho con nhưng trong túi họ chẳng có nhiều tiền đến mức ấy. Bạn tôi sụp xuống, khóc lóc trước mặt bao nhiêu người: “Anh là đồ vô dụng, đến con mình mà cũng chẳng lo nổi”. Người chồng bị chạm tự ái liền gào lên: “Khả năng tôi chỉ có chừng đó, cô không thấy tôi đã làm hết sức mình hay sao?”.
Thế đấy, vợ chồng bạn tôi yêu thương, quan tâm nhau nhưng rồi tình yêu lãng mạn ngày nào cũng đã chết chỉ vì chữ: Nghèo. Bạn tôi đã nói rằng: “Tuổi trẻ ngông cuồng cứ nghĩ tình yêu là tất cả. Nếu ngày xưa chọn người khác thì ít ra con mình đã không thiếu thốn khổ sở. Mà với 1 người đàn bà nhìn con thiếu thốn còn khổ tâm gấp vạn lần những điều khác”.
Đừng cưới nhau khi cả 2 chỉ có duy nhất cái gọi là tình yêu – Ảnh minh họa: Internet
Vợ chồng không có tiền trăm điều buồn khổ. Nỗi tủi thân, buồn khổ ấy tích tụ qua năm tháng. Đến khi bùng phát thì cả vợ lẫn chồng đều dằn vặt, nói những lời tổn thương sâu sắc cho nhau. Bởi thế, hôn nhân muốn hạnh phúc phải dựa trên nền tảng kinh tế ổn định. Đừng cưới khi cả 2 chỉ có duy nhất thứ gọi là tình yêu. Phần lớn bi kịch hôn nhân đều xuất phát từ việc không có tiền.
Theo Phụ Nữ Sức Khỏe
Nửa đêm nhận được điện thoại từ mẹ ruột nhưng tôi chán ngán bấm tắt máy, chồng ở bên cười nhạt mỉa mai một câu khiến tôi nhục nhã vô cùng
Tôi mệt mỏi vì những cuộc điện thoại từ mẹ ruột mình vì tôi thừa hiểu bà muốn gì.
Tôi lấy được chồng giàu , có nhà đẹp xe sang, điều này dưới quê ai cũng biết. Vì thế, không hiểu từ bao giờ, tôi trở thành cái phao cho cả nhà bấu víu. Lắm lúc, tôi có cảm giác mình giống như cái thẻ ATM không giới hạn, muốn rút bao nhiêu thì rút mà chẳng ai hiểu thay cho tâm trạng của tôi.
Hồi mới cưới, ngay ngày lại nhà, mẹ tôi đã gợi ý vợ chồng tôi cho em trai vài triệu mua xe. Mẹ đã nói thế, chồng tôi đành rút ví cho em tôi 50 triệu mua xe ga. Tôi biết bản thân anh cũng không hài lòng nhưng không nói ra.
Sau đó, tôi có nói với mẹ đừng bao giờ xin tiền kiểu đó nữa thì mẹ tôi giận hờn. Mẹ bảo tôi không biết thương gia đình, chồng giàu có thì mấy chục triệu có là gì. Tôi biết có nói gì với bà cũng chẳng thay đổi nên im lặng.
Tôi lấy được chồng giàu, có nhà đẹp xe sang, điều này dưới quê ai cũng biết. (Ảnh minh họa)
Sau khi cưới, tôi có thai nên chỉ ở nhà dưỡng thai, nấu ăn, bán hàng online lặt vặt. Tiền vẫn do chồng tôi kiếm ra là chính. Hàng tháng, anh đưa tôi 100 triệu lo chi phí gia đình, còn dư dả thì dành dụm. Ở đất thành phố, với số tiền đó, tôi chi tiêu vẫn còn dư và có gửi về cho bố mẹ mỗi tháng 10 triệu.
Thế mà bố mẹ tôi đi rêu rao với hàng xóm là vợ chồng tôi giàu có mà keo kiệt, cho tiền bố mẹ như bố thí. Một lần về quê, chị hàng xóm nói lại mà tôi giận tái mặt. Anh chị em trong nhà nhiều chứ đâu phải mình tôi. Trong khi tôi còn ăn bám chồng chứ có phải tự đi làm ra tiền đâu.
Trong nhà cứ cần mua sắm gì, mẹ lại gọi điện cho tôi. Khi thì bảo ti vi hư, khi tủ lạnh hỏng, khi nóng quá muốn lắp máy lạnh, khi khác lại bảo muốn đổi xe mới. Tôi tằn tiện gửi về cho. Mới đây, mẹ còn lên tận nhà tôi hỏi vay chồng tôi 200 triệu để sửa nhà. Chồng tôi đem tiền cho hẳn nhưng sau đó lại cạnh khóe tôi. Anh nói không chỉ nuôi mỗi tôi mà còn nuôi cả nhà vợ. Tôi nghe mà đắng họng đắng lòng nhưng không thể cãi lại được.
Mẹ liên tục gọi điện cho tôi để đòi tiền. (Ảnh minh họa)
Giờ chị tôi xây nhà. Mẹ tôi lại gọi điện bảo tôi cho chị mượn tiền. Tôi nói thẳng mình đang mang bầu, không có tiền. Mẹ tôi giận dữ bảo có con gái mà không nhờ vả được. Tôi chán nản tắt máy. Ngày nào mẹ tôi cũng gọi lên đòi tiền. Bà nói nuôi tôi hơn 2 chục năm, giờ mượn tôi vài đồng mà tôi cũng không đưa. Bà nói tôi vô dụng, lấy chồng giàu mà không bòn được tiền của chồng...
Tôi chán nản không nghe máy nữa. Thế là mẹ tôi chuyển qua gọi ban đêm. Nửa đêm thấy cuộc gọi của mẹ ruột tôi, chồng tôi cười nhạt: "Lại hỏi tiền nữa à? Gần 600 triệu rồi đấy nhé. Liệu hồn".
Tôi nhìn vẻ mặt của chồng mà nhục nhã tận xương. Tắt máy đi, tôi vẫn thấy mệt mỏi, khó chịu. Tôi phải làm sao để mẹ tôi thôi vòi tiền nữa đây? Tôi đâu phải cái máy rút tiền đâu. Tôi mệt mỏi vì những cuộc điện thoại từ mẹ ruột mình vì tôi thừa hiểu bà muốn gì rồi.
Theo giadinh.net.vn
Ông thu một - Bà chi hai: 30 Bài học vỡ lòng về tiền bạc trong hôn nhân Ra mắt cuốn sách đầu tiên hướng dẫn quản lý chi tiêu trong gia đình dành riêng cho người Việt - "Ông thu một - Bà chi hai". Có nên mua nhà trước khi kết hôn? Bảng chi phí tổ chức đám cưới gồm những gì? Sinh con cần bao nhiêu tiền? Ai quản lý tài chính trong gia đình tốt hơn, chồng...