Hôn nhân dễ vỡ, vì sao?
Theo thống kê, chỉ trong một thập niên từ 2001 đến quý 2/2011, số lượng vụ ly hôn ở Việt Nam tăng gần gấp đôi (50.000 vụ lên đến hơn 90.000 vụ). Chưa bao giờ gia đình trở nên “mong manh, dễ vỡ” như vậy.
Trả thù bằng cách đay nghiến con
Chuyên viên tư vấn Trần Thị Hồng Hà (phó giám đốc Trung tâmTư vấn Tình yêu Hôn nhân và Gia đình TPHCM) chia sẻ: Có thể chia ra giai đoạn mà chúng ta thường dùng chữ X là năm sinh để diễn tả. Thế hệ 5X, 6X tỷ lệ ly hôn không nhiều, nhưng thế hệ gần cuối 7X, 8X trở về sau này thì tỷ lệ ly hôn khá cao.
Điều kiện kinh tế khá giả, trình độ học vấn cũng cao hơn, như thật đáng tiếc, một bộ phận thanh niên khi “lập thân” không trang bị kiến thức gia đình hoặc các kỹ năng cho cuộc sống chung vợ chồng. Có những va chạm nhỏ nhưng không ai chịu nhường ai nên cuối cùng chọn giải pháp ly hôn. Khi chia tay, mặc dù cả hai không đổ lỗi cho nhau nhưng tổn thương về tinh thần rất lớn, nhất là khi đã có con. Nhiều người trả thù vợ hoặc chồng bằng cách đay nghiến con khiến cho đứa trẻ vốn thiếu tình thương lại tổn thương về tâm hồn.
Một nguyên nhân nữa phải nói tới đó là đôi khi do người vợ chăm sóc chồng “quá kỹ” cũng khiến người chồng thấy nhàm. Ảnh minh họa: IE.
Thời chúng tôi, khi giận chồng cũng không dám bỏ về nhà mẹ đẻ hoặc bỏ đi nhưng bây giờ nó là chuyện nhỏ. Những ảnh hưởng của lối sống phương Tây coi nhẹ tính bền vững của gia đình nguy cơ đáng ngại. Cách tốt nhất là mỗi người hãy tự trang bị cho mình kiến thức về cuộc sống chung. Với người vợ thì “lạt mềm buộc chặt, cơm sôi nhỏ lửa”, người chồng độ lượng, bao dung hơn sẽ giảm đi sự cãi vã không đáng có và có nguy cơ trở thành “lớn chuyện”.
Video đang HOT
Coi nhẹ các giá trị đạo đức
Theo ThS Trần Sĩ Hải (khoa Xã hội học, trường Đại học Văn Hiến TPHCM), trước đây, một người ly hôn thường giấu kín chuyện của mình nhưng bây giờ thì khác, thậm chí họ có thể ly hôn để công khai quan hệ với đối tượng mới mà họ thấy phù hợp. Dưới góc nhìn của một nhà xã hội học thì đây là sự thất bại của giáo dục truyền thống, lối sống nên con người mới coi nhẹ các giá trị đạo đức.
Nhiều khi tôi hỏi rằng: Tại sao khi đi đăng ký kết hôn các cặp vợ chồng không được học thêm hoặc trang bị chút nào về kiến thức cuộc sống hôn nhân, có được chút ít cũng quý. Gia đình là nền tảng của xã hội, gia đình không vững thì làm sao đạo đức xã hội được duy trì và vững chắc. Gia đình ly tán cũng một trong những nguyên nhân sản sinh ra tội phạm vị thành niên.
Theo tôi, trong giáo dục cần dạy cho học sinh, sinh viên biết tầm quan trọng của gia đình, những hoạt động sinh hoạt cộng đồng về gia đình cũng ít nhiều ảnh hưởng đến tâm thức những người trẻ mà hiện nay điều này bị lãng quên.
Nữ chủ động đưa đơn ra tòa nhiều hơn nam
LS Nguyễn Văn Hậu (phó chủ tịch Hội Luật gia TPHCM) cho biết: Thường thấy trong các vụ ly hôn, nữ chủ động đưa đơn ra tòa nhiều hơn nam và số vụ do chồng ngoại tình hoặc có cuộc sống riêng ngoài hôn nhân khá cao. Một nguyên nhân nữa phải nói tới đó là đôi khi do người vợ chăm sóc chồng “quá kỹ” cũng khiến người chồng thấy nhàm.
Cuộc sống là cả nghệ thuật, khi đã đến mức đưa ra tòa thì việc hàn gắn rất khó. Gia đình đổ vỡ, phần thiệt thòi nhiều hơn thuộc về phụ nữ và con trẻ. Trong cuộc sống xã hội phức tạp hiện nay, hai đôi vai cùng gánh vác lo nuôi dạy con cái đã khó huống hồ chỉ còn một người đơn độc.
Tựu trung lại, ly hôn có các nguyên nhân chính như ngoại tình, mâu thuẫn về kinh tế, vợ chồng thiếu quan tâm lẫn nhau, không hợp về lối sống, bạo lực… Đây là hệ quả của đời sống hiện đại, kỷ cương của mẫu gia đình truyền thống đang dần bị lu mờ bởi mặt trái của sự phát triển kinh tế, xã hội.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Kể tên những "đại khắc tinh" của tình yêu
Tình yêu tuổi teen rất mỏng manh, "dễ vỡ". Nhất là khi "em" ý gặp phải các "đại khắc tinh" sau đây thì nguy cơ "ngỏm củ tỏi" là rất cao đấy!
Tiền bạc, vật chất
Có một quy luật "bất thành văn" mà chắc rằng chúng mình ai cũng biết, đó là: hầu hết các mối tình đang tươi đẹp khi liên quan đến tiền bạc, vật chất đều xảy ra trục trặc. Xét trên khía cạnh thực tế, trong chuyện tình cảm, tiền bạc và vật chất cũng đóng một vai trò nho nhỏ với những món quà đáng yêu hay những bữa tối lãng mạn dành tặng cho "người ấy". Thế nhưng, mối quan tâm đến tiền bạc, vật chất nếu "quá liều" sẽ là nguy cơ to đùng "bẻ gãy" tình yêu của chúng mình đấy bạn ạ. Chỉ cần bạn "đụng chạm" hay nhắc nhở tới chúng nhiều quá cũng sẽ khiến cho "người ấy" mất thiện cảm với bạn.
Hà Linh (17t) tâm sự: "Bọn mình thích nhau được hơn một tháng rồi, anh ấy là người rất biết chiều chuộng và quan tâm đến người khác. Những tưởng tình cảm của chúng mình sẽ ngày càng khăng khít và gắn bó thì xảy ra chuyện anh ấy mất tiền. Anh ấy rất lo lắng và nói với mình là cần tiền gấp, nhờ mình giúp đỡ. Mình rất muốn giúp anh ấy nhưng bản thân mình cũng không có nhiều tiền, vì vậy, mình chỉ giúp anh ấy phần nào số tiền mà anh ấy mất thôi. Thế là từ đó, anh ấy cũng dần dần lạnh nhạt với mình, tình cảm giữa bọn mình ngày càng xa dần. Cuối cùng, anh ấy nói chia tay với mình."
Trong trường hợp này, rõ ràng là anh chàng kia chẳng đáng mặt nam nhi một chút nào. Một XY chân chính sẽ không bao giờ vì tiền bạc, vật chất mà để bạn gái mình phải lo lắng, vay mượn hộ. Tình cảm không nên gắn liền với tiền bạc, vật chất, chúng mình cũng không nên vì những thứ vật chất tầm thường mà nỡ phá vỡ đi tình cảm đáng quý, chân thành. Hơn nữa, vật chất và tiền bạc chỉ có giá trị tức thời mà thôi, nó không phải là mãi mãi, làm sao sánh được với tình cảm, phải không nào?
Khoảng cách
Một chướng ngại vật lớn không kém có thể ngáng đường thần Cupid đến với chúng mình là "khoảng cách". Trong các bộ phim Hàn, tình yêu thường được thử thách bằng nhiều khó khăn, cách trở và đặc biệt là bằng khoảng cách, nhưng cuối cùng hai nhân vật chính vẫn luôn luôn đến được với nhau. Nhưng đó là phim ảnh, còn trong thực tế, khoảng cách có thể là một trong những nguyên nhân làm tan vỡ tình yêu của chúng mình đấy.
Tuấn và Linh là một cặp đôi đã yêu nhau được gần hai năm với tình cảm gắn bó tưởng chừng không thể tách rời. Thế nhưng sau khi dự thi tốt nghiệp THPT xong thì Tuấn đi du học nước ngoài. Hai người ngậm ngùi chia tay, hứa với nhau rằng sẽ vẫn giữ liên lạc hàng ngày qua tin nhắn và yahoo. Ban đầu, khi Tuấn mới sang thì hai người ngày nào cũng gặp mặt qua webcam rồi nhắn tin, tâm sự chuyện vui buồn, lạ lẫm lúc mới sang. Thế nhưng được bốn, năm tháng sau thì số lần nói chuyện bắt đầu giảm dần vì cả hai không tìm ra được chuyện gì để nói với nhau nữa, mỗi người đã quen với cuộc sống không có người kia. Và kết cục cuối cùng cho chuyện tình kéo dài ba năm là đường ai nấy đi.
Trong tình yêu, khoảng cách là một chướng ngại vật để thử thách tình cảm của teen chúng mình, nhưng có lẽ không mấy ai vượt qua được nó. Ở lứa tuổi chúng mình, các bạn dễ dàng ngậm ngùi "say goodbye" với "nửa ấy" vì không thể chịu được cảm giác thiếu vắng và không có người quan tâm kề cận. Vì vậy, nếu có thể, các bạn nên cố gắng hạn chế tối đa sự ngăn cách bởi khoảng cách đối với "người ấy". Và nếu không thể hạn chế được nó thì hãy cố gắng bằng mọi cách quan tâm đến "nửa kia" của mình để họ không cảm thấy cô đơn khi không có bạn ở bên.
Dư luận
Tình cảm là thứ xuất phát từ cá nhân hai người, thế nhưng nó vẫn chịu tác động không nhỏ từ những người khác đấy bạn ạ. Hùng và Giang (17t) đang trong giai đoạn tìm hiểu nhau, cả hai đã có cảm tình với nhau nhưng chưa ai dám thổ lộ trực tiếp. Nhưng rồi chỉ vì những tin đồn về người yêu cũ của Hùng và những lời khuyên bóng gió của bạn bè, Giang đã quyết định từ bỏ mối tình còn chưa kịp nảy mầm của mình. Trong trường hợp này, rõ ràng là Giang đã không đủ can đảm để vượt lên khỏi dư luận và bảo vệ tình cảm của mình rồi.
Đôi khi, những lời nói, bàn tán từ bạn bè có thể không chính xác, hoặc đã được thêm thắt từ một vài người "rỗi việc" mà được đồn thổi gần xa. Hơn nữa teen lại rất dễ bị "lung lay" bởi lời đồn thổi của dư luận. Giải pháp cho vấn đề này nằm ở chính bản thân chúng mình thôi, khi nhận được các thông tin trái chiều về "người ấy", chúng mình phải tìm hiểu rõ ràng và cần có cơ hội hỏi trực tiếp "người ấy". Tránh vì những hiểu lầm ngớ ngẩn mà bỏ qua một tình yêu đẹp, teen ạ.
Kết
Tình cảm tuổi teen chúng mình tuy rất dễ tan vỡ, nhưng cũng không phải vì thế mà chúng ta... không dám yêu. Ngược lại, hãy bảo vệ nó tránh xa những "hiểm họa" kề cận. Và quan trọng hơn cả, tình yêu chỉ có thể tồn tại bởi sự tin tưởng và chân thành, bạn nhé!
Theo Bưu Điện Việt Nam
Tại số phận hay tại tôi? Có phải tình yêu giống như một vật làm bằng thủy tinh, để làm được nó thì rất khó, nhưng lại rất dễ vỡ. Khi nó vỡ rồi thì những mảnh vỡ đó có thể làm ta chảy máu. Tôi vẫn đang nhặt những mảnh vỡ của tình yêu, nó đã làm trái tim tôi rỉ máu. Tôi đang xếp nó lại và...