Hôn nhân đồng tính trên thế giới: Nơi công nhận, nơi tử hình
Sau khi các nhà lập pháp Chile thông qua dự luật hôn nhân đồng giới ngày 7/12, mối quan hệ này đã được công nhận tại 30 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Trái lại, một số nước vẫn tử hình người có quan hệ đồng tính.
Châu Âu là khu vực tiên phong
Vào ngày 1/10/1989, lần đầu tiên trên thế giới, các cặp đôi đồng tính nam ở Đan Mạch được công nhận quan hệ dân sự. Điều này có nghĩa là pháp luật công nhận quan hệ giữa họ nhưng ở mức thấp hơn nhiều so quy định pháp lý về quan hệ hôn nhân.
Hà Lan là nước đầu tiên cho phép kết hôn đồng tính và trao nhiều quyền hơn cho các cặp đôi có quan hệ đồng tính vào tháng 4/2001.
Một cặp đôi đồng tính trong buổi diễu hành của cộng đồng LGBTQ ở Italy. Ảnh: AFP
Kể từ đó, 16 quốc gia châu Âu khác đã tiếp bước chấp thuận hôn nhân đồng giới là: Áo, Bỉ, Anh, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Đức, Iceland, Ireland, Luxembourg, Malta, Na Uy, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Thụy Điển và gần đây nhất là Thụy Sĩ.
Những quốc gia châu Âu còn lại từ chối công nhận hôn nhân đồng tính sau một cuộc trưng cầu dân ý năm 2015, thay vào đó chỉ công nhận quan hệ dân sự giữa các cặp đôi thuộc cộng đồng LGBTQ.
Chính phủ Séc đang ủng hộ dự thảo luật ủng hộ hôn nhân đồng tính. Tuy nhiên, tương lai của đạo luật này vẫn chưa chắc chắn.
Tại Romania, một cuộc trưng cầu dân ý nhằm đưa lệnh cấm kết hôn đồng tính vào hiến pháp đã thất bại vào năm 2018 vì tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu thấp.
Tiến bộ ở châu Mỹ
Canada là quốc gia châu Mỹ đầu tiên cho phép người đồng giới kết hôn vào năm 2005.
Video đang HOT
Năm 2015, Tòa án Tối cao Mỹ đã hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính trên toàn quốc. Tại thời điểm đó, điều này bị cấm ở 14 trên 50 bang của nước này.
Tuy nhiên, cuộc hôn nhân đồng tính đầu tiên của Mỹ thực sự diễn ra vào năm 1971, khi một cặp đôi ở bang Minnesota xin được giấy phép kết hôn nhờ một lỗ hổng pháp lý. Cuộc hôn nhân này chính thức được công nhận vào tháng 3/2019, sau 5 thập kỷ tranh cãi về pháp lý.
Một cặp đôi ăn mừng sau khi Quốc hội Chile thông qua dự luật hôn nhân đồng tính ngày 7/12. Ảnh: Reuters
Ở Mỹ Latinh, 6 quốc gia cho phép hôn nhân đồng tính là Argentina, Brazil, Colombia, Ecuador, Uruguay và Costa Rica. Họ đều thông qua điều luật hôn nhân đồng tính vào năm ngoái.
Thủ đô của Mexico đã thông qua quy định công nhận hôn nhân đồng tính vào năm 2009. Một nửa trong tổng số 32 bang của nước này đã ủng hộ quy định trên.
Chile đã hợp pháp hóa các quan hệ dân sự của các cặp đôi đồng tính vào năm 2015. Và hôm 7/12, quốc hội nước này vừa thông qua dự luật hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính.
Cuba đã loại bỏ những thay đổi pháp lý cho phép kết hôn đồng tính khỏi bản hiến pháp sửa đổi năm 2019. Hai năm sau, các nhà chức trách lại soạn dự thảo về luật gia đình mới mở ra cánh cửa cho hôn nhân đồng giới, song quy định này vẫn cần trải qua một cuộc trưng cầu dân ý sắp tới.
Đài Loan đi đầu ở châu Á
Trong khi phần lớn châu Á thể hiện thái độ bao dung với quan hệ tình dục đồng giới thì đến tháng 5/2019, Đài Loan (Trung Quốc) mới trở thành khu vực đầu tiên ở châu Á hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính.
Năm 2021 tại Nhật Bản, một tòa án ở phía Bắc Sapporo đã ra phán quyết rằng việc nước này không công nhận hôn nhân đồng giới là vi hiến. Đây là một phán quyết mang tính bước ngoặt về vấn đề này.
Chính quyền Thủ đô Tokyo ngày 7/12 vừa công bố kế hoạch triển khai hệ thống pháp lý ủng hộ quan hệ đồng tính, song không hoàn toàn công nhận hôn nhân đồng giới vào cuối năm tài chính 2022. Ảnh: Reuters
Australia (2017) và New Zealand (2013) là những nơi duy nhất thuộc khu vực châu Á – Thái Bình Dương rộng lớn đã thông qua luật hôn nhân đồng tính.
Tại Trung Đông, nơi quan hệ đồng tính bị coi là sai trái, Israel dẫn đầu về mức độ tiến bộ công nhận quyền của người đồng tính, công nhận tình trạng quan hệ hôn nhân đồng tính được xác nhận tại một số nước khác, mặc dù bản thân nhà nước Do Thái này vẫn chưa cho phép vấn đề trên.
Đáng chú ý, một số quốc gia ở Trung Đông vẫn áp đặt án tử hình đối với người đồng tính luyến ái, trong đó có Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE).
Châu Phi: kết hôn đồng tính chỉ được công nhận ở một quốc gia
Nam Phi là quốc gia duy nhất trên lục địa châu Phi cho phép hôn nhân đồng tính vào năm 2006.
Khoảng 30 quốc gia châu Phi cấm quan hệ đồng tính, trong đó Mauritania, Somalia và Sudan có án tử hình dành cho người quan hệ đồng tính.
Chàng trai hú hồn khi gặp điều lạ sau lần làm "chuyện ấy" với người tình ngoại quốc
Sau khi quan hệ tình dục, bệnh nhân đã phải đến cầu cứu bác sĩ vì đi tiểu ra máu, may mắn là không bị mắc thêm căn bệnh truyền nhiễm nào khác.
Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Đình Liên - Trưởng khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học (Bệnh viện E) cho biết thời gian gây đây khoa liên tục tiếp nhận những bệnh nhân đến khám, chữa sau khi quan hệ tình dục đồng tính.
Đáng cảnh báo, đã có nhiều trường hợp mắc bệnh, thậm chí là căn bệnh lây nhiễm không thể chữa khỏi khi tuổi còn quá trẻ. Nguyên nhân là do bệnh nhân không biết tự bảo vệ mình, quan hệ tình dục không an toàn.
Cuối tháng 10 vừa qua, bác sĩ Liên vừa tiếp nhận một nam thanh niên mới ngoài 20 tuổi, đến bệnh viện trong tình trạng sợ sệt, lo lắng vì bị đi tiểu ra máu.
Theo chia sẻ của người bệnh, trước đó anh có quan hệ tình dục đồng tính với một bạn trai người ngoại quốc, khoảng 40 tuổi. Sau khi làm "chuyện ấy" xong mọi thứ hoàn toàn bình thường. Vài ngày sau, chàng trai trẻ bắt đầu xuất hiện tiểu buốt, bị đái ra máu nên đến khám.
Quan hệ đồng tính nguy cơ mắc bệnh lây nhiễm qua đường tình dục rất lớn. (Ảnh minh họa)
Qua thăm khám, bệnh nhân được xác định bị viêm niệu đạo, rất may không mắc các căn bệnh lây nhiễm qua đường tình dục như HIV, lậu, giang mai... Bệnh nhân được tư vấn, cho điều trị ngoại trú và hẹn thăm khám lại.
Bác sĩ Liên cho biết, khoa đã tiếp nhận không ít trường hợp gặp hậu quả đau lòng vì việc quan hệ tình dục đồng tính, bị mắc bệnh lây qua đường tình dục. Điển hình là một người đàn ông 50 tuổi mắc HIV sau khi quan hệ đồng tính, hay thậm chí có nam thanh niên mới 17 tuổi, nhưng có thâm niên quan hệ đồng giới 3 năm và cũng bị mắc HIV.
Theo đó, sau khi quan hệ đồng tính nhiều năm, nam thanh niên thấy người mệt mỏi, đau đầu, nghĩ rằng cảm cúm thông thường nên tự đi mua uống, nhưng không khỏi nên tới viện khám.
Tại bệnh viện, sau khi khai thác tiền sử, bác sĩ Liên cho bệnh nhân xét nghiệm và kết quả dương tính với HIV. Nguyên nhân khiến bệnh nhân mệt mỏi chính là do suy giảm hệ miễn dịch trong cơ thể.
Trước khi ra về, bác sĩ Liên khuyên bệnh nhân nên đến các trung tâm điều trị HIV để điều trị lâu dài, ngoài ra cần bổ sung dinh dưỡng nhằm tăng cường miễn dịch, quan hệ tình dục an toàn để bảo vệ người khác...
TS Liên cho biết người quan hệ đồng tính dễ mắc bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục hơn bình thường.
Bác sĩ Liên cho biết quan hệ đồng tính hiện nay không còn hiếm gặp, tuy nhiên nhiều người vẫn chưa thực hiện biện pháp an toàn khi quan hệ, cụ thể là dùng bao cao su.
Ngoài ra, vị chuyên gia này cũng cảnh báo về tình trạng nhiều người trẻ là thanh, thiếu niên có thể bị dụ dỗ để quan hệ tình dục đồng tính. Bởi vậy, các bậc phụ huynh cần quan tâm đến con nhiều hơn.
Với những nam giới đồng tính, khi quan hệ dễ mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục hơn những người dị tính. Lý do bởi người đồng tính quan hệ tình dục qua đường hậu môn, dễ gây xây xát, sang chấn ở các vùng nhạy cảm. Sang chấn này làm khả năng lây nhiễm virus HIV qua máu nhanh hơn. Bên cạnh đó, do cộng đồng người đồng tính khá nhỏ, khả năng phát tán virus trong cộng đồng rất dễ dàng.
Để phòng bệnh, bác sĩ Liên tư vấn, cần cung cấp kiến thức giáo dục giới tính, tình dục an toàn cho cả người dị tính và đồng tính. Cần được đẩy mạnh hơn nữa, ngay từ trong học đường để người dân biết cách phòng bệnh.
Mỹ phát hành hộ chiếu đầu tiên công nhận giới tính 'X' Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 27/10 đã phát hành quyển hộ chiếu đầu tiên có phần liệt kê giới tính "X" dành cho những người không thuộc giới tính nam hoặc nữ. Nhà Trắng được thắp đèn màu cầu vồng ủng hộ cộng đồng LGBTQ năm 2015. Ảnh: AFP Trong động thái được ví như bước ngoặt đối với cộng đồng có giới...