Hôn nhân: Độc lập tài chính hay cùng tạo túi tiền chung?
Trải qua tình yêu nồng nàn, nắm tay nhau bước vào hôn nhân, cặp đôi nào cũng sẽ gặp phải vấn đề lớn mang tên: Tài chính.
Xưa, với quan niệm, người đàn ông là trụ cột gia đình, gánh trên vai gánh nặng tài chính còn chuyện tề gia nội trợ và quản lý chi tiêu lại thuộc về người vợ. Thế nhưng, cuộc sống hiện đại đã phá vỡ quan niệm đó, bởi ngày nay người phụ nữ có nhiều cơ hội trong sự nghiệp, họ cũng không hề thua kém so với đàn ông. Điều đó giúp họ có khả năng độc lập tài chính mà không cần dựa vào đàn ông.
Từ xa lạ trở nên quen thuộc, độc lập tài chính không còn là một khái niệm xa vời với những người phụ nữ hiện đại. Thế nhưng, đôi khi, tư tưởng này áp dụng vào hôn nhân lại gây ra nhiều sóng gió. Bởi, hôn nhân đòi hỏi sự gắn kết và đóng góp của cả hai phía để cùng xây dựng, chia sẻ gánh nặng.
Ảnh minh họa.
Video đang HOT
Ai cũng hiểu được điều đó nhưng tại sao gia đình vẫn cứ lục đục vì tiền bạc. Tôi là người nắm giữ tiền bạc trong gia đình. Chồng tôi chỉ biết đi làm về là giao toàn bộ tiền cho vợ và cũng không biết đến chuyện chi tiêu trong gia đình như thế nào? Nếu như anh đã giao cho vợ rồi thì hãy tin tưởng, khi đó mọi chuyện sẽ êm đẹp. Đằng này, anh hỏi tiền đi đâu mà hết, ăn tiêu gì mà nhanh vậy… Anh luôn nghĩ đồng tiền mình kiếm ra là to, chứ đâu biết chi tiêu cho gia đình cần những gì: Tiền đi chợ, tiền điện nước, tiền bỉm sữa cho con, tiền cỗ bàn hiếu, hỉ, thăm hỏi nội ngoại hai bên…
Sau những truy hỏi của anh, tôi giao cho anh cả tiền lương của mình để anh tự chi tiêu trong gia đình. Đến khi cầm tiền, chưa được nửa tháng anh đã tiêu hết số tiền của hai vợ chồng. Vừa xót tiền, vừa bực mình, tôi ca cẩm khiến cuộc sống gia đình bức bối, khó chịu.
Lần này, tôi quyết định tiền ai người đó tiêu, tự độc lập tài chính. Thế nhưng, khi rạch ròi tài chính tôi nhận ra, chúng tôi mất đi trách nhiệm với nhau, không còn cảm nhận được đây là gia đình mà mình cần vun đắp.
Có lẽ, việc độc lập tài chính nghe có vẻ văn minh nhưng với gia đình tôi nó lại là cái hố chôn lấp hạnh phúc hôn nhân. Sau những bất đồng về tài chính, chúng tôi quyết định ngồi lại bàn bạc và đi đến thống nhất: Vợ chồng là cùng tạo một túi tiền chung. Như vậy, gia đình mới bền vững được lâu, việc đó như xây dựng nền móng vững chắc cho ngôi nhà. Mạnh ai người đó làm, mạnh ai người đó ăn đâu còn là gia đình, đâu còn là một gia đình sẻ chia những khó khăn, vui buồn…
Tự mình là thủ phạm phá hạnh phúc gia đình
Suy nghĩ phụ nữ độc lập không phụ thuộc vào đàn ông khiến chị cho mình quyền luôn đúng, coi thường chồng, không bao giờ ghi nhận chồng.
Chỉ đến khi hôn nhân tan vỡ, chị mới nhận ra mình chính là thủ phạm phá nát hạnh phúc gia đình.
Khi mới bước vào cánh cửa hôn nhân, chị đã giữ suy nghĩ: phụ nữ hiện đại phải độc lập, mạnh mẽ, phải có chính kiến và không phụ thuộc vào chồng. Thế nên, chị luôn cho mình là đúng, luôn cao ngạo với chồng. Chồng nói gì chị cũng gạt phắt. Chị còn gạt phăng mọi nỗ lực của chồng. Chị không bao giờ nhìn vào những ưu điểm của anh. Ngược lại, chị chỉ thấy những điểm hạn chế của anh và rồi thất vọng cứ nối tiếp thất vọng.
Thế nên, trong mọi việc, chị không cần chồng đồng hành. Chị còn cảm thấy hãnh diện vì mình giỏi giang, độc lập, mạnh mẽ.
Hôn nhân không vui vẻ, không hạnh phúc, chị đổ lỗi cho anh. Chị chẳng bao giờ nghĩ mình sai vì lúc nào chị cũng có lý do để nghĩ mình đúng.
Và chuyện gì đến cũng đến, khi coi thường chồng thì chị lại luôn nhìn thấy ở người đàn ông khác những điều tốt đẹp. Chị đã trở thành người thứ 3 trong mối tình tội lỗi với người đàn ông đã có gia đình. Chỉ đến khi bị đánh ghen, chị mới quay về cuộc hôn nhân của mình. Thế nhưng, việc quay trở về chỉ là hình thức khi chị luôn cho rằng vì chồng không ra gì nên chị mới "sa ngã" như thế.
Ảnh minh họa
Chị vẫn tiếp tục không tôn trọng chồng, vẫn tỏ vẻ chán nản, thất vọng, chê bai anh đủ điều. Không thể duy trì cuộc hôn nhân thêm nữa, chồng chị đã quyết định buông tay. Thế nhưng lúc này chị vẫn không nhận ra mình sai ở đâu mà chỉ cảm thấy hận thù người dám bỏ mình. Chị gây chiến tranh liên miên với anh. Trong suy nghĩ của chị, nếu ly hôn thì chị là người chủ động. Thế nên, khi ở vị trí bị động, chị đã không chấp nhận được. Chị thường xuyên nói xấu chồng trên facebook, cứ như thể anh là "tội đồ" trong cuộc hôn nhân tan vỡ của hai người.
Giờ đây, sau vài năm ly hôn, chị mới nhận ra chị chính là người phá nát cuộc hôn nhân của mình. Hôn nhân không đứng vững nếu không được vun đắp từ hai người. Chị luôn luôn đòi hỏi chồng và cho mình ở thế "bề trên", không cần cố gắng, nỗ lực. Chị ân hận khi biết mình đã đánh mất người đàn ông tốt đẹp, tàn phá cuộc hôn nhân lẽ ra hạnh phúc.
Chị mong muốn được quay lại cùng anh để cho hai người và các con cơ hội có một mái ấm. Thế nhưng, chị e dè, không đủ tự tin và tự hỏi liệu anh có tha thứ cho chị?
3 điều kiêng kỵ nhất trong cuộc sống vợ chồng, phạm phải 1 điều đã khiến hôn nhân trên đà tan vỡ Muốn hạnh phúc trong hôn nhân, phụ nữ chớ dại phạm phải những điều kiêng kỵ này. Vì tình yêu nên cả hai đã trở thành vợ chồng với nhau. Phải tu ngàn kiếp với có cơ hội được ngủ chung dường. Cơ hội này không dễ đến nhưng rất dễ vụt mất. Để vợ chồng mãi hạnh phúc, nắm tay nhau tới...