Hôn nhân khác giới của những người đồng tính: Sống trong địa ngục
Để che giấu bản chất, tránh mọi định kiến của xã hội hoặc muốn có người nối dõi tông đường, mỗi năm ở Trung Quốc có tới 80% người đồng tính nam kết hôn với người khác giới, biến người phụ nữ thành nạn nhân của sự đau khổ và bất hạnh.
Những tấm “bình phong”
Năm nay 67 tuổi, bà Trương, một phụ nữ nội trợ ở Thành Đô, Tứ Xuyên đã mấy lần tìm đến cái chết để không phải đối mặt với hiện thực nghiệt ngã của cuộc sống hôn nhân bất hạnh. Hơn 40 năm trước, bà Trương kết hôn, khi ấy trong mắt bà, người chồng mới cưới là một người đàn ông nam tính nhất. “Chúng tôi yêu nhau suốt 8 năm, nhưng chưa từng cầm tay lần nào. Nhiều ngày sau đám cưới, ông ấy không hề chạm vào tôi”. 4 ngày đầu tiên, hễ nằm lên giường là chồng bà lại nhắc đến Tiểu Đông, một người bạn từng sống cùng phòng tập thể. Đến ngày thứ 5, ông Trương nói đơn vị chuẩn bị đợt huấn luyện quân sự và đề nghị vợ về nhà mẹ đẻ ở tạm một thời gian. Từ đó, mỗi lần đến “thăm” chồng, bà đều gặp Tiều Đổng ở trong nhà với lời giải thích của chồng: tập thể đơn vị sửa chữa, Tiểu Đổng không có chỗ ở nên đến ngủ nhờ, sau đó giục bà về nhà mẹ. Rất lâu sau đó, bà Trương mới nhận ra chồng mình không có hứng thú với người khác giới.
Không cam chịu như bà Trương, sau 3 năm chung sống, Chấn Chấn cuối cùng cũng thoát được cuộc hôn nhân địa ngục. Nếu nhìn từ bên ngoài gia đình cô chẳng có vấn đề gì. “Hàng ngày anh ta đều về nhà, tôi biết rõ anh ta không hề gặp gỡ người phụ nữ nào ở bên ngoài”, Chấn Chấn nói. Tuy nhiên điều cô không hiểu được là chồng rất lạnh nhạt với mình, hàng đêm đều đợi cô ngủ say mới vào giường, quấn chặt chăn quanh mình như “phòng thủ”. Rốt cuộc đến một ngày, Chấn Chấn phát hiện chồng mình “sưu tầm” các đĩa ảnh, tạp chí người mẫu nam khỏa thân. Bị dồn ép, anh ta thừa nhận mình là người “lưỡng tính”. Vốn tính cách mạnh mẽ, Chấn Chấn chọn con đường ly hôn.
Kết cục tương tự cũng xảy ra đối với gia đình Tằng Thái Côn, một kỹ sư sống ở Nam Kinh. “Vợ tôi là một người phụ nữ tốt, hiền thục, dịu dàng, chiều chồng. Chúng tôi đã có với nhau 2 đứa con. Nhưng ngay sau khi kết hôn tôi đã phát hiện ra mình là người đồng tính”, Tằng Thái Côn ngậm ngùi tâm sự. Anh từng có thời gian công tác tại Quảng Đông, người vợ ở nhà tần tảo nuôi dạy con, chăm sóc bố mẹ chồng, thực lòng anh rất biết ơn. Chính vì vậy, giờ đây anh muốn chạy trốn cuộc hôn nhân đó để không làm tổn thương cô thêm nữa. “Việc ly hôn không ai mong muốn, nhưng nếu vẫn tiếp diễn sẽ là độc ác”, Thái Côn cho biết. Dù vậy vợ anh, vì muốn 2 đứa trẻ có đủ bố lẫn mẹ, không muốn mang tiếng ly hôn nên nhất quyết từ chối, trong khi cô ngày một héo hon vì nỗi bất hạnh.
Nguy cơ tiềm tàng
Con số những người phụ nữ kết hôn và sống cùng những người chồng đồng tính lên tới bao nhiêu? Theo ông Lý Cường, chủ nhiệm câu lạc bộ “Những người bạn đồng tính” ở Quảng Châu – một tổ chức công khai đầu tiên dành cho những người “giới tính thứ ba” tại Trung Quốc – ước tính riêng ở tỉnh này có khoảng 100.000 trường hợp, song phần lớn trong số đó hiện vẫn giấu giếm tình trạng của mình – chấp nhận thân phận làm tấm “lá chắn” vì nhiều lý do.
Tính trên toàn quốc, hiện có khoảng 16 triệu phụ nữ đang sống chung với những người chồng đồng tính. “Rất nhiều người đàn ông đồng tính kết hôn chỉ để có một đứa con, và khi người vợ hoàn thành xong nghĩa vụ này, họ lập tức ly hôn để được tự do thỏa mãn “nhu cầu” của mình” – Sát Tiên Bình, một thành viên trong câu lạc bộ cho biết đây là hiện tượng hết sức bình thường. Tuy nhiên, vì ở Trung Quốc, việc ly hôn bị coi là vô cùng bất hạnh đối với người phụ nữ, nên rất nhiều người vợ dù biết chồng mình đồng tính nhưng vẫn ngậm đắng nuốt cay để duy trì cuộc hôn nhân.
Video đang HOT
Chủ nhiệm trung tâm thông tin và bảo vệ quyền lợi phụ nữ tỉnh Quảng Đông, bà Vương Phượng Trần cho rằng những người đàn ông nếu đã biết mình đồng tính, lưỡng tính hoặc có xu hướng đồng tính thì không nên lấy vợ. “Không nên lấy đối phương làm tấm lá chắn, không thể vì bản thân mình mà tước đoạt hạnh phúc của người khác, thậm chí tước đoạt cả cuộc đời của họ”, bà nhấn mạnh. Trong “giới” đồng tính đến giờ vẫn còn lan truyền một câu chuyện bi thảm. Một người đồng tính nam vẫn cố lấy vợ để che mắt gia đình, sau khi vợ mang thai thì dứt hẳn chuyện chăn gối. Để bù đắp lại, anh ta ra sức làm ăn, xây dựng cơ ngơi, định dùng vật chất để bù đắp cho vợ. Dầu vậy, người vợ vì hận chồng nên đã ngoại tình, đúng vào đêm bỏ trốn cùng người yêu đã châm lửa đốt tấm chăn đang đắp trên người chồng khiến anh ta bị bỏng nặng. Những người xung quanh nguyền rủa người vợ bạc ác, nhưng chỉ mình anh ta hiểu được và luôn tự trách mình đã gây ra tất cả.
Không ít người đồng tính nam ở lứa tuổi trung niên thừa nhận, để giải tỏa những nỗi giày vò nội tâm và cả sự cô đơn, sau khi kết hôn họ vẫn thỉnh thoảng hoặc đều đặn tìm đến với những người “bạn tình” cùng giới. Những buổi gặp gỡ như vậy ít khi được tiến hành theo từng đôi, mà dưới dạng tập thể. Điều đó cũng có nghĩa nguy cơ truyền nhiễm HIV sẽ rất cao, nhất là khi những người tham gia quan hệ với các đối tượng ngoài xã hội, không sử dụng các biện pháp an toàn. Một cuộc điều tra cho thấy tỷ lệ nhiễm HIV của MB (money boy – trai làm tiền) lên tới 10%. “Thực ra bản thân chúng tôi cũng luôn phải đối mặt với sự giằng xé về tinh thần và đạo đức”, Tiểu Thống, một người đồng tính nam cho biết.
Cuối tháng 11-2011, lần đầu tiên vấn đề những người vợ “bình phong” được đem ra bàn bạc tại một diễn đàn của hội “Những người bạn đồng tính”, được tổ chức ở Thiên Hà, Quảng Châu. Những người vợ “bình phong” đã được nói lên những suy nghĩ, trăn trở và cả nỗi khổ đau của mình. “Chúng tôi hy vọng rằng những câu chuyện ấy có thể cảm động được cha mẹ những người đồng tính, để họ thôi không thúc ép con mình kết hôn với người khác giới, việc đó không chỉ làm tổn thương chính con cái họ, mà còn hủy hoại hạnh phúc của người khác. Hy vọng xã hội sẽ bớt kỳ thị hơn, để những người đồng tính không còn phải lẩn tránh vào những cuộc hôn nhân đầy bất hạnh này”, một người phụ nữ nói lên bằng tấm lòng đầy trắc ẩn.
Theo ANTD
Phim đồng tính Việt: Chán cảnh nóng thì làm trò cười
Chưa bao giờ vấn đề đồng tính lại được khai thác nhiều như hiện nay. Hầu hết các bộ phim "made in Vietnam" gây chú ý gần đây đều tập trung vào đồng tính nam. Đáng tiếc là các nhà làm phim chỉ tập trung vào những cảnh nóng để hút khách hoặc mô tả những mối tình này theo cách gây cười.
Mang tình yêu của người đồng tính ra làm trò cười
Vũ điệu đường cong, bộ phim sẽ ra rạp vào dịp Tết này, cũng có nhân vật đồng tính. Đó là Bảo, một trợ lý đạo diễn. Theo đúng lời của nhà sản xuất phim thì nhân vật này "đồng bóng", "đanh đá", "nói choảnh chọe", "lắc mông điệu nghệ". Anh ta khá lập dị, chỉ chơi với... hai chú chó.
Chuyện tình yêu của Bảo cũng bị mang ra làm trò cười trong phim này. Vì bận rộn và cũng vì ngượng ngùng, Bảo không có người yêu và phải nhờ đến dịch vụ hẹn hò trực tuyến để tìm người bạn đời cho mình. Những cuộc hẹn gặp không may mắn của Bảo được mô tả theo kiểu gây cười cho khán giả.
Những người tình qua mạng của Bảo cũng được khai thác theo kiểu gây cười. Họ luôn ăn mặc trang phục hoa lá, mặt mũi tô son chát phấn quá kỹ và điệu bộ õng ẹo, ngúng ngoẩy...
Anh chàng dọn phòng đồng tính trong phim Tết năm ngoái, Những nụ hôn rực rỡ, cũng không thoát khỏi việc bị mang ra làm trò cười. Dũng, tên nhân vật này, cũng được xây dựng theo mô típ ẻo lả, giọng nói eo éo, dáng đi õng ẹo, hay khóc, hay hờn.
Trong phim Để Mai tính, tình yêu của người đồng tính bị mang ra làm trò cười cho người xem.
Anh làm dọn phòng trong một resort ở một đảo nhỏ, khá cách biệt với đất liền, ít có cơ hội tiếp xúc với nhiều người và chưa có người yêu. Thần tượng của Dũng là một thành viên trong một nhóm nhạc nổi tiếng. Một ngày, nhóm nhạc thần tượng của Dũng đến ở resort anh đang làm. Dũng đã bày tỏ tình cảm của mình với thần tượng, cũng là người đồng tính và... được chấp nhận. Vậy là câu chuyện tình của họ đã diễn ra. Tuy nhiên, đạo diễn đã cố tình miêu tả tình yêu này theo kiểu gây cười cho khán giả khi cho đôi tình nhân này bơi theo kiểu... vịt và hôn nhau kiểu chu môi, dẩu mỏ.
Dùng cảnh "nóng" của tình yêu đồng tính để câu khách
Ở bộ phim được trình chiếu gần đây nhất, Cảm hứng hoàn hảo, mối tình đồng tính của nhân vật chính được mô tả với nhiều cảnh... nhạy cảm. Người xem bị nóng mắt bởi cảnh nhân vật chính và người tình mặc độc chiếc quần nằm âu yếm nhau trên giường hoặc... không mặc gì và cùng tắm trong bồn. Bộ phim đã phải chờ duyệt rất lâu mới có thể ra mắt khán giả bởi những cảnh nhạy cảm như hôn, ân ái giữa các nhân vật gây sốc. Điều đáng nói là trước khi trình chiếu, nhà sản xuất đã tung những bức ảnh nóng này ra để câu khách.
Bộ phim Hot boy nổi loạn cũng dùng chiêu tương tự, tức là tập trung mô tả vào cảnh nóng như nhân tố để thu hút sự chú ý vào phim và quảng cáo rùm beng về tình tiết này. Trước khi trình chiếu, nhà sản xuất đã tung ra đoạn trailer của phim này với rất nhiều cảnh quay cực "nóng"... giữa hai nhân vật chính.
Nhà làm phim Cảm hứng hoàn hảo đã cố tình tập trung vào nhưng cảnh âu yếm của đôi tình nhân đồng tính để câu khách.
Bên cạnh đó, khi làm phim về người đồng tính, các nhà làm phim Việt luôn miêu tả họ ở hình dáng õng ẹo, ăn mặc lòe loẹt, tô son, trát phấn rất đậm. Thậm chí ở Cảm hứng hoàn hảo, đồng tính còn bị coi là bệnh và có thể chữa được. Hải, nhân vật chính trong phim, bị mắc "bệnh" đồng tính vì... sống trong thế giới toàn phụ nữ. Tuy nhiên, khi Hải gặp cú sốc vì bị người tình đồng giới phản bội thì đã quay lại làm đàn ông đích thực cũng dễ như anh sa ngã vào mối tình đồng giới kia.
Bên cạnh đó, điều khiến khán giả khó chịu là phản ứng của các người chị của Hải khá cực đoan. Họ nhìn nhận đồng tính luyến ái như một điều gì hết sức xấu xa, một cơn bệnh ngặt nghèo. Không chỉ bối rối mà họ thậm chí bàng hoàng, hoảng loạn đến độ phải cầu trời khấn Phật, phải van vái bố mẹ đã khuất phù hộ để em trai "quay đầu là bờ".
"Người trong cuộc" phản đối
"Đành rằng trong xã hội có những người đồng tính như vậy nhưng không nên mang họ lên phim để gây cười. Đó là chưa kể, các nhà làm phim Việt hiểu sai về người đồng tính khi mô tả đồng tính như một loại bệnh và nó có thể lây nhiễm. Đồng tính không phải là bệnh. Từ năm 1990, Tổ chức Y tế Thế giới đã không xem đồng tính ái là một căn bệnh nữa mà chỉ coi đây là một khuynh hướng tình dục. Nó không thể lây lan và cũng không chữa được. Một người bình thường sẽ không thể trở thành người đồng tính và ngược lại", chuyên gia tình dục học Đào Xuân Dũng nói.
Lương Mạnh Hải (phải) thấy khó xả thân cho vai diễn đồng tính.
Vũ Ngọc Đãng, đạo diễn của Hot boy nổi loạn, một bộ phim về đề tài người đồng tính nhận được nhiều lời khen ngợi, cũng chia sẻ: "Tôi thấy đa số những nhân vật đồng tính trong phim Việt Nam không thật, không đúng với thực tế. Có cảm giác chính những người làm ra những bộ phim, nhân vật này không có kiến thức và có cái nhìn lệch lạc về đồng tính, nên nhân vật của họ khi xem cứ thấy... nổi da gà".
Diễn viên Lương Mạnh Hải, người thể hiện nhân vật đồng tính trong Hot boy nổi loạn, từng chia sẻ: "Hiện nay, hình ảnh người đồng tính trong phim Việt Nam đa phần được khai thác theo kiểu nhố nhăng, kệch cỡm nên có cảm giác bản thân người diễn viên cũng không xả thân 100% cho vai diễn, khiến khán giả xem phim thấy... ghê ghê".
Theo Báo Đất Việt
Những mối tình tuyệt vọng trong giới gay Tình yêu của người đồng tính nam thường kết thúc nhanh, không phải vì họ không chung thuỷ mà vì không được xã hội công nhận. Họ yêu hết mình nhưng cũng biết tình yêu ấy sẽ không đi đến đâu vì có người sẽ phải lấy vợ. Dù cộng đồng ngày càng cởi mở hơn với những người đồng tính, song đa...